Bác sĩ phân tích chủng mới virus Sars-Cov-2 tại Việt Nam là gì?

(Kiến Thức) - Bác sĩ Wynn Tran dự đoán chủng mới tại Việt Nam có thể là chủng D614G, là chủng đang hoành hành ở châu Âu và Mỹ. Theo Bộ y tế thì chủng mới có khả năng lây nhanh hơn, tuy nhiên độc lực không thay đổi so với chủng cũ.

Nhận định về chủng virus mới gây bệnh COVID-19, GS.TS Nguyễn Văn Kính - Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, nguyên Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho rằng, chủng mới virus SARS-CoV-2 vừa được phát hiện tại Đà Nẵng có tốc độ lây lan nhanh hơn gấp nhiều lần, tuy nhiên độc lực không thay đổi so với chủng cũ.
"Virus SARS-CoV-2 có những biến đổi liên tục trong quá trình lan tràn ra toàn thế giới. Hiện tại, virus này có tới 99 chủng đã được biết, trong đó tại Việt Nam đã ghi nhận 6 chủng.
Các biến chủng mới, bao gồm cả chủng vừa được phát hiện tại Đà Nẵng có tốc độ lây lan nhanh hơn gấp nhiều lần chủng SARS-CoV-2 cũ. Điều này lý giải tại sao gần đây, thế giới ghi nhận tới 1 triệu ca mắc mới trong 3 ngày, trong khi trước đây khoảng 1 tuần mới lên tới con số này.
Tuy nhiên, độc lực của virus chủng mới không tăng lên so với chủng virus ban đầu. Bằng chứng là hiện nay thế giới đã cán mốc hơn 16,8 triệu người mắc COVID-19, nhưng số ca tử vong đang dần được kiểm soát. Việc nắm rõ về tốc độ lây lan, độc lực của chủng SARS-CoV-2 mới sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan bệnh COVID-19 một cách hiệu quả", GS. Kính phân tích.
Để tìm ra câu trả lời "chủng" virus mới tại Việt Nam là chủng gì, Bác sĩ Wynn Tran, Los Angeles, Mỹ, đã có một bài phân tích vô cùng cặn kẽ và đầy đủ.
Chủng mới virus là gì?
Để hiểu chủng loại virus, chúng ta nên tìm hiểu chút về virus và cấu trúc. Virus không phải là vật thể sống (non-living organism), virus chứa các gene di truyền (RNA hoặc DNA) bên trong vỏ bọc protein. Virus cần phải có tế bào chủ mới có thể dính vào, nhân bản, và phát tán. Virus không tự di chuyển hay "bay nhảy". Chính chúng ta là người mang virus Sars-Cov-2 phát tán khắp nơi thông qua tiếp xúc gần và đường thở.
Bac si phan tich chung moi virus Sars-Cov-2 tai Viet Nam la gi?
Bác sĩ Wynn Tran dự đoán chủng mới tại Việt Nam có thể là chủng D614G, là chủng đang hoành hành ở châu Âu và Mỹ. Ảnh minh họa. 
Virus gây bệnh COVID-19 là virus họ Coronavirus, tên là Sars-Cov-2, là loại virus +RNA (Positive-sense RNA), đây là họ virus có kích cỡ to (kích cỡ 30kb), bên trong chứa một chuỗi gene di truyền (chuỗi đơn) RNA gồm mũ 5' và đuôi 3' (A tail). Khi vào bên trong tế bào, virus Sars-Cov-2 dùng chuỗi gene RNA này kết hợp với các protein trong tế bào chủ (replicase) để sản sinh ra proteins mới (vỏ virus mới, S spike protein mới, vv...) và tiếp tục nhân bản. Chính vì là chuỗi di truyền đơn RNA nên cấu trúc virus Sars-Cov-2 không ổn định, rất dễ bị thay đổi sau nhiều tỉ tỉ lần copy và nhân bản qua hàng triệu tế bào. Vì vậy, sự dị biến của các virus họ RNA thường được dự đoán sẽ xảy ra.
Một chủng virus được xem là mới khi có thay đổi có sự thay đổi đáng kể về gene (di truyền) và có thể thay đổi (hoặc không thay đổi) về đặc tính sinh học (khả năng tấn công vào tế bào chủ, khả năng nhân bản, độc tính và khả năng lây lan).
Sars-Cov-2 từ lúc gây bệnh COVID-19 đến giờ đã nhân bản hàng tỉ tỉ tỉ lần, vì vậy, chắc chắn sẽ có nhiều sự thay đổi (variants) trong gene của virus này. Các nhà khoa học khắp nơi trên thế giới đã phân tích và tìm ra nhiều sự thay đổi trong chuỗi gene đơn RNA.
Như vậy, việc có các chủng mới của Sars-Cov-2 xảy ra là chuyện đương nhiên. Với tốc độ phát tán và lây nhiễm hiện nay, chúng ta sẽ thấy có thêm nhiều chủng mới được phát hiện. Câu hỏi quan trọng là sự thay đổi này có làm virus nguy hiểm hơn không?
Virus Sars-Cov-2 thay đổi gene rất chậm
Để biết virus Sars-Cov-2 có nguy hiểm hay không, các nhà nghiên cứu theo dõi khả năng thay đổi (mutation) của virus Sars-Cov-2 là nhiều hay ít. Theo các nghiên cứu từ Viện Nghiên Cứu Quốc Gia Los Alamos thì hiện nay virus Sars-Cov-2 thay đổi rất thấp, thấp hơn nhiều so với virus HIV và virus cúm mùa.
Quan trọng hơn là chưa có bằng chứng cho thấy có thêm độc tố của virus này, thêm khả năng gây bệnh mạnh hơn. Bài báo từ New England Journal of Medicine cho thấy virus Sars-Cov-2 chủng D614G thay đổi gene S spike protein rất chậm, chỉ 0.3% so với bản gốc từ Vũ Hán.
Chủng virus D614G là chủng đáng quan tâm nhất.
Bác sĩ Wynn Tran từng nhắc về một chủng virus Sar-Cov-2 mà đang chiếm phần lớn virus Sars-Cov-2 toàn cầu đó là virus chủng D614G. Chủng này đáng quan tâm nhất vì đây là chủng có thay đổi một amino acid (từ Aspartate D thành Glycine G 614) tại S spike protein, là protein quan trọng để bám và tế bào chủ và gây nhiễm bệnh. Theo đánh giá của nhóm TS Korber cũng từ Viện nghiên cứu Los Alamos thì khả năng nhiễm bệnh của chủng này đã tăng lên đáng kể do tăng khả năng nhân bản của virus. Các thay đổi Amino Acid ở các chủng khác không xảy ra ở S Spike protein nên ít nguy hiểm hơn.

Mời độc giả theo dõi video "Cảnh báo làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 2". Nguồn: VTV24.

Tuy nhiên, các nhà khoa học từ Anh Quốc thì cho rằng đánh giá này hơi sớm và hơi vội vàng và chúng ta chưa có bằng chứng một chủng virus Sars-Cov-2 độc hơn và mạnh mẽ hơn.
Loại chủng mới ở Việt Nam có thể là D416G?
Dựa trên các phân tích trên, Bác sĩ Wynn Tran dự đoán chủng mới tại Việt Nam có thể là chủng D614G, là chủng đang hoành hành ở châu Âu và Mỹ. Theo Bộ y tế Việt Nam thì chủng mới có khả năng lây nhanh hơn, khiến suy luận về thay đổi D614G ở S spike protein có thể hợp lý hơn.
- Dù vậy, chủng mới này có thể vẫn không thay đổi độc tố của virus, cách virus Sars-Cov-2 lây bệnh COVID-19 và khả năng nhập viên, hay tử vong của bệnh nhân.
Do đó, bác sĩ khuyên người dân nên tiếp tục tuân thủ các khuyến cáo về sức khoẻ của cơ quan chức năng về phòng chống COVID-19. Hy vọng Việt Nam sẽ sớm dập tắt dịch COVID-19.

