4 lưu ý quan trọng F0 điều trị tại nhà cần ghi nhớ thực hiện

Theo PGS.TS Trần Đình Bình tại Đại học Y – Dược (Đại học Huế) F0 điều trị tại nhà muốn hiệu quả phải chú ý những điều này.

Ăn uống và dinh dưỡng đầy đủ

Bệnh nhân mắc Covid-19 có thể gặp các triệu chứng như mất khứu giác, vị giác, thậm chí mất cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, chán ăn. Vì vậy, nhiều F0 ăn uống không đầy đủ khiến cho tình trạng bệnh nặng dần thêm.

Dinh dưỡng tốt là yếu tố quan trọng giúp F0 mau lành bệnh. Vì vậy, người bệnh dù thế nào cũng cố ăn uống đầy đủ, bổ sung điện giải bằng nước oresol, các loại nước trái cây, hoa quả.

Người thân của F0 cũng nên nhắc họ ăn uống đầy đủ, ăn các đồ ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa và an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh các chất kích thích như rượu bia.

Tránh lạm dụng thuốc

Nếu F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ thì có thể không cần dùng thuốc, kể cả gói thuốc A, B, C như các hướng dẫn. Có thể chỉ cần dùng các thuốc thông thường như hạ sốt, vitamin bồi bổ cơ thể.

Với các loại thuốc kháng virus, kháng viêm, chống đông máu tuyệt đối không được tự ý dùng bởi có thể nguy hiểm, khiến cho tình trạng sức khỏe của người bệnh xấu đi, gây khó khăn cho thầy thuốc khi xử lý.

Tốt nhất người bệnh chỉ nên dùng thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của nhân viên y tế.

4 luu y quan trong F0 dieu tri tai nha can ghi nho thuc hien
Ảnh minh họa

Tự theo dõi sức khỏe, kết nối với y tế cơ sở

Người bệnh cần chú ý đến các triệu chứng bệnh. Nếu thấy khó thở thì tình trạng bệnh có thể đang nghiêm trọng hơn, cần được chăm sóc y tế ngay lập tức vì tình trạng thiếu oxy hòa tan trong máu là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất của bệnh nhân COVID-19. Nhiều trường hợp diễn biến rất nhanh, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn.

F0 cần thường xuyên liên hệ với y tế cơ sở, tổ y tế lưu động tại địa bàn để cán bộ y tế có thể trực tiếp chăm sóc, kiểm tra SpO2 khi có tình huống khẩn cấp.

Nếu gia đình F0 có thể trang bị máy đo SpO2 thì nên thường xuyên theo dõi. Ngoài ra, F0 cũng nên theo dõi tình trạng sức khỏe chung. Nếu quá mệt hoặc lơ mơ thì liên hệ ngay với nhân viên y tế.  

An toàn bảo vệ cá nhân và những người xung quanh

Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối 5K và vệ sinh tay thường xuyên. Tránh tiếp xúc với người nhà và những người xung quanh.

Các chất thải cá nhân như khẩu trang, giấy lau, các vật dụng khác cần cho vào túi rác màu vàng an toàn, xịt dung dịch khử khuẩn vào túi chất thải để loại bỏ virus gây bệnh. Thu gom, giặt giũ áo quần với xà phòng.

Ngoài ra, người bệnh nên giữ cho tinh thần của mình được thoải mái, không nên mặc cảm hay quá lo lắng cho bệnh tình của mình.

Hàng ngày nên duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục nhẹ nhàng, đọc sách, viết bài, học tập để tránh tình trạng mệt mỏi, lười biếng.

Không cần kiêng khem khi bị tiêu chảy

Cháu Vũ Thùy Linh (17 tháng tuổi, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) được đưa đến Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba vì bị đi ngoài đã 3 ngày, ngày "cao điểm" đi ngoài tới 5 - 6 lần.

Mẹ cháu Linh cho biết, ngoài việc cho con uống tạm men tiêu hóa tại nhà, chị đã kiêng triệt để không cho con ăn cá, tôm, trứng, bánh ngọt, không cho dầu ăn khi nấu cháo... nói chung là các đồ ngọt, mỡ và tanh với mục đích để cháu khỏi đi ngoài nhưng không thấy con đỡ.

Bác sĩ đã kê thuốc cho Linh uống, đồng thời khuyên mẹ cháu không nên cho con ăn kiêng khi bị tiêu chảy bởi việc ăn kiêng sẽ làm cháu thiếu hụt dinh dưỡng.

Kỳ lạ liệu pháp chôn dưới cát để chữa liệt dương

(Kiến Thức) - Liệu pháp chôn mình trong cát từ lâu đã được một số nước như Palestinin, Campuchia, Ai Cập...quan niệm có thể chữa nhiều bệnh mãn tính.

Y học cổ truyền nhiều nước trên thế giới tin rằng, đàn ông chôn mình trong cát nóng sẽ chữa được chứng liệt dương.
 Y học cổ truyền nhiều nước trên thế giới tin rằng, đàn ông chôn mình trong cát nóng sẽ chữa được chứng liệt dương.


 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.