Ảnh hiếm NASA chụp chiếc máy bay phá vỡ tốc độ âm thanh

NASA đã chụp lại hình ảnh một tiếng nổ siêu thanh, với hy vọng sẽ tạo ra được mẫu máy bay siêu thanh hoạt động hoàn toàn trong im lặng.

Khi tốc độ máy bay nhanh hơn cả âm thanh, một tiếng nổ vang rền như sấm sét sẽ xuất hiện: Đó chính là tiếng nổ siêu thanh. Các nhiếp ảnh gia của NASA đã chụp được hình ảnh tiếng nổ này. Cụ thể hơn, đó là hình ảnh khi các sóng xung kích xuất hiện .
Để có thể chụp lại khoảnh khắc "bức tường" âm thanh bị phá vỡ, NASA sử dụng các máy bay Super King Air được trang bị động cơ phản lực cánh quạt bay ở vận tốc 250km/h, độ cao 10.000m. Sau đó, các máy bay siêu thanh T-38 bay phía dưới Super Air King khoảng 600m tăng tốc và đạt vận tốc vượt âm, tạo ra bối cảnh cho các nhiếp ảnh gia “ra tay”.
Hình ảnh dưới đây cho người xem thấy được một chiếc T-38 phá vỡ "bức tường" âm thanh như thế nào.
Anh hiem NASA chup chiec may bay pha vo toc do am thanh
Chiếc máy bay T-38 đang phá vỡ bức tường âm thanh. Ảnh: NASA.
“Chúng tôi ngồi trên Super King Air, dùng máy ảnh độ phân giải cao để chụp lại những gì xảy ra bên dưới", Dan Banks, kỹ sư nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm nghiên cứu Arm Armrong của NASA ở Edwards, California cho biết.
"Các sóng xung kích hình thành khi máy bay siêu thanh di chuyển trong không trung, gần giống như sóng hình cung trước một chiếc thuyền đang chạy nhanh", Banks giải thích.
Về cơ bản, không khí không thể tự tránh đường máy bay đi tới. Nhiều lớp không khí nén lại như vậy tạo thành sóng xung kích. Trong hình ảnh trên, chiếc T-38 đang hoạt động ở tốc độ Mach 1.01, vượt quá tốc độ âm thanh. (Mach 1 là tốc độ âm thanh, tốc độ tuyệt đối (km/h hay m/s) thay đổi tùy theo độ cao của máy bay. Điều này có nghĩa tốc độ âm thanh ở 1.000m sẽ khác tốc độ âm thanh ở 10.000m).
Sóng xung kích có thể chụp lại được vì sự thay đổi mật độ không khí. Thay đổi mật độ gây ra sự biến đổi trong chỉ số khúc xạ, cũng giống như một cái muỗng sẽ bị biến dạng khi nhìn thấy nó chìm trong cốc nước. Trong trường hợp sóng xung kích đi qua sa mạc, bạn sẽ thấy chúng làm biến dạng nền sa mạc, giống như khi nhìn thấy các làn hơi nước bốc lên trên mặt đường nóng giữa trưa.
NASA phải chụp nhiều tấm ảnh và ghép lại, bởi có tấm chụp rõ sóng xung kích thì chụp máy bay không rõ và ngược lại. "Trông chiếc máy bay rất quái dị. Bằng cách kết hợp tấm ảnh đó với một số ảnh khác thể hiện rõ các mặt phẳng, rồi tô màu cho chúng, chúng tôi có thể tạo ra ảnh trên”, Banks nói.
Nguyên nhân của việc chụp hình này do NASA đang chế tạo một chiếc máy bay có tên X-59 QueSST. Mục tiêu đặt ra cho chiếc máy bay là đạt tới vận tốc siêu thanh nhưng lại im lặng, khử đi tiếng nổ siêu thanh lẫn các âm thanh ồn ào khác khi bay vượt âm.
NASA hy vọng nghiên cứu trên sẽ đạt được mục tiêu đề ra, một khi họ đã hình dung ra những gì sẽ xảy ra với sóng xung kích siêu thanh.

Mất hàng tỷ USD vũ khí siêu thanh Mỹ vẫn thua kém Nga-Trung

Quan chức Mỹ cảnh báo nước này đang tụt hậu về vũ khí siêu thanh so với Nga và Trung Quốc trong khi hệ thống đánh chặn không theo kịp tốc độ phát triển của đối phương.

Giữa lúc Lầu Năm Góc đang hối hả tìm cách đảm bảo hệ thống phòng thủ tên lửa của họ theo kịp tốc độ phát triển của tên lửa Triều Tiên, các quan chức Mỹ ngày càng quan tâm đến mối đe dọa mới từ vũ khí siêu thanh, SCMP cho biết.

Tướng Mỹ thừa nhận không thể đánh chặn tên lửa siêu thanh Nga

(Kiến Thức) - Phát biểu trước các phóng viên, Tư lệnh Bộ Chỉ huy chiến lược Mỹ (STRATCOM), Tướng John Hyten, cho biết Mỹ vẫn đang giám sát chặt chẽ các hoạt động thử nghiệm tên lửa siêu thanh của Nga và Trung Quốc.

Theo Sputnik, Tư lệnh Bộ Chỉ huy chiến lược Mỹ, Tướng John Hyten, cho biết Mỹ đã và đang giám sát các hoạt động của tên lửa siêu thanh của Nga và Trung Quốc.
“Chúng tôi luôn theo dõi chặt chẽ hoạt động thử nghiệm năng lực tên lửa siêu thanh của cả Nga và Trung Quốc”, Tướng Hyten cho biết hôm 17/4.

Thông tin mới gây chấn động về sứ mệnh mới của NASA, ESA

(Kiến Thức) - NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã bắt đầu một nhiệm vụ mới để làm sáng tỏ sự phát triển của các thiên hà sớm nhất trong vũ trụ. Cuộc khảo sát BUFFALO sẽ quan sát sáu cụm thiên hà khổng lồ và môi trường xung quanh chúng.

Sử dụng Kính viễn vọng Hubble, một cuộc khảo sát BUFFALO sẽ được tiến hành để quan sát sáu cụm thiên hà khổng lồ và môi trường xung quanh chúng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.