4 kiểu người không nên tiêm vắc xin Covid -19

Vắc xin Covid -19 là cánh cửa giúp bạn sống chung với bệnh dịch, nhưng những nhóm người này không nên tiêm.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo thì mỗi quốc gia muốn đạt tới miễn dịch cộng đồng cần phải tiêm phòng vắc xin Covid -19 cho ít nhất 70% dân số. Cũng giống với các loại dược phẩm khác, vắc xin Covid-19 có thể gây một số tác dụng phụ và không phù hợp ở từng đối tượng nhất định. Tất cả những người có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần hoạt chất, hoạt tá dược nào liệt kê trong mục thành phần vắc xin đều không được tiêm vắc xin Covid-19.

Ngoài ra, những nhóm người dưới đây cũng cần thận trọng tiêm chủng:

- Những người đã từng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng, phản ứng phản vệ sau khi tiêm vắc xin nào đó trước đây.

 - Người có hệ miễn dịch bị suy yếu, hoặc bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch như:  corticosteroid liều cao, thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc ung thư.

- Những người hiện đang bị nhiễm trùng nặng với thân nhiệt cao trên 38°C/ 100.4°F cũng không nên tiêm.

- Những người đang có vấn đề về xuất huyết, chảy máu hoặc bầm tím, hoặc đang có dùng thuốc làm loãng máu, thuốc chống đông máu...

Nếu như bạn thuộc những đối tượng trong trường hợp trên thì không nêm tiêm vắc xin Covid -19. Khi chưa rõ vấn đề gì bạn hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi bạn được tiêm vắc xin.

4 kieu nguoi khong nen tiem vac xin Covid -19
Người đang xuất huyết

Cảnh báo những loại thực phẩm không dùng sau tiêm vắc xin Covid -19

- Sau khi tiêm vắc xin Covid -19 bạn không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu tiên. Nguyên nhân là rượu, bia có thể ức chế miễn dịch, gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của vắc xin.

- Bạn không uống nhiều thực phẩm chứa caffein như: trà, cà phê, nước tăng lực... trước khi tiêm. Bởi caffein làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng.

4 kieu nguoi khong nen tiem vac xin Covid -19-Hinh-2
Người có tiền sử dị ứng với thành phần vắc xin

- Khi đi tiêm cũng cần bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ bởi sau tiêm cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước. Nên uống nước từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể bổ sung nước hoa quả như nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C, A.

- Sau khi tiêm chủng nên ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm, đủ các nhóm chất thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi để bồi bổ cơ thể giảm đi những tác dụng phụ của vắc xin có thể mang lại. 

Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo về phản ứng phụ sau tiêm vắc xin AstraZeneca

(Kiến Thức) - Dù nhiều nước trên thế giới đang tạm ngừng tiêm vắc xin AstraZeneca, Việt Nam vẫn tiếp tục chương trình tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19. Các ca phản ứng phụ sau tiêm chủng ở nước ta đều được xử trí kịp thời, sức khỏe ổn định.

