5 động tác dưỡng sinh cho người cao huyết áp

(Kiến Thức) - Người bệnh cao huyết áp ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý còn cần có những hoạt động vận động thể lực phù hợp để phòng tránh những biến chứng. 

5 động tác dưỡng sinh cho người cao huyết áp
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Động tác 1: Ngồi thẳng lưng trên ghế hoặc ngồi trên giường (thõng hai chân xuống đất hoặc xếp bằng), dùng sống ngón tay cái xát mạnh hai bên cột sống thắt lưng cho ấm nóng. Tiếp theo, dùng hai lòng bàn tay úp lên vùng thắt lưng, đẩy lên đẩy xuống xoa mạnh cho vùng này ấm nóng lên là được (cảm giác ấm nóng có thể truyền tới vùng bụng). Hít thở bình thường, nhẹ, đều.
Động tác 2: Tư thế như động tác 1. Xoa ấm hai bàn tay rồi dùng hai bàn tay xoa đều vùng ngực, sườn và hông cho ấm lên. Hít thở bình thường, nhẹ, đều.
Động tác 3: Nằm ngửa, kê đầu hơi cao, hai chân duỗi thẳng, tư thế thoải mái. Xoa ấm hai bàn tay rồi dùng bàn tay trái đặt lên vùng bụng trên, khoảng giữa rốn và chấn thủy, lấy bàn phải úp lên bàn tay trái, đẩy bàn tay trái xoa vòng ngược chiều kim đồng hồ 50 - 100 lần, sau đó lại đổi tay (bàn tay trái úp trên bàn tay phải), xoa vòng thuận chiều kim đồng hồ 50 - 100 lần, đến khi vùng bụng trên có cảm giác ấm nóng là được. Hít thở bình thường, nhẹ, đều.
Động tác 4: Tư thế nằm ngửa, kê đầu hơi cao, úp bàn tay trái lên vùng bụng dưới, khoảng giữa rốn và xương mu (vùng có huyệt khí hải), lấy bàn tay phải úp lên bàn tay trái, đẩy bàn tay trái xoa vòng ngược chiều kim đồng hồ 50 - 100 lần, sau đó lại đổi tay (bàn tay trái úp trên bàn tay phải), xoa vòng thuận chiều kim đồng hồ 50 - 100 lần, đến khi vùng bụng dưới có cảm giác ấm nóng là được. Hít thở bình thường.
Động tác 5: Nằm ngửa trên giường, đầu kê hơi cao, chân và lưng duỗi thẳng, 2 bàn tay đặt úp nhẹ lên bụng, thả lỏng các cơ bắp toàn thân, mắt nhắm hờ. Hít hơi vào chậm, sâu, phình bụng lên vừa sức mình (không cố gắng, căng thẳng quá). Đếm 1, 2, 3, 4 chậm rãi, thở ra từ từ cho hết hơi, xẹp bụng xuống. Đếm 1, 2, 3, 4 chậm rãi.
Ban đầu, thời gian mỗi lần tập thở khoảng 10 phút, sau đó tăng dần. Điều quan trọng nhất là hơi thở vào ra phải tự nhiên, chậm, sâu và đều. Tâm trí thanh thản, yên bình, nhẹ nhàng, chỉ chú ý vào hơi thở, không nghĩ ngợi bất cứ điều gì khác. Nhịp thở chậm, sâu, đều sẽ giúp cho tâm trí trở nên an hòa, thư thái. Cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng khí sẽ khoẻ khoắn hơn, giấc ngủ ngày càng tốt hơn, giúp ích rất nhiều cho việc điều hòa huyết áp.

Cần tây tốt cho người cao huyết áp

(Kiến Thức) - Rau cần tây có chứa các vitamin A, B, C, nhiều chất khoáng vi lượng cần thiết cho cơ thể. Theo Đông y, cần tây có vị chát, mùi thơm nồng, có tác dụng thanh nhiệt, trợ tiêu hoá, chỉ khái (làm ngưng ho) và ổn định huyết áp cho người bệnh cao huyết áp. 

Cần tây tốt cho người cao huyết áp
Các món cháo rau cần tây
Cháo rau cần tây: Tác dụng hạ huyết áp. Rau cần tây tươi (cả rễ) 50g, gạo tẻ 60g. Rau cần tươi rửa sạch, xắt nhỏ, cho vào nồi với lượng nước thích hợp để nấu cháo cùng gạo tẻ. Mỗi ngày ăn vào buổi sáng và bữa tối, dùng liền trong một tuần. 

Thoát “cửa tử” sau 4 - 8 tuần chữa bệnh cao huyết áp

(Kiến Thức) - Sau lần bố đẻ thoát "cửa tử" bằng bài thuốc Đông y, quan điểm của chị Lương Thụy Diễm Thúy (TPHCM) giờ đã khác về Đông y hay thuốc Bắc, thuốc Nam...

Thoát “cửa tử” sau 4 - 8 tuần chữa bệnh cao huyết áp
Thật sự ngạc nhiên!
Chị là Lương Thụy Diễm Thúy chia sẻ, gia đình hai bên và bản thân chị luôn coi trọng vào Tây y chứ không tin tưởng vào Đông y hay thuốc Bắc, thuốc Nam. Sau biến cố bố đẻ bị bệnh cao huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính phải thường xuyên nằm Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TPHCM để thở oxy, làm vật lý trị liệu nhưng kết quả chậm. Nhất là cách đây hơn 2 năm thì bệnh tình trở nặng, bác sĩ cũng lắc đầu và gia đình đưa bố chị về nhà để chuẩn bị lo hậu sự. Khi ấy, mẹ chồng nói chị cho bố đẻ thử uống thuốc Nam, rồi bà giới thiệu lương y Nguyễn Văn Minh (Hội Đông y Gò Vấp, TPHCM) - người mà bà tin tưởng chữa bệnh lâu nay. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới