Ăn một quả táo mỗi ngày mang lại lợi ích không tưởng

Các chuyên gia cho biết táo chứa một hợp chất có thể giữ cho trái tim khỏe mạnh.

Giáo sư Gunter Kuhnle, một chuyên gia dinh dưỡng tại Đại học Reading (Anh), dẫn đầu nhóm nghiên cứu về lợi ích của táo và một số thực phẩm khác như quả mọng, nho và trà… trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch.

An mot qua tao moi ngay mang lai loi ich khong tuong

Ăn táo có lợi cho tim mạch.

Theo đó, các nhà khoa học khuyên mọi người nên tiêu thụ một quả táo, một số quả mọng và hai tách trà mỗi ngày. Sự kết hợp này cung cấp cho cơ thể khoảng 500mg flavan-3-ols. Đây là hợp chất hoạt tính sinh học tốt cho tim mạch của người dùng.

Kết luận này được đưa ra từ dữ liệu của 157 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng và 15 nghiên cứu thuần tập.

Cụ thể, flavan-3-ols giúp cân bằng huyết áp, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim và đột quỵ. Nó cũng cải thiện cholesterol, cũng như cholesterol HDL xấu, có thể gây hại cho tim nếu mức độ quá cao. Hợp chất này cũng hỗ trợ giảm lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tổn thương thần kinh và mắt.

“Để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chúng tôi khuyên mọi người nên tiêu thụ 400mg-600mg flavan-3-ols mỗi ngày, tương đương với vài tách trà, một số quả mọng màu đỏ hoặc tím và một quả táo. Sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu các bạn bổ sung bằng thức ăn hoặc đồ uống lành mạnh thay vì thực phẩm chức năng”, ông Kuhnle nói.

Trà xanh có hàm lượng flavan-3-ol cao nhất với 320mg trong mỗi tách. Tiếp đến là trà đen (280 mg), quả mâm xôi (65mg trên 160g) và nam việt quất khô (35mg trên 80g). Sô cô la đen cũng chứa hợp chất này, với (20mg mỗi 18g), rượu vang đỏ (15mg mỗi ly 150ml), táo (15mg mỗi quả táo nhỏ) và quả việt quất (10mg mỗi 150g).

An mot qua tao moi ngay mang lai loi ich khong tuong-Hinh-2

Hàm lượng flavan-3-ol trong các loại thực phẩm và đồ uống.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, nguy cơ về sức khỏe do rượu và các đồ ăn có nhiều chất béo và đường như sô cô la đen gây ra có thể lớn hơn lợi ích của flavan-3-ol có trong những thực phẩm và đồ uống này mang lại.

Flavan-3-ol có trong thực phẩm tự nhiên tốt hơn trong các sản phẩm bổ sung vì nó có thể gây tổn thương gan và các vấn đề về dạ dày khi dùng liều cao.

“Đối với hầu hết mọi người, có lẽ sẽ dễ dàng vì chỉ cần vài tách trà là đủ. Nhưng những người không uống trà có thể cân nhắc những loại trái cây và rau quả có nhiều flavanol như táo. Cuối cùng, sẽ thật tuyệt nếu có một số hành động trong việc phát triển các khuyến nghị về chế độ ăn uống, bao gồm các hợp chất hoạt tính sinh học như flavanol. Nhưng đây là một quá trình dài hơn”, Tiến sĩ Kuhnle nói với MailOnline.

Khoai tây mọc mầm gây ngộ độc có đúng?

Khoai tây là thực phẩm bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể, giúp giữ dáng và làm đẹp da. Khoai tây mọc mầm thì sao, có độc hại như lời đồn đoán?

Khoai tây là thực phẩm quen thuộc tại nhiều quốc gia, đem lại một số lợi ích tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, nhiều gia đình có thói quen để khoai tây quá lâu mà không ăn đến, dễ gây ra tình trạng khoai tây mọc mầm. Việc ăn khoai tây mọc mầm có hại cho sức khỏe hay không đã trở thành đề tài tranh cãi.

Mỗi ngày 1 quả táo để tránh lão hoá sớm, kéo dài tuổi thọ

Các nhà khoa học cho rằng, mỗi ngày một ăn táo sẽ góp phần kéo dài tuổi thọ, đồng thời giúp cơ thể tránh bị lão hóa sớm. Nhưng ăn quá nhiều táo lại là gánh nặng cho cơ thể.

Theo các nhà nghiên cứu, trong thành phần của quả táo có lượng lớn axít carbolic. Đây là một thành phần quan trọng rất có ích cho quá trình tuần hoàn máu, giúp tăng cường khả năng bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể và làm cho tim khỏe hơn.

Ngoài ra, axít carbolic còn giúp làm giảm quá trình mô cứng thành mạch máu. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính tạo ra nguy cơ mắc các bệnh về tim, nhồi máu hay đột quỵ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.