Bé trai hơn một tuổi tiểu ra máu vì bệnh tưởng chỉ có ở người lớn

Bé N.H.H.Đ. (15 tháng tuổi, Nghệ An) vào viện vì tiểu máu kèm đau buốt, được chẩn đoán viêm bàng quang, nhiễm khuẩn tiết niệu dưới.

Trường hợp khác, bé N.N.D. (4 tháng tuổi, Nghệ An) phải nhập viện vì sốt cao liên tục, nước tiểu đục. Xét nghiệm cho thấy bé có chỉ số viêm rất cao, siêu âm phát hiện dị dạng hệ thống thận tiết niệu.

Chỉ một tháng gần đây, khoa Tim mạch, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, tiếp nhận hơn 10 bệnh nhi nhập viện vì nhiễm khuẩn tiết niệu.

Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) từng tiếp nhận bé trai mới 3 tháng tuổi, bị nhiễm trùng tiểu nhiều lần, hẹp đường dẫn nước tiểu bẩm sinh và đã được phẫu thuật sửa chữa.

Sau ca mổ, chức năng thận cải thiện rõ nhưng hơn một năm sau, bệnh nhi xuất hiện nhiều đợt nhiễm trùng đường tiểu tái phát. Hình ảnh X-quang bàng quang niệu đạo lúc tiểu của trẻ cho thấy có dị tật trào ngược bàng quang niệu quản đi kèm. Nếu không điều trị, chức năng thận của bé trai sẽ bị ảnh hưởng, cuối cùng là suy thận.

TS Nguyễn Thu Hương, Trưởng khoa Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý nhiễm trùng thường gặp ở trẻ em, đứng thứ 3 sau các bệnh nhiễm trùng hô hấp và tiêu hóa.

Bệnh có xu hướng gia tăng trong mùa hè. Trẻ mắc bệnh ở mọi lứa tuổi, không loại trừ trẻ sơ sinh cũng có thể mắc phải.

Be trai hon mot tuoi tieu ra mau vi benh tuong chi co o nguoi lon

Bị nhiễm khuẩn tiết niệu, trẻ thường sốt cao liên tục trên 39 độ C, khó hạ được sốt ngay. Ảnh minh họa 

Nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ là vi khuẩn, đứng đầu là các vi khuẩn đường ruột như E.coli, Enterococcus… Bị nhiễm khuẩn tiết niệu, trẻ thường sốt cao liên tục trên 39 độ C, khó hạ được sốt ngay. Trẻ chỉ hạ sốt khi đã điều trị kháng sinh đúng chủng loại có khả năng tiêu diệt được vi khuẩn sau 3-5 ngày.
Dấu hiệu trẻ bị nhiễm trùng tiết niệu
Các bác sĩ khoa Tiết niệu, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho hay khi thấy con có các biểu hiện rối loạn tiểu tiện, cha mẹ cần lưu ý.
Đơn cử, trẻ tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt, khi đi phải rặn, có những trẻ rặn đỏ mặt… là dấu hiệu gợi ý. Trẻ tiểu nhiều về đêm, nước tiểu có màu trắng đục (có khi trẻ tiểu toàn ra mủ trắng), nhiều cặn lắng đọng, mùi khai hoặc nặng mùi hơn bình thường… cũng là biểu hiện cần lưu tâm.
Vì khó chịu, thậm chí đau, nhiều trẻ la hét hoảng hốt khi đi tiểu. Cha mẹ có thể để ý thấy bàn tay của trẻ có mùi khai do trẻ luôn nắm hoặc kéo bộ phận sinh dục khi đi tiểu...
Nhiễm khuẩn tiết niệu có nhiều dạng biến chứng, có thể xuất hiện những biễn chứng toàn thân nguy hiểm như nhiễm trùng máu, nhiễm trùng gây hoại tử ống thận bể thận.
Bệnh nếu để lâu cũng có thể gây ra thận ứ mủ, viêm quanh thận, viêm kẽ thận, trào ngược bàng quang niệu quản âm thầm gây ra suy thận. Nhiễm khuẩn tiết niệu để lại sẹo thận, nếu không phát hiện điều trị dứt điểm, bệnh sẽ nặng hơn.
Trẻ nào dễ mắc bệnh?
- Trẻ dưới 2 tuổi: Do cơ chế miễn dịch chưa đầy đủ.
- Trẻ có bất thường hệ tiết niệu: Các bệnh lý đường tiết niệu làm cho nước tiểu của trẻ không được lưu thông tốt, gây ứ đọng nước tiểu chiếm 70% các trường hợp nhiễm bệnh.
- Chít hẹp bao quy đầu; dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh; ứ nước bể thận do chít hẹp khúc nối bể thận niệu quản; sỏi bàng quang niệu quản.
- Bàng quang thần kinh: Bàng quang giãn to mất trương lực co bóp hoặc rối loạn trương lực co bóp không đẩy hết được nước tiểu ra ngoài sau mỗi lần đi tiểu.
- Trẻ mắc các bệnh gây suy giảm sức đề kháng như: Nhiễm virus cúm, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường hô hấp, ỉa chảy có mất nước nặng.
- Sau các thủ thuật xâm lấn có đặt ống thống tiểu nhưng không đảm bảo vô khuẩn.
- Tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài; táo bón; điều kiện vệ sinh kém; thói quen nhịn tiểu và uống nước ít của lứa tuổi nhà trẻ cũng dễ khiến trẻ bị nhiễm khuẩn tiết niệu.
Để phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu cho trẻ, phụ huynh cần quan tâm đến việc vệ sinh và sinh hoạt thường ngày của trẻ.
Trẻ nhỏ cần lau khô và thay tã ngay sau khi đi vệ sinh, cần xem có cặn trắng ở bỉm không mỗi khi thay bỉm.
Với trẻ gái, cha mẹ nên vệ sinh từ trước ra sau (vệ sinh từ lỗ tiểu ra sau hậu môn) để tránh vi khuẩn vào lỗ tiểu gây nhiễm trùng ngược dòng. Trong khi với trẻ trai, cha mẹ quan sát trẻ đi tiểu nếu thấy phồng bao quy đầu hoặc tia tiểu nhỏ cần cho trẻ khám ngay vì có thể do dài hoặc hẹp bao quy đầu.
Hướng dẫn và tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng cách hay cho trẻ uống đủ nước hàng ngày, ăn uống đảm bảo vệ sinh với các loại rau củ quả để tăng lượng nước làm cho hệ bài tiết nước tiểu của trẻ được tốt hơn là lời khuyên hữu ích.
Khi phát hiện trẻ có các bất thường về hệ tiết niệu cần đến khám để phẫu thuật sớm trả lại chức năng sinh lý, chống nhiễm khuẩn tiết niệu do ứ trệ dòng chảy của nước tiểu.

Lạnh chân là tín hiệu cảnh báo cơ thể đang chống chọi với loại bệnh này

Theo Jason R. McKnight – bác sĩ y học gia đình tại Đại học Y Texas (Mỹ), nếu không phải do thời tiết mà bạn vẫn lạnh chân, hãy lập tức đi khám ngay bởi đó là dấu hiệu của 5 loại bệnh đáng sợ sau.

Bàn chân là nơi mà chúng ta ít chăm sóc và để tâm nhất bởi nó nằm phía dưới. Thế nhưng, đừng vội coi thường vì nó còn được gọi là "trái tim" thứ hai của cơ thể, có liên hệ mật thiết với nhiều cơ quan nội tạng khác nhau. Một khi nó bắt đầu xuất hiện những thay đổi bất thường thì bạn cần phải chú ý ngay, nhất là luôn lạnh chân.

Lạnh chân là một phản ứng bình thường khi gặp lạnh, bởi cơ thể sẽ ưu tiên truyền máu và làm ấm các cơ quan sống còn trước rồi mới đến các chi. Thế nhưng theo Jason R. McKnight – bác sĩ y học gia đình tại Đại học Y Texas (Mỹ), nếu không phải do thời tiết mà bạn vẫn lạnh chân, hãy lập tức đi khám ngay bởi đó là dấu hiệu của 5 loại bệnh đáng sợ sau:

Người mắc 5 loại bệnh sau nếu ăn thịt lợn sẽ gặp họa vào thân

Dù có thèm đến mấy, nhưng theo chuyên gia dinh dưỡng, những người mắc các loại bệnh dưới đây thì không nên ăn thịt lợn để đảm bảo sức khỏe.