Bác gái bệnh nhân Covid-19 thứ 17 vẫn diễn biến nặng, thở máy, lọc máu liên tục

(Kiến Thức) - Một trong hai bệnh nhân Covid-19 đang có diễn biến nặng là bác gái của bệnh nhân 17, người Việt, 64 tuổi, có bệnh lý nền là rối loạn tiền đình. Người này vẫn đang suy hô hấp, tổn thương phổi nặng, được lọc máu liên tục, tình trạng nặng.

Trưa 17/3, Bộ Y tế cho biết trong số 45 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị có 2 bệnh nhân cao tuổi có bệnh lý nền phải thở máy và điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2). Hiện một bệnh nhân hiện duy trì được chỉ số sinh tồn ổn, trường hợp nữ bệnh nhân còn lại suy hô hấp tăng nhưng chưa phải dùng đến ECMO (tim phổi nhân tạo). 
Sáng cùng ngày 17/3, PGS-TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, cùng PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, và GS-TS Nguyễn Gia Bình, chuyên gia hàng đầu về hồi sức tích cực, và các chuyên gia của Đội cơ động phản ứng nhanh (Bệnh viện Bạch Mai), các bác sĩ của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2) đã hội chẩn cho hai trường hợp bệnh nhân này.
Hiện, nữ bệnh nhân 64 tuổi, bác gái của ca bệnh thứ 17, có bệnh lý nền là rối loạn tiền đình vẫn đang thở máy, lọc máu duy trì được các chỉ số sinh tồn ổn, bệnh nhân tỉnh, dừng an thần. Trước đó, từ cuối giờ chiều ngày 15/3, bệnh nhân có triệu chứng khó thở tăng lên. Đến 22h cùng ngày, bệnh nhân biểu hiện suy hô hấp tăng. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã chỉ định đặt ống khí quản, thở máy, đặt catheter tĩnh mạch, chuyển bệnh nhân tới Khoa Hồi sức tích cực, lọc máu, theo dõi điều trị.
Bệnh nhân người Anh (69 tuổi có bệnh lý nền là đái tháo đường type 2, tăng huyết áp) vẫn đang thở máy, nhịp tim đều, tình trạng suy hô hấp tăng, hiện đang dùng các kỹ thuật huy động phổi, tạm thời chưa phải dùng ECMO. Bệnh nhân này từ ngày 15/3 đã được thở máy, lọc máu. Từ 2h30 sáng ngày 16/3, bệnh nhân được chuyển sang Khoa Hồi sức tích cực.
Bac gai benh nhan Covid-19 thu 17 van dien bien nang, tho may, loc mau lien tuc
Bệnh nhân Covid-19 đang điều trị trong phòng cách ly. Ảnh: Báo Giao thông. 

Bệnh nhân COVID-19 thứ 49 được công bố khỏi bệnh, 4 ca bệnh nặng âm tính 1-2 lần

(Kiến Thức) - Bệnh nhân COVID-19 thứ 49 đã khỏi bệnh và được chuyển đến khu cách ly tập trung tại resort Sun&Sea sau thời gian điều trị tại cơ sở 2 Bệnh viện Trung ương Huế. Mặt khác, 4 ca bệnh nặng cũng âm tính từ 1-2 lần.

Sáng 31/3, Bệnh viện Trung ương Huế đã công bố bệnh nhân COVID-19 thứ 49 khỏi bệnh sau thời gian điều trị tại đây. 
Benh nhan COVID-19 thu 49 duoc cong bo khoi benh, 4 ca benh nang am tinh 1-2 lan
Bệnh nhân thứ 49 nhận công bố khỏi bệnh sáng nay. Ảnh: PLO. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.