Bất ngờ với những công dụng kỳ diệu của muối

Hạt muối rất quen thuộc trong mỗi căn bếp, nhưng nó có rất nhiều công dụng thực tế chưa được biết đến. Thử ngay các mẹo hay dưới đây bạn sẽ bất ngờ.

- Rắc muối làm sạch vòi và vòi hoa sen: Thông thường vòi hoa sen để lâu này dễ hình thành cặn trắng khó loại bỏ. Thực tế, muối có thể giải quyết vấn đề này rất tốt. Đầu tiên, chúng ta làm ướt vòi hoặc đầu vòi hoa sen, sau đó rắc một nắm muối lên trên, cuối cùng dùng bàn chải đánh răng cũ chà sạch. Vì muối có dạng hạt nên sẽ tăng ma sát trong quá trình làm sạch, loại bỏ cặn tốt hơn và giữ cho thiết bị vệ sinh phòng tắm luôn sạch sẽ, sáng bóng.

Bat ngo voi nhung cong dung ky dieu cua muoi
 

- Rắc muối lên sàn nhà vệ sinh: Mỗi lần lau sàn nhà tắm bằng nước sạch, chúng ta thường có cảm giác không sạch sẽ và vệ sinh hoàn toàn. Lúc này, chúng ta có thể sử dụng phương pháp an toàn nhất - nước muối! Bản thân muối đã có tác dụng diệt khuẩn nên hòa tan muối trong nước và sử dụng có thể đạt được tác dụng diệt khuẩn. Vì vậy khi lau sàn, chúng ta thêm vào một lượng nhỏ muối vào chất tẩy rửa rồi hòa vào nước để cải thiện hiệu quả làm sạch.

- Rắc một nắm muối vào bồn cầu: Rắc muối vào bồn cầu là một mẹo hay được nhiều người áp dụng, đem lại nhiều lợi ích có thể khiến bạn bất ngờ. Muối, đặc biệt là loại muối hạt, do có khả năng diệt khuẩn nên muối giúp trung hòa mùi hôi của bồn cầu có hiệu quả. Muối góp thành phần quan trọng trong công thức làm sạch nhà vệ sinh. Muốn nhà vệ sinh sạch bong bạn chỉ cần bỏ một lượng muối thích hợp vào bồn cầu và ngâm qua đêm, sau đó xả lại bằng nước sạch để khử mùi hôi. Mọi mùi không mong muốn đều được muối hấp thụ và khử đi một cách hiệu quả. Việc xả bồn cầu bằng muối có thể tiêu diệt vi trùng trong bồn cầu và giúp bồn cầu sạch sẽ, hợp vệ sinh hơn.
- Rắc muối thông tắc chất thải: Chỉ với vài hạt muối bạn cũng có thể làm sạch chất thải và thông tắc bồn cầu rất hiệu quả lại không tốn kém. Bạn lấy một cốc muối đầy và đổ vào bồn cầu rồi để qua đêm. Sáng hôm sau lấy nước nóng đổ vào bồn cầu. Đây là cách thông tắc bồn cầu đơn giản và vô cùng tiết kiệm.
 - Muối tẩy vết ố vàng: Loại bỏ các vết ố vàng cứng đầu khỏi góc phòng tắm, bồn tắm hoặc bồn cầu có thể là một công việc khá khó khăn. Thay vì dùng đến chất tẩy rửa hóa học có tính ăn mòn, bạn có thể dùng muối để chùi rửa. Muối hoạt động như một chất tẩy rửa nhẹ nhàng có thể giúp loại bỏ vết bẩn và cặn mà không làm hỏng đồ sứ.
 - Rắc muối làm sạch vết cháy ở đáy nồi: Trong quá trình nấu nướng, xoong nồi bị cháy là điều không thể tránh khỏi. Để xử lý các vết cháy này, bạn có thể cho muối ăn vào ngâm cùng với nước và đợi 10-20 phút. Vết cháy sẽ tự bong ra, bạn chỉ cần cọ rửa lại bằng nùi sắt là dễ dàng loại bỏ chúng.
 - Giúp làm sạch và thông tắc cống: Muối hòa tan các thứ trong cống bị tắc, đặc biệt là dầu mỡ. Nếu thấy cống càng lúc càng tắc, bạn hãy đổ nửa cốc muối xuống, sau đó là một cốc giấm trắng và baking soda (muối nở). Những thứ gây tắc nghẽn sẽ dễ dàng hòa tan, trôi ra nhanh hơn.
 - Để muối lên vết bẩn trên đồ gỗ: Sử dụng hỗn hợp muối và dầu ô liu, bạn có thể làm cho đồ gỗ trông như mới. Hãy cho một chút muối và dầu vào miếng vải, chà xát trong vài phút, sau đó lau qua bằng một miếng vải ẩm khác và làm khô bề mặt.
 - Muối pha loãng làm dầu gội: Nếu bạn gặp tình trạng tóc dầu và rụng tóc, hãy thử gội đầu bằng nước muối pha loãng, rất phù hợp với những người có mái tóc dầu. Gội đầu bằng nước muối có thể ức chế sự bài tiết chất nhờn, giảm tình trạng dầu của tóc, duy trì sự khỏe mạnh của nang tóc, ngăn ngừa rụng tóc.Lưu ý gội đầu bằng nước nếu cho quá ít muối sẽ không có tác dụng, nếu cho quá nhiều muối sẽ làm tổn thương da đầu. Do đó, chúng ta nên dùng 5-8 thìa muối trong một chậu nước là đủ và nhiệt độ nước nên cao hơn để muối loãng hoàn toàn. Ngoài ra, sau khi gội đầu bằng nước muối, vì đã gội sạch dầu trên tóc nên lúc này tóc rất bết và dễ bị xơ, tốt nhất bạn nên gội lại bằng dầu xả lúc này.
 Nên ăn bao nhiêu muối mỗi ngày là đủ?

