Bàng hoàng con mới 2 tuổi đã nhiễm vi khuẩn H.P, nguy cơ ung thư

Nhiều cha mẹ bàng hoàng khi con mình nhỏ tuổi cũng nhiễm H.P. Liệu trẻ nhiễm có cần phải điều trị ngay?. Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia.

Ngày càng nhiều trẻ em nhiễm vi khuẩn H.P dạ dày
Chị Trương Thị Nga (ở Hà Nội) vẫn chưa hết bất ngờ khi bác sỹ kết luận cô con gái 5 tuổi của mình bị nhiễm H.P. Trước đó, bé lên cơn đau bụng vùng ức, kèm sốt cao, nôn liên tục. Gia đình mua thuốc cho con uống không đỡ mới đưa vào viện kiểm tra. Sau khi làm chỉ định nội soi dạ dày bằng phương pháp gây mê, kết quả cho thấy bé bị nhiễm vi khuẩn H.P. Ở tình trạng của con nếu không điều trị sẽ có yếu tố nguy cơ cao của ung thư dạ dày về sau.
Tương tự, bé Bi (ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng được xác định mắc H.P khi mới 2 tuổi. Gia đình tình cờ phát hiện con nhiễm vi khuẩn H.P trong một lần con bị ốm phải lấy máu làm các xét nghiệm. Các bác sĩ cho biết chính vi khuẩn H.P đã gây ra ổ loét dạ dày. Bệnh nhi cần được điều trị H.P để ngừa những ổ loét sau này.
Bang hoang con moi 2 tuoi da nhiem vi khuan H.P, nguy co ung thu
Ảnh minh họa 
PGS.TS Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Duy Thắng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa, gan mật cho biết, đa phần mọi người vẫn nghĩ chỉ người lớn mới nhiễm vi khuẩn H.P. Thực tế, việc trẻ mắc bệnh dạ dày và khuẩn H.P như hai trường hợp trên không còn hiếm. Helicobacter pylori (vi khuẩn H.P) là một trong những nguyên nhân gây loét dạ dày, hành tá tràng và là yếu tố nguy cơ cao của ung thư dạ dày.
Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa, gan mật đã thực hiện nghiên cứu, phân tích số liệu về vi khuẩn H.P dựa trên cá thể của từng bệnh nhân, quan hệ huyết thống của bệnh nhân đó đối với những người thân trong gia đình. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm H.P trong gia đình, đặc biệt là trẻ em càng ngày gia tăng, nhất là khi cha mẹ không đảm bảo vệ sinh ăn uống cho trẻ.
Nước ta có tỷ lệ nhiễm H.P trong gia đình cao hơn tỷ lệ nhiễm chung, đặc biệt là trẻ em. Cụ thể: Tỷ lệ nhiễm H.P ( ) chung: 85,9% trong khi tỷ lệ nhiễm H.P ( ) ở trẻ em dưới 8 tuổi là 96,2%. Điều này hoàn toàn ngược lại so với tỷ lệ ở các nước phát triển, trẻ em là đối tượng nhiễm H.P rất thấp – người lớn chiếm khoảng 80% thì trẻ em chỉ khoảng 20%.
PGS.TS Nguyễn Duy Thắng cho rằng, nguyên nhân khiến trẻ nhiễm vi khuẩn H.P là do chất lượng vệ sinh môi trường sống, thói quen ăn uống không nấu chín, rau không sạch. Thứ hai lây nhiễm qua nước bọt, hôn hít của người lớn với trẻ nhỏ hay việc người lớn nhai mớm cơm cho con, dùng chung bàn chải đánh răng. Ngoài ra, lây qua dụng cụ y tế không được sát khuẩn sạch và do hệ miễn dịch của các bé chưa thực sự hoàn chỉnh nên nguy cơ lây nhiễm cao.
Khi trẻ nhiễm có cần điều trị ngay?
GS Đào Văn Long, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, nhiễm H.P ở trẻ có thể dẫn đến các biến chứng như khó tiêu, viêm dạ dày cấp và mạn. Một số trường hợp bị loét dạ dày tá tràng. H.P cũng gây ra một dạng u mô lympho trên lớp niêm mạc dạ dày khi trẻ lớn lên.
Trong nhiều trường hợp, trẻ bị nhiễm H.P không có biểu hiện gì bất thường. Nếu chưa có triệu chứng gì thì chưa cần điều trị. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ có các biểu hiện sau đây thì nên đưa trẻ đến các cơ sở uy tín để kiểm tra thăm khám như trẻ có biểu hiện đầy bụng, ợ chua, ợ hơi, đau quanh rốn hoặc vùng thượng vị, buồn nôn, nôn ra máu. Hoặc trẻ thường xuyên chán ăn, chậm lớn, đi ngoài phân đen…
Để xác định một người đang bị nhiễm H.P trong dạ dày hay không có ba cách. Đó là nội soi dạ dày, lấy mẫu trong dạ dày xét nghiệm tìm H.P hoặc qua phương pháp test thở C13. Bác sĩ sẽ cho người bệnh uống một viên thuốc, sau đó thổi bong bóng, rồi đo nồng độ sẽ biết người bệnh còn H.P không. Hoặc xét nghiệm phân cũng tìm được vi khuẩn H.P.
Với trẻ dưới 10 tuổi không dùng Tetracyclin vì có thể ảnh hưởng đến men gan. Thiếu niên dưới 18 tuổi do ảnh hưởng tới yếu tố xương hay trẻ bị dị ứng kháng sinh cũng cần lưu ý. Tốt nhất đi khám chuyên khoa tiêu hóa để được khám, tư vấn, chỉ định xét nghiệm tìm H.P và cân nhắc điều trị.
Các chuyên gia khuyến cáo, nguồn lây nhiễm H.P sang trẻ nhỏ chủ yếu là qua đường miệng - miệng hoặc phân - miệng. Những việc tưởng chừng vô hại như hôn trẻ, mớm cơm cho trẻ lại là nguyên nhân gây lây nhiễm H.P cực kỳ dễ dàng. Các bậc cha mẹ cần lưu ý.
Bên cạnh đó, để phòng bệnh nên cách ly không dùng chung đồ ăn khi gia đình có người mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn H.P; vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh... Để làm giảm sự hoạt động của loại vi khuẩn này, những người nhiễm H.P không có triệu chứng nên ăn những loại thực phẩm có nhiều vitamin C như cam, quýt, sơri, mâm xôi...
“Nhiều bậc cha mẹ lo lắng, con nhiễm H.P sẽ bị ung thư dạ dày. Nhưng, vi khuẩn H.P là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày chứ không phải cứ có khuẩn H.P là bị ung thư dạ dày. Trong trường hợp mắc H.P không nên tự ý mua thuốc điều trị để tránh bị kháng thuốc. Khi có các biểu hiện bệnh lâm sàng nên đi khám sớm để được chẩn đoán đúng”.
PGS.TS Nguyễn Duy Thắng

Hỗ trợ kiểm soát vi khuẩn HP trong dạ dày bằng thực phẩm

Ngoài dược phẩm, thực phẩm cũng có thể hỗ trợ kiểm soát diệt trừ vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP), thủ phạm gây ra các chứng bệnh dạ dày - tá tràng.

Tuy nhiên không phải lúc nào cũng lạm dụng thuốc mà có thể kiểm soát vi khuẩn HP bằng các cách tự nhiên để tránh các bệnh dạ dày do vi khuẩn này gây nên.
Vi khuẩn HP có trong dạ dày có thể xâm nhập vào lớp niêm mạc dẫn đến nhiều biến chứng, từ viêm dạ dày mạn tính, thiếu máu do thiếu sắt, bệnh loét dạ dày và ung thư dạ dày đến các bệnh về hệ tim mạch, gan và nhiều hệ thống khác của cơ thể. Có một số loại thực phẩm và thảo dược giúp kiểm soát hữu hiệu vi khuẩn gây hại này.
Nước ép nam việt quất:
Một trong những biện pháp đơn giản nhất là uống nước ép nam việt quất. Nước ép nam việt quất có chứa chất chống ôxy hóa và có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP trong dạ dày. Bạn có thể muốn uống ít nhất 250ml nước ép nam việt quất mỗi ngày để có kết quả tốt.
Cam thảo:
Là một phương pháp truyền thống điều trị loét dạ dày trong y học Trung Quốc, cam thảo có thể giúp loại bỏ HP và ngăn chặn vi khuẩn không gắn vào lớp niêm mạc dạ dày. Bạn cũng có thể thử viên thuốc cam thảo tự nhiên để có hiệu quả tốt hơn.
Mật ong Manuka:
Một số nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng mật ong Manuka có thể giúp ức chế sự phát triển của HP và ngăn ngừa các biến chứng khác. Có một số bằng chứng cho thấy việc tiêu thụ mật ong Manuka thường xuyên có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP.
Các sản phẩm probiotic:
Probiotic làm tăng số lượng vi khuẩn tốt trong ruột, giúp khống chế HP và các vi khuẩn có hại khác khỏi hệ thống tiêu hóa. Bạn nên dùng nhiều thực phẩm lên men trong chế độ ăn uống. Bạn có thể chọn dưa chua, bắp cải, kefir, tempeh, kombucha và các loại thực phẩm probiotic khác, chẳng hạn như súp miso, sữa chua, tỏi tây, măng tây và hành.
Sâm đỏ Hàn Quốc:
Một số nghiên cứu đã tìm ra những tác động tích cực của sâm đỏ Hàn Quốc. Sâm đỏ Hàn Quốc có thể được sử dụng như là liệu pháp điều trị tự nhiên HP vì nó có hoạt tính chống lại HP. Đồng thời, giúp cải thiện chức năng tình dục và hoạt động tinh thần. Dùng thường xuyên sâm đỏ Hàn Quốc cũng có thể giúp làm tăng nhịp tim, hạ đường máu và điều chỉnh huyết áp. Bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng sâm đỏ Hàn Quốc nhằm tránh các chống chỉ định.
Kẹo cao su mastic:
Kẹo cao su mastic thực sự là một chất nhựa được sử dụng để điều trị loét dạ dày. Kẹo cao su mastic hoạt động ngay cả khi bạn chỉ tiêu thụ 1mg/ ngày trong vài tuần. Bạn cũng có thể thấy lợi ích ngay cả khi bạn dùng kẹo cao su mastic mỗi tuần một lần.
Mầm cải xanh:
Sự hiện diện của sulforaphane trong mầm cải xanh có thể chứng minh hiệu quả trong điều trị HP. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, việc tiêu thụ mầm cải xanh hàng ngày trong vài tháng có thể làm giảm sự xâm nhập của HP. Mầm cải xanh cũng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị nhiễm trùng. Nên ăn mầm cải xanh tươi vì chúng chứa nồng độ sulforaphane cao hơn.