Mặc dù các chuyên gia dinh dưỡng không khuyên bạn nên kiêng hoàn toàn thịt lợn, nhưng nếu mắc phải các loại bệnh như: Béo phì, cao huyết áp, tim mạch, sỏi thận, máu nhiễm mỡ cao, gout... thì bạn nên hạn chế ăn những món ăn được chế biến từ thịt động vật như thịt lợn.
Nguoi mac 5 loai benh sau neu an thit lon se gap hoa vao than

Dù có thèm đến mấy nhưng có một số loại bệnh cần phải kiêng hoặc hạn chế ăn thịt lợn. Ảnh minh họa. 

Người mắc bệnh thừa cân, béo phì

Đây là căn bệnh phổ biến trên thế giới vào thời điểm này, những người nằm trong danh sách béo phì rất khổ sở khi phải tuân thủ đúng chế độ dinh dưỡng để kiểm soát cân nặng của mình. Tuy nhiên, người mắc bệnh béo phì vẫn có thể ăn thịt lợn, nhưng nên ăn thịt nạc thay vì thịt mỡ. Bởi thịt nạc chứa nhiều protein còn thịt mỡ chứa nhiều chất béo. Nếu ăn quá nhiều thịt mỡ sẽ dẫn đến chứng béo phì gây hại cho sức khỏe.

Nguoi mac 5 loai benh sau neu an thit lon se gap hoa vao than-Hinh-2

Người mắc bệnh béo phì vẫn có thể ăn thịt lợn nhưng với chế độ nghiêm ngặt. Ảnh minh họa 

Người mắc bệnh sỏi thận

Sỏi thận là căn bệnh thuộc đường tiểu - sinh dục phổ biến thứ 3 sau các bệnh viêm nhiễm và tuyến tiền liệt. Một chế độ ăn lành mạnh dưới đây phần nào giúp bạn giảm tình trạng bệnh. Do vậy, bạn nên hạn chế ăn các loại thịt động vật như thịt lợn và thịt bò vì đây là những thực phẩm rất giàu protein. Bởi nhiều protein trong chế độ ăn uống sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi.

Người mắc bệnh gout

Nhiều người vẫn biết, bị bệnh gout phải hạn chế ăn các loại thịt đỏ (thịt bò). Tuy nhiên, rất nhiều người đặt câu hỏi: có cần phải hạn chế thịt lợn như hạn chế thịt bò không? Bàn về chế độ ăn cho người bị bệnh gout, Ths.BS Nguyễn Văn Tiến – Viện Dinh dưỡng Quốc gia phân tích trên báo Sức khỏe & đời sống, điều trị bằng chế độ ăn cho người bệnh gút thích hợp: vừa giảm tổng hợp axit uric vừa tăng đào thải axit uric qua thận. Chế độ ăn có vai trò rất quan trọng trong điều trị cơn gút cấp tính, mạn tính và có tác dụng làm giảm các cơn cấp của gút mạn tính.

Bác sĩ Tiến khuyến cáo, người có bệnh gút vẫn cần ăn chất đạm động vật nhưng không quá 100gam/ngày, thịt lợn chỉ nên ăn 2-3 lần/tuần, không nên thường xuyên chỉ ăn thịt lợn.

Người bị cao huyết áp, tim mạch

Đối với những người bị cao huyết áp, dinh dưỡng cũng chính là một “liều thuốc” để điều trị bệnh. Những loại thịt động vật như thịt lợn rất giàu protein nhưng nạp quá nhiều vào cơ thể có thể dẫn đến dư thừa, tăng cholesterol trong máu và dẫn đến nguy cơ xơ vữa động mạch, co mạch máu, từ đó tăng huyết áp.

Người bệnh cũng không cần kiêng hoàn toàn mà có thể kiểm soát một lượng vừa đủ trong thực đơn để đảm bảo cơ thể vẫn hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Nên chọn phần thịt lợn chứa ít chất béo như thịt thăn. Theo chuyên gia, người bệnh cao huyết áp chỉ nên ăn khoảng 100gr thịt/ngày là phù hợp.

Người bị máu nhiễm mỡ cao

Máu nhiễm mỡ là chứng bệnh nguy hiểm và ngày càng phổ biến. Để kiểm soát tình trạng sức khỏe, những người mắc bệnh này cần lưu ý chế độ dinh dưỡng hợp lý. Thịt lợn và các sản phẩm của chúng như xúc xích, thịt xông khói... chứa nhiều chất béo, cholesterol xấu nên tác động không tốt cho người bị máu nhiễm mỡ. Do vậy, người mắc bệnh này chỉ nên tiêu thụ khoảng 140 g thịt mỗi ngày.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.