Bất ngờ cây mọc hoang ở Việt Nam là thần dược bảo vệ gan

Trên mảnh đất Việt Nam, cây nhân trần, một loài cây hoang bụi mọc dại, được dân gian lưu truyền là một thảo dược độc đáo, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Nhân trần không chỉ là một loại cây được ưa chuộng ở Việt Nam, mà còn được các hệ thống y học truyền thống như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia... coi trọng vì những giá trị quý báu mà nó mang lại.
Đại tá Lương Y Bùi Hồng Minh, Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội, chia sẻ rằng nhân trần là một loại cây mà người dân ta sử dụng để nấu nước uống thay cho chè và nước vối trong những ngày nắng nóng khắc nghiệt. Không chỉ giúp giải nhiệt, nước nhân trần còn có tác dụng lợi cho gan và mật.
Trong Y học Đông y, nhân trần được xếp vào nhóm cây thuốc nam quý, giúp làm mát gan và có tác dụng tốt đối với những người mắc các bệnh lý về gan. Với vị đắng, mùi thơm và tính bình, nhân trần được ghi nhận là thuốc có tác dụng thanh nhiệt, khu phong, trừ thấp và kích thích quá trình tiết mồ hôi. Nó được sử dụng trong việc điều trị nhiều chứng bệnh như tiểu tiện vàng đục, rối loạn tiêu hóa, da vàng và cảm cúm.

Bat ngo cay moc hoang o Viet Nam la than duoc bao ve gan

Cây nhân trần.

"Lá gan nhiễm mỡ sẽ được cải thiện nếu sử dụng nhân trần, một loại cây thuốc nam tốt cho gan", Lương Y Bùi Hồng Minh nói. "Nhân trần có khả năng kích thích quá trình tiết và bài tiết mật, giúp loại bỏ độc tố và làm mát gan. Việc sử dụng từ 10-25g nhân trần nấu thành nước uống mỗi ngày sẽ cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ".
Theo Lương Y Bùi Hồng Minh, nhân trần được sử dụng như một loại thuốc bảo vệ lá gan với các phương pháp sau:
Để làm mát gan và tăng cường bài tiết mật, giải nhiệt, ta sử dụng nhân trần và mã đề phơi khô. Hãm 50g nhân trần với nước sôi mỗi ngày và uống thay cho trà.
Trường hợp bị da vàng, ra nhiều mồ hôi ở đầu, miệng khô, bụng đầy, tiểu tiện khó, sử dụng nhân trần kết hợp với chi tử và đại hoàng sắc. Nước uống này chia làm 3 lần trong ngày.
Đối với người bị viêm túi mật, ta sử dụng nhân trần, bồ công anh và nghệ vàng sắc, uống hàng ngày.
Nhân trần không chỉ là một loại nước giải khát, mà còn là một loại thuốc, do đó sử dụng không đúng cách có thể gây hậu quả đối với cơ thể. Vì khả năng kích thích quá trình tiết mật, sử dụng quá liều nhân trần có thể gây khó tiêu. Ngoài ra, nhân trần cũng có tính lợi tiểu, sử dụng quá nhiều có thể gây mất nước và tình trạng đi tiểu thường xuyên.
Lương Y Bùi Hồng Minh khuyên rằng, chỉ nên sử dụng nhân trần với liều lượng từ 10-25g/ngày. Nếu sử dụng nhân trần như một loại thuốc điều trị, người ta cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trị liệu và bác sĩ Đông y. Hơn nữa, người mắc hạ nhiệt, trẻ em dưới 1 tuổi và phụ nữ mang bầu không nên sử dụng.
Khi mua nhân trần, cần phân biệt với nhân trần Trung Quốc. Nhân trần Việt Nam có thân thảo, cao khoảng 1m, hình trụ thẳng, đôi khi phân cành, nhánh. Lá và phiến lá có hình trứng nhọn, mép răng cưa thưa và cuống lá ngắn. Tràng hoa của cây có màu tím hay lam. Lá có mùi thơm, vị cay hơi đắng.
Nhân trần bồ bồ, còn được gọi là nhân trần hoa đầu, có mùi hắc hơn nhân trần và giá rẻ hơn.
Nhân trần nhiều lá bắc, thuộc họ hoa mõm sói, lá không có cuống, phiến lá dài thon, mọc trên đất phèn và có mùi thơm.

4 loại thực phẩm ngang “thần dược”, mạch máu cực thích

Bông cải xanh, hành tây, cà chua và hồng táo được xem là 4 loại thực phẩm cực tốt cho mạch máu, giúp loại bỏ hoàn toàn chất thải, cặn bã trong mạch máu.

Loại rau tưởng bỏ đi nhưng lại là thần dược

Trong ẩm thực, rau ngổ là một loại rau gia vị được dùng nhiều trong các món ăn như làm rau sống mang lại hương vị đặc biệt thơm ngon và ngăn ngừa nhiều bệnh.

Công dụng rau ngổ

Rau ngổ còn gọi là rau ngổ thơm, rau ngổ trâu, cúc nước. Tên khoa học Enydra fluctuans Lour. (Hingtsha repens Roxb. Tetractis paludosa Blume). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Cây sống nổi hay ngập nước, dài hàng mét, thân hình trụ nhẵn, phân cành nhiều, có mắt. Lá mọc đối, không cuống, phía dưới ôm vào thân, mép có răng cưa, dài 5cm, rộng 6-10mm…

Loại cây này mọc phổ biến trong các ao hồ khắp các tỉnh ở nước ta. Còn thấy ở Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc. Thường hái lá non, dùng tươi hay phơi khô làm thuốc.

Trong rau ngổ có 93% nước, 2,1% protid, 1,2% glucid, 2,1% xenlulosa, 0,8% tro. Ngoài ra, còn 0,72mg% carotene, 0,29mg% vitamin B, 2,11mg% vitamin C, một ít tinh dầu mùi thơm.

Trị đầy hơi, tức bụng, ăn không tiêu: Lấy rau ngổ tươi rửa sạch, mộc hương nam (mua ở các hiệu thuốc nam). Sắc 2 thứ trên với 1 lít nước còn 250ml thì chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.

Trị sỏi thận: Rau ngổ có tác dụng lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn, giãn mạch máu, tăng lọc ở cầu thận; do đó làm tăng lượng nước tiểu, tạo điều kiện cho sỏi thận bị tống ra ngoài. Lấy rau ngổ 50g, để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, pha thêm ít muối, uống làm một lần, ngày hai lần. Dùng 5 - 7 ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với râu ngô, mã đề, cối xay. Kiên trì thực hiện bài thuốc này có kết quả khá tốt. Hoặc dùng rau ngổ giã nhỏ, lấy nước pha ít hạt muối, uống ngày 2 lần vào sáng và chiều (uống liền trong 7 ngày). Hoặc dùng 50 - 100g rau ngổ tươi xay làm sinh tố uống mỗi ngày (uống trong 15 - 30 ngày) hoặc nấu với 2 chén nước, sôi 20 phút để uống.

Trị sỏi mật, sỏi thận (sỏi bùn, đá): 100g rau ngổ tươi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, thêm 1 muỗng canh mật ong uống vào buổi sáng lúc đói, liên tục 10 - 15 ngày.

Trị ban đỏ: Rau ngổ 20g, dây vác tía 20g, măng sậy 10g, đọt tre mỡ 10g, rửa sạch, thái nhỏ, sắc uống trong ngày.

Trị ho, sổ mũi: 15 - 30g rau ngổ tươi, rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống hằng ngày.

Trị cảm ho: Dùng khoảng 20g cây tươi, sắc uống.

Loai rau tuong bo di nhung lai la than duoc

Rau ngổ ăn lượng vừa đủ sẽ tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet.

Những lưu ý khi dùng rau ngổ

Phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau ngổ vì tác dụng giãn cơ phủ tạng có thể gây sẩy thai.

Khi dùng dưới dạng tươi, do thân cây có nhiều lông tơ nên khó rửa sạch hết các vi khuẩn gây bệnh nên khi chế biến các món ăn, nhất là các món ăn sống, cần phải rửa rau cho thật sạch, nếu có thể ngâm thêm với thuốc tím nhằm tránh ngộ độc thức ăn từ rau ngổ; nhúng rau ngổ vào nước sôi có nhiệt độ 40 – 45 độ C để diệt trứng sán (vì những cây sống ở đầm lầy, ao hồ, thường hay có côn trùng hoặc trứng sán bám vào thân, lá cây).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.