“Bẫy chết người” từ việc dùng lại thùng hóa chất

(Kiến Thức) - Các chuyên gia cho rằng, cơ thể bị phơi nhiễm hóa chất từ việc dùng lại các thùng đựng hóa chất là điều khó tránh khỏi.

Bày bán đủ loại thùng chứa hóa chất 
Qua khảo sát sơ bộ của phóng viên, gần 80% người dân thuộc xã Long Tân và Phú Thạnh thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai sử dụng lại những thùng đựng hóa chất để đựng nước sinh hoạt cho gia đình. 
Tại nhà chị Trần Thị Tính, xã Phú Thạnh, chiếc thùng nhựa trắng đựng nước ăn được đặt trên giá sắt cao, nối với các thùng xanh chứa nước ăn dưới đất và chứa nước tắm. Chị Tính cho biết: "Tôi mua thùng này từ năm 2012 khoảng 200.000đ, về ngâm phèn chua lâu ngày rồi mới sử dụng, bình này đựng hóa chất ở một công ty kinh doanh hóa chất trên địa bàn. Về khử sạch hóa chất bằng phèn chua, xà bông ngâm vài tháng là dùng đựng nước ăn, đâu có sao!". 
Chỉ về phía góc vườn trước sân nhà, ông Nguyễn Văn Bảy ở cùng ấp cho hay: "Gia đình cháu tôi dùng loại thùng 1.000 lít này đựng nước ăn cũng cả năm nay rồi đâu có sao. Ăn thua là mình rửa, tẩy sạch hóa chất thôi!". 
Tại vựa ve chai của ông Phạm Đức Lợi, chiếc thùng trắng 1.000 lít được bày bán ngoài cổng. Quan sát bên trong thùng chứa một lớp chất keo màu đen mà ông Lợi cho biết đó là dầu nhớt, nhưng khi ông Lợi mở nắp thùng thì mùi hăng khó chịu như mùi thuốc trừ sâu xông lên gây choáng váng, nhức đầu. 
Ông Lợi chào mời: "Có 3 cái đã bán 2 còn cái này. Nhiều người hỏi mua mà phải chờ có đợt thì công ty hóa chất mới chuyển ra. Đây là thùng đựng hóa chất nhưng nhựa tốt, về chỉ việc lấy xà bông ngâm rửa là dùng được, người ta thường dùng đựng nước ăn đâu có bệnh tật gì!".
Ghé vào vựa ve chai trên đường 25B (xã Long Tân), anh Trần Công Minh chủ tiệm mang ra những thùng nhựa xanh giới thiệu: "Thùng này dùng nhiều công dụng, đựng nước, gạo, đỗ đều được hết. 160.000đ/thùng về tự rửa, nếu lấy 10 thùng trở lên giảm 10.000đ/cái. Mấy loại thùng nhựa này đựng hóa chất dệt nhuộm, chất tẩy rửa... từ các công ty sản xuất, kinh doanh hóa chất nên về chỉ việc lấy nước rửa chén ngâm là sạch!". 
Quan sát trên vỏ thùng chúng tôi thấy vẫn còn nguyên nhãn mác của công ty và thành phần hóa chất chỉ còn mờ mờ do bị tẩy xóa, cùng với dòng khuyến cáo "Đọc kỹ tài liệu trước khi sử dụng. Mang bảo hộ lao động trước khi dùng"...  
Người dân lựa mua những loại thùng này về sử dụng.
Người dân lựa mua những loại thùng này về sử dụng.  
Nguy hiểm cho sức khoẻ 
GS.TSKH Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện TN&MT, trường Đại học Nguyễn Tất Thành, TPHCM cho rằng, trong các chất tẩy rửa, dầu nhớt, hóa chất dệt nhuộm đều có các chất độc hại, khó xử lý bằng tẩy rửa, xà bông không thể tẩy sạch những hóa chất này, tồn dư của nó vẫn còn trong thùng. Thành phần trong hóa chất dệt nhuộm thường có các hợp chất hữu cơ nhuộm, hóa chất mang màu ngấm vào vải để giữ màu, toluen, benzen, nguy hiểm nhất là các kim loại nặng, chính vì thế nước thải của ngành dệt nhuộm rất khó xử lý. 
Sử dụng những thùng chứa hóa chất này vào đựng nước, thực phẩm thì sẽ phơi nhiễm ngấm vào thực phẩm, dù không phát bệnh hay ngộ độc chết ngay nhưng sẽ tích lũy ngấm dần vào cơ thể, trong thời gian dài sẽ phơi nhiễm gây các bệnh về phổi, gan thận, đường tiết niệu... Chất tẩy rửa thường có chất đa vòng như benzen, sút ăn mòn kim loại, ăn mòn da. Hợp chất tẩy rửa có độ oxy hóa cao, tác hại ăn mòn da gây bệnh đường tiêu hóa.
Theo TS Hà Thúc Chí Nhân, Khoa Khoa học Vật liệu, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TPHCM, mục đích sản xuất những loại thùng này là dùng đựng hóa chất, dung môi nên hiếm có loại sản xuất bằng nhựa nguyên sinh, trong đó đa số là dùng nhựa tái chế hoặc trộn bột đá canxi cacbonat để giảm giá thành. Chính nhựa này làm cho hợp chất hữu cơ bên ngoài hấp thụ vào lớp vật liệu của thùng. Như vậy, cấu trúc bề mặt thùng sẽ không đồng nhất và sẽ bị rỗ, do đó canxi cacbonat dễ hấp thụ các chất hữu cơ vào cấu trúc thùng nhựa, nên dù có tẩy rửa thì chỉ là sạch bề mặt thùng. 
Sau một thời gian sử dụng, các thành phần hóa chất độc hại sẽ thôi nhiễm ra ngoài, dễ dàng ngấm vào nước và thực phẩm gây độc. Sau khi nhiễm các thành phần độc hại, người sử dụng khó xác định được nguyên nhân gây nên bệnh ngoài da, tiêu hóa, viêm loét dạ dày... 
(còn tiếp)
Thùng chứa hóa chất thuộc rác thải độc hại, nên tiêu hủy theo quy định. Nếu tái sử dụng thì chỉ được dùng chứa hóa chất và chất thải hoặc xay nát thành nhựa tái chế sản xuất sản phẩm nhựa dùng trong công nghiệp hóa chất.
TS Hà Thúc Chí Nhân

Cách để rau bay bớt hóa chất

- Hỏi: Rau ăn bây giờ hay bị nhiễm hóa chất tồn dư. Mặc dù đã rửa rất kỹ nhưng tôi vẫn luôn có cảm giác không yên tâm. Có nên mua rau về để vài ba ngày cho bay bớt hóa chất hay không?
Nguyễn Thúy Hằng (Cầu Giấy, Hà Nội).

 
Ông Nguyễn Duy Long, Cửa hàng rau quả Long Phương, Nghĩa Tân, Hà Nội tư vấn:
Rau ăn được chia làm các loại khác nhau như rau lá, củ quả và hoa. Mỗi loại sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn khác nhau nên khi rửa cần phân loại để làm sạch.

Cách phát hiện giấy chứa chất gây ung thư

- Chất huỳnh quang được đưa vào giấy nhằm mục đích tăng sáng. Chất này có trong giấy bao gói thực phẩm, giấy vệ sinh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng, không ngoại trừ là chất gây nên căn bệnh quái ác là ung thư. Ở nước ngoài chất này đã bị cấm sử dụng.


Cho thêm chất phát quang để tăng độ trắng

Trước sự việc nhiều nước thu hồi cốc, đĩa và giấy vệ sinh chứa chất huỳnh quang làm trắng, TS Đặng Văn Sơn, Phó trưởng phòng Kỹ thuật, Tổng Công ty giấy Việt Nam cho hay, chất huỳnh quang được sử dụng trong giấy nhằm mục đích khiến mắt thường nhìn vào có cảm giác giấy trắng hơn. Chất này thường được đưa vào sau khi giấy đã được tẩy trắng bằng một số hóa chất khác.

Một chuyên gia xin giấu tên làm trong ngành giấy cho KH&ĐS biết, giấy nguyên thủy có màu vàng ngà, độ trắng không cao. Tuy nhiên, vì thị hiếu thị trường của người tiêu dùng thích giấy trắng, giấy đẹp nên một số nhà sản xuất đã cho thêm chất huỳnh quang nhằm mục đích làm tăng sự phản quang của giấy, tức tăng độ trắng. Lúc này, nhìn bề ngoài giấy trắng hơn.

"Cách đây khoảng 10 - 20 năm đây là hóa chất đặc biệt, chưa được dùng vào trong giấy. Nhưng gần đây chất này được sử dụng khá bừa bãi trong sản xuất giấy do chưa được kiểm soát... Trên thế giới người ta cấm tuyệt đối không được cho chất tăng trắng, cụ thể là chất huỳnh quang, vào các loại giấy bao gói thực phẩm, giấy làm cốc đĩa ăn, giấy vệ sinh. Bởi các chất này có nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ người dân, trong đó không loại trừ ung thư", vị này phân tích.

TS Đặng văn Sơn cũng cho biết thêm, chất tăng trắng thường được dùng với hàm lượng nhỏ, như 1 tấn nguyên liệu chỉ cần 1kg. Tuy nhiên, vấn đề là nguồn gốc xuất xứ hóa chất đó từ đâu, đã được đánh giá chỉ tiêu an toàn hay chưa. Riêng như hóa chất tẩy trắng cũng có rất nhiều loại, chất lượng, tác hại khác nhau, rất khó kiểm soát. Vì thế, giấy càng trắng càng có nhiều nguy cơ cho người tiêu dùng hơn. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.