Bà bầu 38 tuần mắc bạch hầu: Tiêm vắcxin... an toàn?

(Kiến Thức) - Chiều 15/7, ông Trịnh Quang Trí, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, cho biết địa phương vừa có một bà bầu 38 tuần mắc bạch hầu. Theo bác sĩ, mẹ bầu nên tiêm vắcxin vắcxin phòng bệnh trong ba tháng cuối của thai kỳ.

Bà bầu 38 tuần mắc bạch hầu trên là T.T.V. (19 tuổi, dân tộc H’Mông mang thai 38 tuần), ở thôn Cư Rang, xã Cư Pui, huyện Krông Bông.
Ho gà, bạch hầu, uốn ván là ba bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng có thể gây tử vong cho trẻ nhỏ. Tiêm vắcxin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván (Tdap) cho mẹ vào tuần thai thứ 27 đến trước 35 tuần của thai kỳ là cách giúp bảo vệ thai nhi và trẻ sau khi ra đời chống lại những bệnh nguy hiểm này ở giai đoạn dưới 2 tháng tuổi - trước khi bé được tiêm vắcxin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1.
Tdap là chữ viết tắt tên gọi của một loại vắcxin được sử dụng để phòng ngừa 3 bệnh nhiễm trùng là bạch hầu, ho gà, uốn ván. Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC của Mỹ khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai nên tiêm vắcxin Tdap trong khoảng thời gian từ mang thai từ tuần thứ 27- 35 tuần thai nhằm mục đích truyền kháng thể chống ho gà sang cho thai nhi trong bụng mẹ và chống lại ho gà sớm cho bé sơ sinh khi mà trẻ chưa được tiêm vắcxin bảo vệ.
Ba bau 38 tuan mac bach hau: Tiem vacxin... an toan?
Tiêm vắcxin mang lại hiệu quả phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván cho mẹ bầu và trẻ sơ sinh. Ảnh: Internet. 
Mũi tiêm vắcxin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván cho bà bầu trong ba tháng cuối của thai kỳ sẽ truyền lượng kháng thể thụ động cao cho thai nhi trước khi sinh. Đây là biện pháp bảo vệ ngắn hạn trong giai đoạn sơ sinh rất hiệu quả, giúp tăng cường khả năng phòng bệnh cho trẻ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu đời. Những kháng thể này cũng có thể góp phần hạn chế một số biến chứng nghiêm trọng hơn nếu như bé bị mắc bệnh. Phụ nữ tiêm vắc-xin Tdap trong khi mang thai vào thời gian khuyến nghị được chứng minh đem đến hiệu quả phòng bệnh cao hơn 78% so với chủng ngừa cho trẻ dưới 2 tháng tuổi.

Mời độc giả theo dõi video "Đắk Nông: 12 trường hợp dương tính với bạch hầu". Nguồn: VTC Now.

Tại Việt Nam, TS.BS. Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện VSDT TƯ, thực hiện một nghiên cứu đánh giá tính sinh miễn dịch của vắcxin phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván ở phụ nữ mang thai tại tỉnh Hà Nam trong giai đoạn từ tháng 2/2012 - 3/2014. Kết quả cho thấy vắcxin là an toàn. Tất cả trẻ em sinh ra từ các phụ nữ có thai đều khỏe mạnh và phát triển bình thường. Việc tiêm ngừa mang lại hiệu quả rõ rệt, không chỉ phòng bệnh uốn ván cho mẹ và cho trẻ sơ sinh, mà kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rõ tác dụng phòng bệnh ho gà. Nồng độ trung bình kháng thể bảo vệ bà mẹ và của trẻ sơ sinh phòng bệnh ho gà ngay sau sinh ở nhóm các bà mẹ được tiêm Tdap cao hơn rất rõ rệt sau khi tiêm chủng là 6,36 lần. Kháng thể bảo vệ phòng bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh có xu hướng cao hơn trong máu bà mẹ tại thời điểm ngay khi trẻ chào đời.
Vắcxin Tdap rất an toàn cho phụ nữ mang thai và em bé trong bụng. Người mẹ không thể bị nhiễm bệnh từ vắcxin và cũng không đối mặt nguy cơ gặp biến chứng thai kỳ. Cho đến nay ngành y tế vẫn chưa ghi nhận được bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào ở thai phụ sau tiêm vắcxin trong vòng một tháng và tới khi sinh.

Bí quyết phòng chống bạch hầu sau bệnh nhi tử vong ở Đắk Nông

(Kiến Thức) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Đắk Nông xác nhận tại huyện Đắk G'Long có 1 trường hợp tử vong vì bệnh bạch hầu. Hiện tỉnh đang tiến hành cách ly 355 người dân để tránh lây lan bệnh tật.

Bệnh nhi mắc bạch cầu tử vong ở Đắk Nông

Trước đó, vào tối 20/6, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Đắk Nông xác nhận thông tin về trường hợp mắc bệnh bạch hầu ở xã Quảng Hòa (huyện Đắk G’Long) đã tử vong là bé S.T.H. (9 tuổi, SN 2011, ngụ cụm 2, thôn 6).

Liên tiếp 3 ổ dịch bạch hầu ở Đắk Nông: Cách nhận biết bệnh?

(Kiến Thức) - Theo Sở Y tế tỉnh Đắk Nông, địa phương này vừa xuất hiện thêm một ổ dịch bạch hầu mới và không có mối liên quan với hai ổ dịch trước đó tại huyện Đắk Glong và Krông Nô.

Sáng 24/6, ông Hà Văn Hùng, phó giám đốc Sở Y tế Đắk Nông, cho biết đang thực hiện các biện pháp cách ly, khử trùng, tiêm vắcxin phòng bệnh do địa phương có thêm một ổ dịch bạch hầu mới tại xã Đắk R’măng, huyện Đắk Glong.
Điều đáng lo ngại là ổ dịch mới này không có mối liên quan đối với hai ổ dịch xảy ra tại huyện Krông Nô và xã Quảng Hòa (huyện Đắk Glong) nên địa phương phải tập trung rà soát nguồn lây bệnh để đảm bảo ngăn chặn kịp thời các điểm mới.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.