Hình ảnh cuộc biểu tình ở Rome chống lại quyết định của chính phủ Ý Ảnh: Simona Granati/Getty Images. |
Phản đối tiêm vacxin cho trẻ xuất phát từ những tôn giáo cơ yếu - những tôn giáo chống lại những đổi mới để thích hợp với thời thế và luôn đòi hỏi quay trở về nguồn gốc xa xưa - như nó đang tồn tại ở khu vực biên giới giữa Pakistan và Afghanistan.
Năm 2016, một cuộc tấn công của Taliban vào trung tâm tiêm chủng ở Karachi (Pakistan) đã khiến 7 người bị chết. Taliban chống lại vacxin và khẳng định đó là âm mưu đầu độc những đứa trẻ Pakistan của phương Tây.
Một bộ phận của phong trào bài trừ vacxin là những xã hội nghèo bởi họ phải đứng bên lề những lợi ích mà y học hiện đại mang lại vì không đủ sức chi trả. Trong khi không có lựa chọn khác thì việc tin vào sự màu nhiệm là việc dễ dàng hơn nhiều.
Trong khi đó, bài trừ vacxin ở thế giới phương tây lại là câu chuyện khác. Thông thường, đó là là những người giàu có. Họ ác cảm và phản đối y tế tiên tiến nhưng họ có thừa khả năng tiếp cận với chúng khi cần thiết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng là một người phản đối vacxin. Ông tin vào lời khẳng định không có cơ sở về mối liên hệ giữa vacxin và tự kỷ, reo rắc sự sợ hãi bằng những bài phát biểu, những dòng chia sẻ trên mạng xã hội.
Tờ The Guardian khẳng định, những người bài trừ vacxin có thể coi là người mang mầm bệnh có khả năng lây lan, nếu không bị suy yếu, nó sẽ trở nên phổ biến. Và đây là vấn đề nên được kiểm soát vì sức khỏe cộng đồng.
"Khi lo lắng về tiêm chủng, các bậc cha mẹ có thể tìm kiếm thông tin và những bài viết trên Internet sẽ khiến họ thêm lo lắng. Một cuộc nghiên cứu cho thấy, chỉ cần các bậc cha mẹ đọc các bài viết về phản đối vacxin trong vài phút, niềm tin của họ đối với tiêm chủng có thể bị giảm sút nghiêm trọng. Đây là quyền lực của mạng xã hội đối với một số người và cả môi trường chống lại chuyên gia này. Lúc này, các chuyên gia về sức khỏe đang bị nhìn nhận đầy thành kiến ở một số khía cạnh" - Helen Bedford, giáo sư nhi khoa, chia sẻ trên tờ The Independent.