Bé trai bị nhỏ nhầm axit vào mũi

Người mẹ đã lấy lọ thuốc nhỏ mũi cho con mà không biết rằng dung dịch bên trong là axit dùng để tẩy nốt ruồi.
 

Thông tin ngày 25/10 từ Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương (Hà Nội) cho biết các bác sĩ khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ vừa tiến hành phẫu thuật nội soi tách dính niêm mạch hốc mũi, đồng thời tạo hình chít hẹp cửa mũi trước cho bé trai 2 tuổi ở Ninh Bình.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Nhật Linh - Phó trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương - cho biết tiền đình mũi trái của bé bị hẹp, hốc mũi phù nề nên khó quan sát. Việc thở bằng mũi trái khó khăn. Má bé còn có 2 vết sẹo to và khá dài do axit chảy xuống.
Gia đình cho biết khi bé được 4 tháng tuổi, về ngoại chơi, bị sổ mũi. Mẹ bé lấy lọ thuốc nhỏ mũi còn nguyên nhãn mác để nhỏ cho con. Tuy nhiên, dung dịch bên trong không phải thuốc mà là axit chloroactetic do dì của bé cho vào để tẩy nốt ruồi.
Be trai bi nho nham axit vao mui
 Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Nhật Linh thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: D.H.
Khi nhỏ thuốc, mũi bé bốc khói trắng mỏng. Nạn nhân khóc thét. Quá hoảng sợ, gia đình không kịp sơ cứu, đưa con vào bệnh viện ở địa phương, sau đó, chuyển lên Viện Bỏng Quốc gia điều trị trong tình trạng niêm mạc mũi họng phù nề, tổn thương hoại tử trắng, sung huyết, tiết dịch mạnh. Vùng má phải có hai vết bỏng do axit (theo hình nước chảy) xuống vùng dưới cằm cổ, hoại tử da độ II, III.
Sau một thời gian điều trị ổn định, gần đây, thấy con có biểu hiện khó thở, phải thở bằng miệng, ăn uống khó khăn, gia đình đưa trẻ đến Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương thăm khám.
Sau khi hội chẩn cùng đoàn chuyên gia nước ngoài, các bác sĩ cho biết trẻ bị sẹo hẹp tiền đình mũi trái sau khi bỏng axit. Bệnh nhân đã được phẫu thuật chỉnh hình sẹo hẹp mũi trái.
"Các chuyên gia đã tiến hành nội soi tách dính cuốn dưới và vách ngăn 2 bên, rạch phần sẹo cửa mũi trái, mở rộng cửa mũi. Tiếp đó, ống nong bằng silicon được đặt vào hốc mũi 2 bên cho trẻ trong một tháng. Đây là trường hợp tương đối phức tạp vì nguy cơ sẹo hẹp tiền đình mũi có tỷ lệ tái phát rất cao. Các nghiên cứu ở nước ngoài cũng cho thấy rõ điều này", bác sĩ Linh cho hay.
Các bác sĩ đã tiêm thuốc chống sẹo lồi cho bé trai trong quá trình phẫu thuật. Sau phẫu thuật, bé tiếp tục được tiêm định kỳ thuốc chống sẹo lồi mỗi tháng một lần, trong vòng 6 tháng.

Gia đình nạn nhân tử vong ở viện K nói gì?

(Kiến Thức) - Gia đình bệnh nhân T.T.L. vẫn đang bức xúc, cho rằng bệnh viện K (cơ sở 3) phủi trách nhiệm trước cái chết của chị L. sau khi tiêm thuốc cản quang.

Liên quan đến vụ việc nữ giáo viên tử vong bất thường sau khi tiêm thuốc cản quang ở Bệnh viện K (cơ sở 3, Hà Nội), sáng ngày 3/10, trao đổi với PV Kiến Thức, anh Doãn Hoàng Tính (39 tuổi, quê Nghệ An) vẫn vô cùng bức xúc, cho biết: "Người tử vong là chị của tôi, tên T. T. L. (45 tuổi, ở Quỳnh Lưu, Nghệ An). Trước đó, hè năm nay chị tôi đi khám ở Bệnh viện Đa khoa Nghệ An (tỉnh Nghệ An) thì phát hiện bị ung thư cổ tử cung, sau đó chị đã tiến hành mổ và cắt.
Đến hôm thứ 5 (tức ngày 28/9), chị tôi đến Bệnh viện Đa khoa Nghệ An kiểm tra lại thì bác sĩ bảo ung thư cổ tử cung lại chồi lên nên đã tiến hành đốt. Bác sĩ bảo nếu muốn an tâm hơn thì có thể ra Hà Nội khám lại”.

Vì sao nữ sinh ngoan hiền, học giỏi uống thuốc diệt cỏ tự tử?

Nữ sinh lớp 8 ở Bà Rịa - Vũng Tàu được đánh giá ngoan hiền, chăm chỉ đột nhiên uống thuốc diệt cỏ tự tử khiến gia đình và người thân bất ngờ.

Thời gian qua, người dân ở thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu bàn tán xôn xao câu chuyện em Trần Thị Hồng Th. (học lớp 8 trường THCS Đất Đỏ, thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ, Bà Rịa – Vũng Tàu) uống thuốc diệt cỏ tự tử.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.