WHO khuyến cáo bạn dùng 5g muối ăn/người/ngày sẽ tốt hơn cho sức khỏe, vậy 5 g muối ăn tương đương 2 thìa sữa chua muối/người/ngày.

Tuy nhiên, người Việt có truyền thống dùng nước mắm, xì dầu để chấm (thậm chí dùng để nêm nếm, tẩm ướp thực phẩm).

Thành phần cần giảm (vì ảnh hưởng sức khỏe) trong muối ăn là natri. Thành phần này có cả trong các gia vị để nêm nếm, chấm.

Nếu chấm nước mắm, xì dầu, tẩm ướp thực phẩm, thì cần giảm lượng muối xuống 1/2, tức chỉ khoảng 1 thìa sữa chua muối/người/ngày.

Đáng chú ý khi quy đổi 5g muối, Viện Dinh dưỡng quốc gia hướng dẫn 5g muối tương đương 35g xì dầu (7 thìa cà phê); tương đương 8g bột canh (hơn 1,5 thìa cà phê), 11g hạt nêm (hơn 2 thìa cà phê hạt nêm) và 26g nước mắm (tương đương hơn 5 thìa canh nước mắm).

Nhà rộng cỡ nào thì rắc muối vào góc nhà tác dụng quá mạnh

Ngoài vai trò là gia vị thiết yếu trong nấu nướng hàng ngày, muối ăn còn có nhiều công dụng không ngờ.

Điều tôi muốn giới thiệu hôm nay là tác dụng kỳ diệu của muối ăn. Mặc dù nhiều người thường nghĩ về muối ăn như một loại gia vị nấu nướng, nhưng trên thực tế, nó còn nhiều tác dụng thiết thực khác. Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu một số cách sử dụng muối ăn, để bạn có thể hiểu được nhiều chức năng của chúng.

Ngửi thấy mùi hôi thối, kiểm tra vòi sen phát hiện điều ghê rợn

Khi tắm vào buổi tối, sử dụng vòi hoa sen để rửa mặt và súc miệng, cô Mã chợt thấy mùi hôi thối nồng nặc, nhìn kỹ phát hiện đầu vòi sen đầy phân.

Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, cách đây vài ngày, cô Mã, ở thành phố Hàng Châu, Chiết Giang, liên lạc với truyền thông, tố cáo một khách sạn có điều kiện vệ sinh không đảm bảo lại thái độ với khách hàng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.