Dầu ôliu:
Đơn giản chỉ cần thay thế dầu ăn thường xuyên của bạn với dầu ôliu để nhận lấy một số lợi ích sức khỏe. Dầu ôliu cũng có thể giúp điều trị tự nhiên HP, do chủ yếu có chứa một số hợp chất chống ôxy hóa mạnh mẽ. Các hợp chất này có hiệu quả chống lại vi khuẩn HP. Nhiều nghiên cứu trên động vật đã khẳng định lợi ích của việc sử dụng dầu ôliu để điều trị nhiễm HP và các nhà nghiên cứu tin rằng nó cũng có lợi cho con người. Các nghiên cứu khác cho thấy rằng, tiêu thụ thường xuyên dầu ôliu có thể chứng minh hiệu quả trong điều trị loét dạ dày.
Trà xanh:
Trà xanh có chứa các chất chống ôxy hóa và catechin, trà xanh có thể giúp ngăn ngừa thiệt hại ôxy hóa và nhiễm khuẩn gây nên. Uống trà xanh thường xuyên cũng có hiệu quả chống lại vi khuẩn HP. Hơn nữa, trà xanh cũng giúp làm giảm viêm và ngăn ngừa các rối loạn tiêu hóa.
Rượu vang đỏ:
Giống như trà xanh, rượu vang đỏ có một số chất chống ôxy hóa và có tính chất kháng khuẩn mạnh. Uống vừa phải có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn. Rượu vang đỏ chứa nồng độ cao của resveratrol có hiệu quả chống lại vi khuẩn HP. Rượu vang đỏ có hiệu quả chủ yếu là do sự kết hợp của rượu, resveratrol và độ chua, do đó bạn có thể hưởng lợi bằng cách dùng một ly nhỏ rượu vang đỏ cho mỗi ngày, tốt cho tiêu hóa và tim mạch.
Rau thơm Thyme:
Rau thơm Thyme là một gia vị ngon miệng, nhưng nó cũng có một số đặc tính dược lý tuyệt vời. Trong thực tế, rau thơm Thyme có thể được sử dụng trong điều trị tự nhiên HP do có tính chất kháng khuẩn mạnh. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, chiết xuất của rau thơm Thyme có thể làm giảm sự phát triển của HP, thậm chí giúp loại bỏ HP.
Những thực phẩm tự nhiên nêu trên có thể giúp bạn kiểm soát HP trong dạ dày. Tuy nhiên, nếu bạn thấy các triệu chứng liên quan đến dạ dày không thuyên giảm, tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày đã kháng với nhiều loại kháng sinh

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi khuẩn HP kháng với nhiều loại kháng sinh.

Đây là thông tin đáng báo động được các chuyên gia cảnh báo tại Hội nghị khoa học quốc tế về tiêu hóa gan mật diễn ra ngày 8/10 do Trung tâm Nội soi – BV Đại học Y Hà Nội tổ chức.
Thống kê cho thấy 70% dân số Việt Nam mắc vi khuẩn HP - nguyên nhân gây viêm, loét dạ dày, tá tràng, thậm chí ung thư. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều đáng lo ngại là tình hình đề kháng kháng sinh với vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) đang gia tăng ở châu Á, đặc biệt là với kháng sinh Levofloxacin. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh trở nên phổ biến và người bệnh không tuân thủ liều lượng, thời gian uống thuốc, tự ý thay đổi đơn thuốc của bác sĩ chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi khuẩn HP kháng với nhiều loại kháng sinh. Điều đó dẫn đến việc chữa trị trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.