Mâm ngũ quả, nghĩa là mâm bày 5 loại quả, tương ứng với 5 màu theo ngũ hành. Theo quan niệm của người phương Đông, các màu quả cần có là: đen, đỏ, xanh, trắng, vàng, lần lượt tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Thông thường, mâm ngũ quả không thể thiếu nải chuối, và nhất định là chuối còn xanh. Màu xanh của chuối được coi là Hành Mộc. Nải chuối có các quả bao lên như bàn tay, có ý che chở, sự sung túc, đùm bọc và gắn kết. Thực tế là trên mâm ngũ quả, nải chuối cũng bao bọc, nâng đỡ các loại quả khác.
Giữa nải chuối thường là quả bưởi màu vàng (ứng với Hành Thổ), ý nghĩa là cầu phúc lộc (nhiều người cũng dùng quả phật thủ hay quả lựu chín vàng).
Trên mâm, Hành Hỏa là các loại quả có màu đỏ (thường là dưa hấu) và Hành Kim là những loại quả có màu trắng sáng quả đào, quả roi ở miền Bắc; Hành Thủy được tượng trưng bằng quả có màu đen, sẫm như mận, hồng xiêm.
Việc chọn quả theo màu sắc của Ngũ Hành được thì càng tốt, nhưng không thì vẫn có thể chọn quả những quả theo nghĩa riêng, thể hiện mong muốn của gia chủ.
Vậy theo quan niệm ngũ hành, bày dưa hấu trên bàn thờ hoàn toàn nên là bởi:
Màu đỏ tươi, ngọt lịm báo hiệu những điều tuyệt vời sẽ đến trong năm nay. Ngược lại, nếu chẳng may chọn phải những quả úa màu, ruột bị rỗng và màu không đỏ sẽ không mang đến nhiều may mắn, tài lộc nhiều. Chính vì thế khi chọn dưa ngày Tết mọi người nên chú ý để chuẩn bị được chu đáo hơn.
Ngoài ra, có thể bày thêm một số loại quả khác:
Cam, quýt, quất
Theo phong thủy thì các loại trái cây có hình dáng của mặt trời và màu cam, vàng sẽ mang đến nguồn năng lượng tích cực, phúc khí, tiền tài cho gia đình.
Ngoài ra, các bạn còn có thể chọn những chậu quất bày trí trong nhà thay cho mâm ngũ quả cũng được xem là rất tốt, những chậu quất xum xuê, xanh mát sẽ mang đến sự hưng thịnh về tiền bạc cho cả gia đình.
Quả sung
Những quả sung be bé như thế lại được tìm kiếm mua trong những ngày Tết rất nhiều. Bởi trong những ngày đầu năm mới, người ta thường rất muốn cả gia đình được đầy đủ các thành viên để cùng nhau hưởng trọn không khí của ngày Tết. Ngoài ra, quả sung còn tượng trưng cho sự sung túc về vật chất, tinh thần, tràn đầy sự sống.
Xoài
Đây có lẻ là loại quả người ta ngại chưng trong ngày Tết bởi lẻ khi phát âm thường ra thành tiếng “xài” nên sẽ chẳng ai muốn trong năm mới lại phải xài nhiều. Thực ra, theo quan niệm dân gian ngày xưa, “xài” ở đây có ý nghĩa là Tết sẽ được tiêu xài thỏa thích, không lo thiếu thốn. Quả xoài sẽ mang đến cho gia chủ một năm mới hạnh phúc, ấm no và chi tiêu thoải mái không lo thiếu thốn.
Quả dừa
Theo tục lệ Tết ở người Nam bộ, quả dừa là quả không thế thiếu trong mâm ngũ quả. Trước là để chưng, sau là sẽ uống. Vào lúc thời điểm giao thừa, quả dừa sẽ được bổ ra, các thành viên trong gia đình sẽ uống phần nước dừa đó để được bình an, tràn đầy sức khoẻ.
Đu đủ
Đúng như tên gọi của loại quả này, chúng xuất hiện trong mâm ngũ quả có ý nghĩa sự cầu tài lộc của gia chủ. Một năm mới được đầy đủ, thịnh vượng, không lo thiếu thốn.
Quả khóm (thơm, dứa)
Ở miền Nam gọi là quả khóm, miến Bắc gọi là quả thơm. Nếu chưng chúng trong ngày tết đều có ý nghĩa là mang sự may mắn, thơm tho, sung túc đến cho cả gia đình. Những chồi tươi tốt bung xòe nở đều trên quả dứa mang thêm ý nghĩa của sự phát triển mạnh mẽ trong công việc làm ăn, hay ngụ ý mong muốn con cháu đầy nhà.
Đối với ngày Tết cổ truyền Việt Nam thì mâm ngũ quả được bày biện có ý nghĩa như một cầu khẩn gửi đến các vị tổ tiên, Trời Phật. Cầu mong một năm mới được đầy đủ, ấm no, thình vượng. Chính vì thế, để chọn đúng những loại quả có ý nghĩa thì chúng ta cần nên thận trọng tham khảo ý kiến của người lớn tuổi hoặc qua sách, báo,… Không nên tùy tiện chọn để tránh những điều xui rủi đáng tiếc không nên có.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo.