Kỳ tích ca ghép tim xuyên Việt thứ 13

Trái tim được hiến tặng của chàng trai 24 tuổi đã vượt chặng đường hơn 600 km từ Bệnh viện Quân y 103 – Hà Nội đến Huế, sau hơn 4 tiếng đã đập lại trong lồng ngực bệnh nhân suy tim.

Theo thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đơn vị vừa thực hiện thành công ca ghép tim xuyên Việt lần thứ 13 với nhiều kỳ tích được xác lập mới. Theo đó, vào ngày 27/11 ngay sau khi nhận được thông tin từ Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia có người cho chết não tại Bệnh viện Quân Y 103, Bệnh viện Trung ương Huế đã cử một ê-kíp bác sĩ lập tức khởi hành đi Hà Nội.

Ky tich ca ghep tim xuyen Viet thu 13
 Hành trình vận chuyển trái tim người hiến về với Huế. 

Chiều cùng ngày, sau khi có kết luận chẩn đoán chết não lần 3, được sự đồng ý của gia đình bệnh nhân và điều phối của Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, Bệnh viện Quân Y 103 và ê-kíp của Bệnh viện TW Quân đội 108, Bệnh viện TW Huế đã phối hợp tiến hành lấy các tạng hiến tặng gồm tim, phổi, gan và 2 quả thận. Quả tim được điều phối để ghép cho bệnh nhân bị bệnh cơ tim giãn, suy tim giai đoạn cuối ở Bệnh viện TW Huế.

Nhờ sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng và tích cực hỗ trợ trong suốt quá trình điều phối của Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia, Ban giám đốc Bệnh viện Quân Y 103 cùng sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ê-kíp lấy tạng, sự hỗ trợ của các chiến sĩ Cảnh sát giao thông Công an TP. Hà Nội, Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, Hãng hàng không Vietnam Airlines, trái tim đã được vận chuyển về Trung tâm tim mạch Bệnh viện TW Huế kịp thời trong “giờ vàng”.

Ky tich ca ghep tim xuyen Viet thu 13-Hinh-2
Khẩn trương thực hiện ngay ca ghép tim xuyên Việt sau khi tiếp nhận. 

Quả tim được ghép cho bệnh nhân H.T.P, 23 tuổi, mắc bệnh cơ tim giãn, suy tim giai đoạn cuối với chức năng tim rất thấp EF 12%, chờ ghép từ năm 2018. Bệnh nhân nhiều lần nhập viện trong tình trạng cấp cứu, suy tim rất nặng phải thở máy và dùng nhiều thuốc trợ tim. 

Ê-kíp đã tiến hành thay đổi kỹ thuật bằng thực hiện miệng nối ưu tiên để cho tim đập lại sớm trước, sau đó mới hoàn thiện các miệng nối còn lại khi tim đã đập, để rút ngắn tối đa thời gian thiếu máu của tim, rất có ý nghĩa trong việc phục hồi chức năng của tim sau mổ.

Sau 4 giờ 5 phút kể từ thời điểm nhận tim và vận chuyển về Bệnh viện TW Huế (cũng là một kỷ lục về rút ngắn thời gian), trái tim được hiến tặng đã đập lại khỏe mạnh trong lồng ngực của người bệnh vào lúc 22h20 ngày 27/11. Và sau 5 giờ phẫu thuật bệnh nhân đã được rút ống nội khí quản, chức năng tim 62%. Hiện tại, bệnh nhân tự ăn uống vận động tại giường, các xét nghiệm đều trong giới hạn bình thường.

Ky tich ca ghep tim xuyen Viet thu 13-Hinh-3
 Sau hơn 4 giờ tiếp nhận quả tim người hiến đã đập trở lại trong lồng ngực người nhận.

Đây là ca ghép tim thứ 14 tại Bệnh viện TW Huế và là ca ghép tim xuyên Việt thứ 13. Trong vòng chưa đầy một tháng, Bệnh viện đã thực hiện hai ca ghép tim xuyên Việt, 4 ca ghép giác mạc từ mô, tạng người cho chết não.

“Được sự điều phối của Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia, sự hỗ trợ của 2 Bệnh viện Quân đội là Quân Y 103 và Trung ương Quân đội 108, chúng tôi chạy đua với thời gian, vượt qua trở ngại về không gian, để đưa trái tim an toàn về ghép cho bệnh nhân, không được phép sai sót, không được phép chậm trễ bởi trái tim được hiến tặng là món quà vô giá và bệnh nhân nguy kịch đang mòn mỏi từng giây từng phút chờ ghép tạng… 
Bệnh viện Trung ương Huế xin kính cẩn trước người hiến và tri ân nghĩa cử cao đẹp của gia đình người hiến, chân thành cảm ơn sự điều phối và tích cực hỗ trợ của Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, sự phối hợp, giúp sức từ Bệnh viện Quân Y 103, Bệnh viện TW Quân đội 108, Hãng hàng không Vietnam Airlines, Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài; lực lượng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế để bệnh viện có thể đưa hết tâm sức góp phần ghép tạng thành công cứu sống người bệnh", GS.TS Phạm Như Hiệp – Giám đốc Bệnh viện TW Huế chia sẻ.

Mỹ thực hiện ca cấy ghép tim lợn cho người đầu tiên

Các bác sĩ tại một bệnh viện ở Maryland, Mỹ, đã thực hiện thành công ca cấy ghép tim lợn cho người đầu tiên.

Hôm 7/1, các bác sĩ tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland sử dụng quả tim từ một con lợn đã được biến đổi gen để hạn chế khả năng bị đào thải trong cơ thể người. Cuộc phẫu thuật kéo dài 7 giờ được tiến sĩ Bartley Griffith thực hiện tại bệnh viện Baltimore, Maryland.

Bệnh viện cho biết bệnh nhân hiện vẫn khỏe mạnh, tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để khẳng liệu ca phẫu thuật có thực sự hiệu quả hay không.

Bệnh nhân đầu tiên trên thế giới được ghép tim từ mô sống

Một em bé sơ sinh người Mỹ được cấy ghép tim từ mô sống. Các ca trước đây sử dụng mô từ người đã mất nên phải thay thế nhiều lần trong đời.

Cậu bé Owen Monroe sống ở bang North Carolina (Mỹ) chào đời nặng 2,2kg với dị tật thân chung động mạch khi chỉ có 1 động mạch ra khỏi tim thay cho 2 động mạch riêng biệt.

Các bác sĩ đã tách 2 động mạch và thay van tim "bị rò rỉ" bằng cách sử dụng mô sống sẽ phát triển cùng với bệnh nhi, tránh phải phẫu thuật thêm.

Trong các trường hợp tương tự, phẫu thuật viên thường sử dụng mô chết có thể phải thay thế tới 3 lần trước khi trưởng thành và 10 năm một lần sau đó.

Benh nhan dau tien tren the gioi duoc ghep tim tu mo song

Ngay khi mới chào đời, Owen đã phải nằm viện điều trị

Theo Daily Mail, cậu bé Owen hiện đã được 4 tháng. Từ sau cuộc phẫu thuật tại Đại học Duke, bé đang lớn lên và đạt mọi cột mốc của một đứa trẻ bình thường. Mẹ của bé, Tayler Monroe, nói, ca phẫu thuật là phép màu đã cứu con trai cô.

Dị tật thân chung động mạch thường là bản án tử đối với trẻ sơ sinh nếu không được phẫu thuật do tim phải làm việc quá sức để đưa chất dinh dưỡng đến mọi ngóc ngách của cơ thể. Tỷ lệ mắc bệnh khá hiếm, dưới 1 ca trong số 10.000 trẻ em Mỹ.

Cha mẹ của Owen, Tayler và Nicholas Monroe, cho biết, họ có ít lựa chọn vì cậu bé có khả năng bị suy tim ngay sau khi sinh. Danh sách chờ đợi để được cấy ghép tim hoàn chỉnh khoảng 6 tháng nhưng Owen không thể chờ lâu tới vậy.

Vì vậy, họ đăng ký tham gia cuộc phẫu thuật thử nghiệm tại Đại học Duke, nơi sẽ sử dụng mô sống để tách các động mạch hợp nhất.

Khoảng 90% trẻ sơ sinh được phẫu thuật bằng cách sử dụng mô từ người đã mất. Các bệnh nhân có thể sống thêm 40 năm.

Nhưng trẻ sẽ cần ít nhất 3 cuộc phẫu thuật khác trước tuổi trưởng thành để thay thế mô do cơ thể phát triển. Sau đó, bệnh nhân có thể phải thay mô mới 10 năm một lần.

Các bác sĩ cũng phát hiện Owen bị hở van tim cần thay thế. Trong ca phẫu thuật, Owen nhận được mô sống và van từ trái tim hiến tặng của một trẻ sơ sinh khác.

Trái tim đó có van khỏe nhưng lại quá yếu để có thể cấy ghép toàn bộ. Các bác sĩ nói rằng nếu không có ca phẫu thuật của Owen, trái tim sẽ không được sử dụng.

Benh nhan dau tien tren the gioi duoc ghep tim tu mo song-Hinh-2

Sau ca phẫu thuật, Owen đã có trái tim khỏe mạnh

Các bác sĩ cho biết Owen đang phát triển bình thường và cha mẹ bé không thể vui mừng hơn.

“Con tôi phát triển khỏe mạnh mang lại rất nhiều hy vọng cho những đứa trẻ phải trải qua tình trạng tương tự”, gia đình Owen chia sẻ.

Tiến sĩ Joseph Turek, bác sĩ tim mạch, người đứng đầu cuộc phẫu thuật, nhận định: “Nếu loại bỏ được việc nhiều lần phẫu thuật tim khi van cũ không phù hợp với sự phát triển của trẻ, chúng ta có thể kéo dài tuổi thọ của đứa trẻ đó thêm hàng chục năm”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.