5 sai lầm tai hại khi uống trà đá, 90% người Việt không biết

Trà đá là loại đồ uống quen thuộc với nhiều người nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng, không gây hại sức khỏe.

Không uống trà đá khi bị sỏi gan, mật, tiết niệu

Người bị sỏi gan, mật, tiết niệu cần tránh sử dụng loại đồ uống này. Bởi trong trà đá có chứa cafeine và axit tannic. Hai chất này tham gia vào quá trình trao đổi chất ở gan, khiến chức năng gan bị suy yếu.

Bên cạnh đó, axit oxalic trong trà kết hợp với canxi sẽ tạo thành chất kết tủa trong đường tiết niệu. Lượng kết tủa này nếu không được đào thải ra ngoài sẽ gây ra sỏi thận, sỏi tiết niệu.

Người già, trẻ nhỏ không nên uống trà đá

Nguyên nhân là chất cafeine trong trà gây ra căng thẳng, khó ngủ đặc biệt là đối với người già.

Chất axit tanic trong trà không thích hợp với trẻ nhỏ bởi nó gặp sắt trong dạ dày sẽ tạo thành phản ứng bất lợi cho sức khỏe, làm thiếu hụt sắt trong cơ thể trẻ, thậm chí dẫn tới thiếu máu.

5 sai lam tai hai khi uong tra da, 90% nguoi Viet khong biet

Ảnh minh họa

Tránh uống trà đá khi đang đói

Cách chuyên gia giải thích rằng, uống trà đá khi đang đói sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, khiến cơ thể hấp thụ nhiều cafeine gây ra hiện tượng run chân tay, cồn cào, xót ruột, chóng mặt... Uống trà đá khi đói còn có thể khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, gây hại cho phổi và hệ hô hấp.

Uống trà đã pha từ lâu

Uống trà ngay sau khi pha là cách tuyệt vời nhất để đảm bảo hương vị và chất lượng. Tuy nhiên, đa số các quán trà đá vỉa hè đều pha sẵn từ lâu, khi có khách chỉ cần rót ra cốc là được. Ngoài ra, họ có thể sử dụng các loại lá trà không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh. Trà để lâu và không sạch có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa, ngộ độc...

Uống trà sau khi ăn

Nhiều người Việt thường có thói quen uống trà sau bữa ăn để làm sạch miệng, khử mùi tanh. Tuy nhiên, chất tannin trong lá trà kết hợp với thức ăn sẽ tạo nên những hợp chất khiến hệ thống tiêu hóa bị ứ đọng, thức ăn khó tiêu, dinh dưỡng không được hấp thụ. Từ đó làm tăng nguy cơ bị táo bón và tích lũy các chất có hại trong cơ thể.

Uống trà kiểu này, sớm phá hủy thận

(Kiến Thức) - Uống trà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên uống không đúng cách trà sẽ trở thành con dao hai lưỡi.

Trà có chứa florua, nếu uống quá nhiều có thể gây hỏng thận. Ảnh: toutiao.
Trà có chứa florua, nếu uống quá nhiều có thể gây hỏng thận. Ảnh: toutiao. 

Điều tồi tệ gì xảy ra khi bạn uống trà lúc đói bụng

(Kiến Thức) - Uống trà có lợi ích sức khoẻ nhưng nó cũng có những rủi ro, nếu bạn uống lúc dạ dày rỗng vào buổi sáng. Sau đây là những gì xảy ra khi bạn uống trà lúc đói bụng.

Uống trà lúc đói bụng vào buổi sáng sẽ làm gián đoạn hệ thống chuyển hóa do sự mất cân bằng các chất có tính axit và kiềm trong dạ dày. Điều này có thể cản trở hoạt động trao đổi chất thường xuyên và có thể gây ra nhiều phiền toái cho cơ thể.

Uống trà lúc đói bụng vào buổi sáng sẽ làm gián đoạn hệ thống chuyển hóa do sự mất cân bằng các chất có tính axit và kiềm trong dạ dày. Điều này có thể cản trở hoạt động trao đổi chất thường xuyên và có thể gây ra nhiều phiền toái cho cơ thể.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.