Thông tin từ Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia cho biết, có thêm 4.260 người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong ngày 15/3. Báo cáo nhanh từ các điểm tiêm chủng cho thấy, đã ghi nhận thêm các trường hợp phản ứng phụ sau tiêm chủng với các dấu hiệu như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, phát ban, đau cơ, đau đầu, tiêu chảy… tương tự triệu chứng thông thường như thông báo của nhà sản xuất vắc xin AstraZeneca.
Bo Y te tiep tuc khuyen cao ve phan ung phu sau tiem vac xin AstraZeneca
Sau đúng một tuần triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, tổng cộng 15.865 người đã được tiêm vắc xin AstraZeneca ở Việt Nam. 
Như vậy, sau đúng một tuần triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, tổng cộng 15.865 người đã được tiêm ở 12 tỉnh/thành phố: Hải Dương, Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, TPHCM, Gia Lai, Long An, Đà Nẵng, Hoà Bình và Khánh Hoà.
Đối tượng được tiêm vắc xin AstraZeneca bao gồm: cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.
Các thông điệp tư vấn và hướng dẫn theo dõi phản ứng sau tiêm của loại vắc xin mới này được các cán bộ y tế truyền tải cho từng người đi tiêm chủng. Vì vậy, các dấu hiệu bất thường về sức khỏe sau tiêm vắc xin COVID-19 cần được người đi tiêm chủng thông báo ngay cho các cơ sở y tế để ngành y tế kịp thời xử lý theo đúng quy định, giúp những trường hợp có phản vệ độ 2 và 3 sớm ổn định sức khoẻ.
Ngày đầu tiên ngay sau khi triển khai, một số người đã thông báo tình trạng đau tại chỗ tiêm, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí buồn ngủ. Dấu hiệu này kéo đến ngày hôm sau ở khoảng một nửa số trường hợp với hiện tượng đau đầu, đau nhức cơ thể, mệt mỏi.
Quan trọng đây là các triệu chứng thường gặp sau chủng ngừa của phần lớn các vắc xin và đặc biệt là sau khi tiêm vắc xin COVID-19. Phần lớn mọi người đều ổn sau khi dùng thuốc hạ sốt, giảm đau thông thường. Với nhiều trường hợp, hiện tượng này mất đi ngay vào sáng hôm sau, cảm giác như chưa có sự khó chịu sau tiêm chủng như vậy.
Trước khi đưa vắc xin vào triển khai, tất cả các điểm tiêm chủng được Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật kiểm tra, giám sát chặt chẽ và đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định.
Đặc biệt trong những ngày đầu mới triển khai, tất cả các điểm tiêm chủng đều có sự giám sát, hỗ trợ của Bộ Y tế và các Viện Vệ sinh Dịch tễ/Viện Pasteur.
Trong quá trình triển khai, người đến tiêm chủng đều được khám sàng lọc trước tiêm chủng và yêu cầu khai báo về tình tạng sức khỏe, bệnh nền và các mũi tiêm chủng trong thời gian gần đây để cán bộ y tế đưa ra chỉ định phù hợp.
Đồng thời người đến tiêm chủng được tư vấn đầy đủ về tác dụng và những sự cố bất lợi có thể xảy ra, những dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần thông báo cho cán bộ y tế. Trên thực tế, tất cả các dấu hiệu bất thường về sức khỏe sau tiêm đều được theo dõi và báo cáo.
Bo Y te tiep tuc khuyen cao ve phan ung phu sau tiem vac xin AstraZeneca-Hinh-2
Nhiều quốc gia châu Âu và Đông Nam Á quyết định dừng tiêm chủng vắc xin AstraZeneca.

Tiêm vắc xin COVID-19 Bệnh viện E, các điểm: Hà Nội nên “chi viện” giữ trật tự... để bác sĩ làm chuyên môn

Về điểm tiêm vắc xin COVID-19 Bệnh viện E, trao đổi với Báo Tri thức và Cuộc sống, PGS.TS. Lâm Bá Nam cho rằng, Hà Nội cần bố trí lực lượng bảo vệ an ninh trật tự tại các điểm tiêm, kiểm soát đảm bảo giãn cách, hỗ trợ lực lượng y tế để các bác sĩ tập trung vào chuyên môn.

Hà Nội cần “chi viện” lực lượng giữ trật tự điểm tiêm vắc xin COVID-19 để bác sĩ tập trung làm chuyên môn, chống dịch

“Hà Nội phải nâng cao vai trò trong chống dịch, chú trọng hơn nữa việc chống dịch ngay tại các điểm tiêm vắc xin COVID-19”, PGS.TS. Lâm Bá Nam, Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhãn học Việt Nam, phải tăng cường các điều kiện hỗ trợ các điểm tiêm vắc xin COVID-19, bởi sắp tới Hà Nội sẽ tăng các điểm tiêm chủng.

“Sự việc diễn ra tại Bệnh viện E - Hà Nội cũng phải rút kinh nghiệm. Chủ trương thay đổi về mặt tiếp cận chống dịch đã mới hơn, trong thời điểm này chống dịch COVID-19 là số 1. Hà Nội phải đẩy chống dịch lên hàng đầu, trong đó phải quan tâm đến các điểm tiêm vắc xin. Do vậy phải bố trí cả lực lượng bảo vệ an ninh trật tự tại các điểm tiêm, kiểm soát đảm bảo giãn cách, cơ sở và các điều kiện để tiến hành tiêm dịch cùng với đội ngũ cơ sở y tế”, PGS.TS. Lâm Bá Nam nêu ý kiến.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.