Ai gọt thành đũa lệch?

Những lời nói của vợ, dù vô tình hay cố ý cũng đã khứa vào tim anh những vết thương rỉ máu. Anh là gã đàn ông thất bại.

Sau hơn hai mươi lăm năm chung sống hạnh phúc và luôn được ganh tỵ là người phụ nữ “ăn trắng, mặc trơn”, em bất ngờ phải tìm việc làm vì anh làm ăn thất bại, không còn khả năng đem đến cho em một cuộc sống thừa tiền bạc và vật chất như xưa. Bi kịch gia đình cũng bắt đầu từ đây…

Anh thay đổi công việc, vất vả hơn và thu nhập cũng thấp hơn rất nhiều so với thời còn làm ông chủ. Em vốn nấu ăn ngon, thử ra buôn bán hàng ăn nhưng chỉ mới vài ngày, em đã chán nản bỏ ngang vì thấy mình không có “giang buôn bán”. Sau đó, em tìm được việc phụ trách bếp ăn ở một công ty tư nhân và kéo theo anh về đó làm bảo vệ. Mặc dù công việc hiện tại của anh tạm ổn, nhưng vì em muốn vợ chồng làm chung nên anh cũng chiều theo. Em làm ở bếp ăn trong nhà, anh cả ngày phơi nắng ngoài trời để kiểm tra những chuyến xe chở hàng ra vào công ty nên da anh đen xạm, đến mức nhiều lúc soi gương anh còn không nhận ra chính mình. Nhưng rồi anh cũng mặc kệ, miễn là có thể kiếm ra tiền để bảo đảm cho cuộc sống gia đình không túng bấn là anh đã yên tâm.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Em được mọi người khen tuy đã U50 nhưng vẫn còn trẻ đẹp so với tuổi, và điều đó khiến em rất tự hào khi kể lại với anh. Dĩ nhiên anh cũng hãnh diện vì vợ mình được khen, nhưng sau đó là một nỗi tự ti lặng thầm mà em nào biết. Bởi vì, khi nói với anh về những lời khen tặng, dường như lúc nào em cũng kèm theo những câu đại loại như “Ai cũng hỏi em, chị lớn tuổi còn đẹp vậy chắc ngày xưa chắng khác gì hoa hậu, nhưng sao chị lại lấy một ông chồng có ngoại hình so với chị thua xa lắc, xa lơ?”, “Nhìn ông ấy với chị giống như hai chú cháu”, “Ai cũng hỏi em sao ông xã chị già quá vậy? Chị phơi phới thế này mà nhìn “ổng” tàn như đá mài dao”. Không biết em có nói quá lên không, em hơn anh một tuổi mà sao giờ anh lại trở thành kẻ thảm hại như vậy trong mắt mọi người (hay chỉ là trong mắt của riêng em?).

Ngày anh còn là người đàn ông thành đạt, chính em đã nhiều lần nói với anh rằng “Ai cũng khen em có phước mới gặp được người chồng lý tưởng như anh, nhiều phụ nữ ganh tỵ với em lắm đó!”. Bây giờ thì ngược lại “Anh có thấy mình là người đàn ông may mắn hay không? Nhiều đàn ông ngưỡng mộ anh vì xấu, già lại không phải đai gia mà có được vợ đẹp”. Em cho rằng mình ngày càng trẻ, còn anh càng lúc càng già đi nên chúng mình như đôi đũa lệch nhau.

Những lời nói của vợ, dù vô tình hay cố ý cũng đã khứa vào tim anh những vết thương rỉ máu. Anh là gã đàn ông thất bại. Sau hơn hai mươi năm cày cục để lo cho vợ con một cuộc sống ấm êm, dư dả, giờ anh không thể làm được như ngày ấy nữa thì trong mắt em, anh là kẻ vô dụng đáng thương. Em không ngại bóng gió cho anh biết giờ có nhiều người để mắt đến em, sẵn sàng cung phụng em nếu như em muốn… Có lẽ ý em muốn khoe với anh về lòng chung thủy của mình, rằng anh có phước lắm mới gặp người vợ không thay lòng đổi dạ, nhưng em có biết đâu trong lòng anh, em thực sự đã trở thành người khác mất rồi.

