3 loại ký sinh trùng nguy hiểm nhất đối với con người

Những kẻ ký sinh này không những dùng cơ thể người làm nơi sinh sống mà còn gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm cho chúng ta.

Những loại ký sinh trùng này có thể người ta chết dần chết mòn, tờ Khoa học Phát triển thông tin:
1. Amip ăn não
3 loai ky sinh trung nguy hiem nhat doi voi con nguoi
Hình ảnh trên kính hiển vi của Amip. Nguồn: Khoahocphattrien.
Loài Amip ăn não có tên khoa học là Naegleria fowleri. Chúng thường xuất hiện trong nước ngọt và trong đất. Khi xâm nhập vào cơ thể chứng gây viêm não nghiêm trọng dẫn đến tử vong do mô não bị phá hủy.
3 loai ky sinh trung nguy hiem nhat doi voi con nguoi-Hinh-2
Nước bẩn là nơi chứa nhiều Amip. Ảnh minh họa. Nguồn: Khoahocphattrien.
Loài Amip này xâm nhập vào cơ thể người qua đường mũi khi chúng ta bơi ở sông, hồ hoặc hồ bơi chưa tẩy trùng. Từ mũi chúng sẽ xâm nhập và phá hủy não dẫn đến tử vong.
Các bệnh nhân bị nhiễm Amip ăn não sẽ có triệu chứng sau khoảng 2 tuần. Các triệu chứng thường gặp là nhức đầu, buồn nôn, choáng váng và mất thăng bằng. Bệnh nhân thường tử vong sau 3-7 ngày xuất hiện triệu chứng.
Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị loài Amip này. Chúng ta cần phòng chống bằng cách tránh tiếp xúc với nước bị ô nhiễm, dùng kẹp mũi khi đi bơi…
2. Ký sinh trùng sốt rét
Hằng năm, trên thế giới, sốt rét gây bệnh cho 525 triệu người, trong số đó có 1-3 triệu người tử vong. Sốt rét thường xảy ra ở những nơi đói nghèo, lạc hậu và là một nguyên nhân cản trở phát triển kinh tế.
3 loai ky sinh trung nguy hiem nhat doi voi con nguoi-Hinh-3
 Muỗi Anopheles, vật trung gian truyền bệnh sốt rét. Nguồn: Khoahocphattrien.
Bệnh sốt rét gây ra bởi ký sinh trùng sốt rét Plasmodium. Ký sinh trùng sốt rét lây nhiễm sang con người từ muỗi Anopheles qua vết chích. Trong cơ thể, chúng sẽ làm tổ trong hồng cầu gây ra những đợt vỡ hồng cầu hàng loạt dẫn đến những cơn rét run cho bệnh nhân.
Bệnh nhân bị sốt rét có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu được chữa trị đúng cách. Tuy nhiên, sốt rét nặng có thể tiến triển bệnh cực nhanh và gây tử vong cho bệnh nhân sau vài giờ.
3 loai ky sinh trung nguy hiem nhat doi voi con nguoi-Hinh-4
 Ngủ mùng là biện pháp phòng chống sốt rét hiệu quả. Nguồn: Khoahocphattrien.
Hiện nay, chưa có vaccine phòng ngừa sốt rét. Việc phòng chống muỗi truyền bệnh là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. Có thể kể đến những biện pháp như ngủ màn được tẩm hóa chất, phun thuốc trừ muỗi, diệt ấu trùng muỗi, phát quang bụi rậm
3. Giun chỉ gây bệnh chân voi
Giun chỉ Wuchereria bancrofti là loài ký sinh phổ biến ở phu vực Đông Nam Á. Cũng giống như sốt rét, con đường lây nhiễm của giun chỉ là qua muỗi. Khi bị muỗi chích, hàng trăm ấu trùng sẽ lúc nhúc bò vào mạch máu.
3 loai ky sinh trung nguy hiem nhat doi voi con nguoi-Hinh-5
 Bệnh nhân bị bệnh chân voi. Nguồn: Khoahocphattrien.
Trong cơ thể người, giun chỉ làm tổ trong các hạch bạch huyết. Tại đây, chúng sẽ phát triển nhanh chóng và có thể dài tới 10 cm. Giun chỉ sẽ làm tắc các đường bạch huyết gây ra chứng chân voi (chân to đến mức bất thường). Qua nhiều năm, xác giun ở hạch bạch huyết có thể gây sung phù chân, sưng mủ và chảy dịch ở nang lông.
Để phòng chống bệnh giun chỉ, cần phải bôi thuốc chống muỗi và ngủ màn để chống bị muỗi chích.

Ảnh động ghê người ký sinh trùng chui ra khỏi vật chủ

(Kiến Thức) - Sau khi vật chủ chết, những con ký sinh trùng ngọ nguậy chui ra khỏi ổ và tìm “ngôi nhà” mới để ăn bám.

Anh dong ghe nguoi ky sinh trung chui ra khoi vat chu
Hình ảnh rùng mình cho thấy một con giun khổng lồ ngọ nguậy chui ra khỏi bụng một con dế nhỏ. Đây là giun bờm ngựa, có tên khoa học là Nematomorpha chuyên ký sinh trong các loại côn trùng, đặc biệt là dế.  
Anh dong ghe nguoi ky sinh trung chui ra khoi vat chu-Hinh-2
Cảnh tượng dị thường con giun ký sinh chui ra khỏi cơ thể của một con bọ ngựa. Sau khi một nông dân dùng thuốc diệt côn trùng để giết chết con bọ ngựa, vài giây sau, con giun to lớn chui ra khỏi cơ thể vật chủ, ngọ nguậy trên sàn nhà. 
Anh dong ghe nguoi ky sinh trung chui ra khoi vat chu-Hinh-3
Sinh vật ký sinh dài ngoằng không ngừng uốn lượn, di chuyển để thoát ra khỏi cơ thể một con gián vừa bị giẫm nát.  
Anh dong ghe nguoi ky sinh trung chui ra khoi vat chu-Hinh-4
Ấu trùng ruồi trâu ngọ nguậy chui ra từ da người khiến người xem nổi da gà. Nhà côn trùng học Piotr Naskrecki của Đại học Harvard (Mỹ) đã quyết định "nuôi" ấu trùng ruồi trâu trong cơ thể mình, rồi ghi lại cảnh chúng chui ra khỏi da một cách rùng rợn. 
Anh dong ghe nguoi ky sinh trung chui ra khoi vat chu-Hinh-5
 Một cảnh tượng khác ghê rợn không kém khi ấu trùng ký sinh của loài ruồi trâu được gắp ra khỏi đầu của một cô gái. Loài ruồi trâu hay còn gọi là BotFly có khả năng ký gửi trứng của mình vào những động vật khác như muỗi, sau đó muỗi đốt con mồi thì sẽ vô tình truyền ấu trùng vào vật chủ khác như gia súc hoặc người. 
Anh dong ghe nguoi ky sinh trung chui ra khoi vat chu-Hinh-6
Con giun ký sinh quằn quại chui ra khỏi xác con nhện lông lá đen xì khiến người xem khiếp vía.  
Anh dong ghe nguoi ky sinh trung chui ra khoi vat chu-Hinh-7
Ảnh cận cảnh về con mắt lổm ngổm giun bò trong đó khiến ai cũng phải kinh hãi. Hình ảnh được cắt ra từ một đoạn video trong phòng khám của bệnh viện ở châu Á cho thấy trường hợp nhiễm giun sán ở người trưởng thành. 
Anh dong ghe nguoi ky sinh trung chui ra khoi vat chu-Hinh-8
Sán dây Schistocephalus solidus ký sinh trong cơ thể một con cá đang ngọ nguậy, nó ký sinh dọc theo đường tiến hóa, khiến bụng nạn nhân sưng lên căng phồng. 
Anh dong ghe nguoi ky sinh trung chui ra khoi vat chu-Hinh-9
Một trong những loài “zombie” đáng sợ trong thế giới động vật là ký sinh Sacculina carcini trên cua, có khả năng thay đổi giới tính của vật chủ. Khi xâm nhập cua đực, nó bắt đầu triệt sản vật chủ và làm phẳng phần bụng, đồng thời bắt cơ thể cua tiết ra một số loại hormone để hành xử giống cua cái. Nó cũng có thể điều khiển não bộ và giết chết con cua bằng cách khiến con cua chán ăn. 
Anh dong ghe nguoi ky sinh trung chui ra khoi vat chu-Hinh-10
Hình động một con sán dẹp Leucochloridium paradoxum ký sinh trong cơ thể ốc sên, sau khi xâm nhập nó sẽ dần khiến ốc sên bị mù và trở thành mồi của những con chim.

Cảnh động vật khổ sở bởi ký sinh trùng kinh dị nhất

(Kiến Thức) - Những con ký sinh trùng kinh dị nhất thế giới này khiến cho vật chủ héo mòn, rồi dần dần trở thành cái xác khô không hồn.

Canh dong vat kho so boi ky sinh trung kinh di nhat
 Một con cua Loxorhynchus grandis bị nhiễm ký sinh trùng Heterosaccus californicus sẽ biến thành một cái xác sống. Những con ký sinh trùng kinh dị nhất sẽ chiếm toàn bộ ổ bụng của con cua, biến nơi đó thành thuộc địa, ăn dần mòn chất dinh dưỡng của cua. Càng cua sẽ không có phát triển thay vào đó là bụng phình to, khi những quả trứng cua nở, ký sinh trùng Heterosaccus californicus đã sẵn sàng để lây nhiễm sang vật chủ mới.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.