Anh thấy thất vọng nhiều về người vợ mình đã từng yêu quý suốt mấy mươi năm. Anh chỉ muốn em trở lại như ngày xưa, dịu dàng, khiêm tốn,nhưng biết mong muốn đó có thành hiện thực khi em đang cố biến mối quan hệ của vợ chồng mình thành đôi đũa lệch nhau???

Xấu hổ vì sống cảnh già nhân ngãi...

Đã không ít lần anh lâm vào tình trạng khó xử như trên vì giới thiệu em là bà xã cũng đúng, mà bạn gái cũng chẳng sai. 5 năm rồi, chúng ta cứ sống theo kiểu “lửng lơ con chuồn chuồn"...

Anh đưa em đi dự tiệc cùng công ty. Vừa đến cổng nhà hàng thì gặp sếp tổng mới chuyển về. Sếp quan tâm hỏi: “Bạn gái của chú à?”. Anh lưỡng lự một giây rồi gật đầu: “Dạ. Đây là Vy, bạn gái em!”. Ai ngờ, đến lúc ngồi vào bàn tiệc, thằng Quang cùng phòng lại lanh chanh giới thiệu: “Chắc sếp chưa biết, đây là Vy, bà xã anh Hùng!”. Kết quả là sếp cứ tròn mắt nhìn anh. Còn anh chỉ biết cười gượng bào chữa: “Dạ, bọn em đang chuẩn bị cưới!”…

Đã không ít lần anh lâm vào tình trạng khó xử như trên. Bởi lẽ, giới thiệu em là bà xã cũng đúng, mà bạn gái cũng chẳng sai. 5 năm rồi, chúng ta cứ sống theo kiểu “lửng lơ con chuồn chuồn”, già nhân ngãi mà non vợ chồng.

Vợ chồng, con cái biến thành… người dưng

Gia đình tôi gặp vấn đề lớn vì công nghệ số. Nó khiến cả nhà sống… ảo. Cứ đà này, vợ chồng, con cái sẽ biến thành… người dưng mất 

Công nghệ số đang giúp cuộc sống gia đình ngày càng văn minh, tiến bộ trong thời hội nhập. Tuy nhiên, nó cũng khiến nhiều gia đình đối mặt với nguy cơ lớn...

Cả nhà đều sống… ảo

Tìm đến phòng tư vấn, chị Vân (Đội Cấn, Ba Đình, HN) nỗi niềm: “Gia đình tôi đang gặp vấn đề lớn vì công nghệ số. Nó khiến cả nhà đều sống… ảo. Cứ đà này, vợ chồng, con cái sẽ biến thành… người dưng mất”.

Chị Vân làm thủ thư có chồng là kỹ sư công nghệ thông tin, con gái lớn đang học lớp 10, con trai học lớp 8. Do có chồng làm trong lĩnh vực công nghệ số nên hai vợ chồng và con cái được tiếp xúc các thiết bị điện thoại, máy tính bảng rất hiện đại. Chị Vân tính sơ sơ, anh chị mỗi người hai máy điện thoại, một laptop, một máy tính bảng cầm tay, hai đứa con cũng được trang bị điện thoại, ipad, ipod ngay từ nhỏ. Ngoài chức năng để làm việc, liên lạc, những thiết bị công nghệ đó còn là phương tiện giải trí thường xuyên của các thành viên. Nhìn ở một góc độ, chúng giúp gia đình chị bắt nhịp với cuộc sống hiện đại nhanh chóng. Thế nhưng đằng sau những tiện ích ấy là một vấn đề nan giải.

- Gần một tháng ốm nằm nhà, tôi mới nhận ra công nghệ số đang biến chồng và các con tôi là những người rất tuyệt vời trong thế giới ảo nhưng lại giống như người dưng ngoài đời thực. Hôm nào mở “phây”, tôi cũng được chồng chúc vợ mau khỏe, rồi anh kể lể với bạn bè tình hình vợ ốm này nọ, hỏi họ xem bệnh của tôi nên ăn uống thế nào để mau khỏe, cần uống thêm loại thuốc bổ gì. Rồi thiệp hoa điện tử chúc vợ nhanh chóng khỏi ốm được anh gửi lên “phây” mỗi ngày. Nhưng ngoài đời thực, sáng anh ấy ra khỏi nhà phó mặc việc chăm sóc tôi cho giúp việc. Tối đi làm về, anh hỏi vợ qua quýt một vài câu rồi lại cắm cúi vào điện thoại để cập nhật “phây” cho đến khuya.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Tương tự, hai đứa con cũng quan tâm, lo lắng cho mẹ trên “phây” nhưng về nhà chẳng biết mẹ ăn uống thế nào, uống thuốc chưa. Mẹ cần thứ gì chúng gọi ngay giúp việc rồi lên gác học bài không thì dính chặt bên mấy cái máy tính. Tôi có cảm giác, tình cảm vợ chồng con cái trong nhà đang… ảo dần.

Báo động khủng hoảng gia đình thời công nghệ số

Trong một lần trả lời phỏng vấn của báo PNTĐ về các nguy cơ mà gia đình Việt phải đối mặt trong thời hiện đại, tiến sĩ (TS) Trịnh Hòa Bình (Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học) cho rằng công nghệ càng phát triển càng giúp đời sống gia đình văn minh, tân tiến hơn. Thế nhưng nó cũng tiềm tàng một ẩn họa lớn như: khiến cho cấu trúc gia đình đổ vỡ, các mối quan hệ giữa các thành viên lỏng lẻo dần, những chức năng trong gia đình bị tiết giảm và đặc biệt là chức năng tình cảm bị xơ cứng.

Tôi gặp chị Tuyết Minh (Thanh Xuân, HN) tại văn phòng luật sư số 5 HN khi chị đến đây tìm hiểu thủ tục ly hôn và chia tài sản. Cuộc hôn nhân của chị đi đến hồi kết bởi sự tác động quá mạnh của thế giới công nghệ số. Sau khi kết hôn, chị ở nhà đảm nhiệm công việc nội trợ. Cả ngày thế giới của chị xoay quanh việc đưa đón con cái đến trường rồi về dọn dẹp nhà cửa, cơm nước. Khoảng thời gian chị được vui vầy, nhận lại sự quan tâm từ chồng con là buổi tối. Nhưng hôm nào cũng vậy, chồng chị ăn uống xong là lại vớ lấy máy tính. Anh bỏ mặc chị với những tâm tư cần được động viên, giải tỏa. Chỉ lúc nào chị gắt gỏng, cáu bẳn thì chồng con mới quan tâm chút ít rồi đâu lại vào đấy. Dần dần chị biến thành cái bóng trong nhà, thỉnh thoảng lại làm loạn nhà cửa bằng những trận cãi vã. Không khí gia đình theo đó cũng ngột ngạt dần.

Theo TS Bình, những trường hợp gia đình bị khủng hoảng bởi thời đại công nghệ số như chị Minh, chị Vân không còn lạ và hiếm, mà dường như nó ngày càng trở nên phổ biến, khi mà các thành viên sống quá lệ thuộc vào các thiết bị công nghệ. Chức năng tình cảm trong gia đình được thể hiện qua sự quan tâm, chăm sóc, giao tiếp trực tiếp hàng ngày giữa các thành viên thì nay được thay thế bằng ông “gu gồ”. Một đứa trẻ khi thắc mắc một vấn đề gì đó thay vì hỏi trực tiếp bố mẹ thì nó quay sang tra “gu gồ”. Vợ chồng thay vì trực tiếp trao đổi với nhau thì lại lên mạng chat, chít, email. Cứ thế, con đường giao tiếp trực tiếp bị rút ngắn dần.

Hãy để công nghệ hỗ trợ cuộc sống gia đình đừng để nó biến chúng ta thành “nô lệ”. Có như vậy, gia đình với bền vững” – TS Bình chia sẻ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới