3 cách bảo quản trứng không cần dùng tủ lạnh, để 3 - 4 tháng vẫn tươi

Mẹo nhỏ bảo quản trứng không cần tủ lạnh dưới đây rất phù hợp cho những gia đình đang có nhiều trứng mà không đủ chỗ chứa trong tủ lạnh.

3 cách bảo quản trứng không cần tủ lạnh

Bảo quản trứng bằng dầu ăn

Bước 1: Đổ một ít dầu ăn ra bát, sau đó đặt quả trứng vào 1 chiếc đĩa rồi lấy chổi nhỏ phết 1 lớp dầu ăn lên vỏ quả trứng.

Bước 2: Xếp trứng ra rổ, để nơi thoáng mát, làm lần lượt cho đến hết.

Mục đích của việc phết 1 lớp dầu ăn lên vỏ trứng là để cách ly trứng với không khí, ngăn độ ẩm, vi khuẩn cũng không thể xâm nhập vào bên trong. Giữ trứng không bị thối hỏng trong vòng 30 - 36 ngày nếu nhiệt độ phòng ở mức 25 - 32 độ C.

3 cach bao quan trung khong can dung tu lanh, de 3 - 4 thang van tuoi

Ảnh minh họa.

Cách này sẽ giúp trứng giữ được độ tươi ngon trong thời gian là 4 tháng.

Bảo quản trứng bằng tro bếp.

Bước 1: Tương tự như khi dùng cám bảo quản trứng, các mẹ rải 1 lớp tro bếp xuống đáy hộp hình chữ nhật rồi lần lượt xếp trứng vào, cứ 1 lượt trứng lại đến 1 lượt tro bếp.

Bước 2: Sau khi đã xếp hết trứng thì rải tiếp 1 lượt tro bếp lên trên là xong.

Cách này giúp bảo quản trứng trong 3 tháng. Nếu không có tro bếp, chúng ta có thể dùng cát khô để thay thế, cách làm tương tự.

3 cach bao quan trung khong can dung tu lanh, de 3 - 4 thang van tuoi-Hinh-2

Một số lưu ý khi xếp trứng

Khi xếp trứng, không đặt đầu to xuống dưới, đầu nhỏ hướng lên vì khi trứng vừa mới đẻ ra, lớp chất nhầy ở protein trong quả trứng rất dày, nó sẽ cố định lòng đỏ nằm ở giữa. Tuy nhiên sau một thời gian, lớp chất nhầy này dần mỏng đi, lòng đỏ sẽ không còn nằm ở giữa quả trứng nữa. Nếu quay đầu to xuống dưới, lòng đỏ sẽ dần di chuyển lên sát đầu nhỏ của quả trứng, và bị dính vào vỏ trứng.

Chúng ta cũng không nên để trứng nằm ngàng, vì tỷ trọng lòng đỏ nhẹ hơn lòng trắng, nó rất dễ nổi lên, trôi về gần phía vỏ làm lòng đỏ dính vỏ.

Cách đặt trứng đúng nhất là để đầu to hướng lên trên, đầu nhỏ của quả trứng hướng xuống dưới. Bởi lòng đỏ sẽ bị vướng phần khoang khí, không nổi lên trên và dính vào vỏ được. 

Những tác hại không ngờ ẩn chứa trong dầu ăn thực vật

Dầu ăn thực vật khi gặp nhiệt độ cao sẽ biến đổi thành chất độc adelhyde làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư.

Mọi người thường cho rằng dầu ăn thực vật tốt hơn mỡ động vật hoặc bơ, nhưng các nghiên cứu mới cho thấy dù một số loại dầu thực vật lạnh như dầu oliu tốt cho sức khỏe, nhưng các loại dầu thực vật khác không đem lại lợi ích thực tế nào nhiều hơn tác hại chúng mang lại.

Tại sao dầu ở nhiệt độ cao lại trở nên độc hại? Khi dầu mỡ bị đun nóng, chúng sẽ thay đổi, sản xuất ra chất chất độc adelhyde có thể gây hại đến tim, gây ung thư.

Dầu ăn thực vật dùng không đúng cách sẽ gây nguy hại đến sức khỏe con người.

Khi đun nóng, các tác dụng hỗ trợ sức khỏe của nó giảm sút và sinh ra độc chất có hại. Dầu có nhiệt độ bốc hơi càng thấp càng nguy hiểm, vì nó nhanh chóng sản xuất chất độc hơn. Nấu ăn bằng dầu thực vật chỉ trong vòng 20 phút đã tăng mức adelhyde lên gấp 20 lần so với mức giới hạn của Tổ chức Y tế Thế giới.

Các chuyên gia cho rằng loại dầu thực vật an toàn cho nấu nướng cần có nhiệt độ bốc hơi cao, có thể chịu nhiệt mà không sinh ra chất gây ung thư. Các loại dầu này bao gồm dầu hướng dương sôi ở 225 độ C, dầu ngô sôi ở 230 độ C.

Tuy nhiên, khi thử nghiệm thực tế với nhiều loại dầu mỡ khác nhau bao gồm dầu thực vật, dầu hướng dương, dầu ngô, dầu cải dầu, dầu oliu, bơ, mỡ ngỗng, mỡ heo, kết quả thu được rất đáng ngạc nhiên.

Dầu hướng dương được cho là lành mạnh nhất lại tạo ra mức adelhyde rất cao, thậm chí hơn cả mỡ heo. Dầu ngô cũng có kết quả tương đương.

Dầu oliu và dầu cải dầu ép lạnh tạo ra ít aldehyde hơn rất nhiều, tương tự bơ và mỡ ngỗng.

Các chất dầu mỡ này ôxy hóa trong không khí, tạo thành các chất như aldehyde và peroxit lipid. Trong nhiệt độ bình thường, quá trình này diễn ra chậm hơn. Ăn hoặc hít thở các chất này dù chỉ một lượng nhỏ cũng tăng nguy cơ bệnh ung thư, tim mạch.

Những loại dầu càng giàu chất không bão hòa đa càng sản xuất ra nhiều aldehyde hơn. Và những loại chất được cho là tốt cho cơ thể lại biến đổi khi bị hâm nóng, thành chất có hại. Nấu ăn bằng những loại dầu này còn tạo ra nhiều chất độc hơn tất cả cảnh báo trước đó.

Dầu oliu và dầu cải dầu ép lạnh tạo ra ít aldehyde hơn rất nhiều, tương tự bơ và mỡ ngỗng. Các loại chất béo này là chất béo không bão hòa đơn hoặc là chất béo bão hòa, ổn định hơn khi hâm nóng. Độc chất chúng tạo thành cũng ít nguy hiểm với cơ thể con người hơn. Và so với sử dụng dầu thực vật đun nấu, dùng mỡ động vật có vẻ lành mạnh hơn.

Các loại dầu thực vật chứa chất béo không bão hòa vẫn rất tốt cho cơ thể, giảm cholesterol xấu, đột quỵ, trụy tim… Nhưng chúng nên được dùng lạnh. Các chất béo bão hòa dù ổn định hơn khi nấu nướng nhưng cũng cần được sử dụng đúng mức vì chúng có thể làm tăng cholesterol xấu, gây hẹp động mạch, bệnh tim…

Và mọi người cũng nên xem lại cách cất dầu nấu ăn của mình, vì ánh nắng mặt trời cũng tạo ra tác hại với dầu tương đương như nhiệt độ cao, dù chỉ chậm hơn. Dầu nấu ăn nên được cất trong tủ kín, tránh ánh sáng trực tiếp.

Đập quả trứng to hơn bình thường, cô gái thảng thốt vì cảnh tượng lạ

Không chỉ chủ nhân đoạn clip, cảnh tượng khó tin bên trong quả trứng khiến nhiều người xem không khỏi há hốc mồm bất ngờ.

Điều gây chú ý nhất chính là, bên trong quả trứng to gấp 3 lần bình thường này chứa hẳn 1 lòng đỏ và 1 quả trứng nguyên vẹn khác, đây là hiện tượng cực kỳ hiếm gặp.

Vô tình nhặt được quả trứng, tá hỏa nhận ra.... quái thú thời tiền sử

Một người nông dân vô tình phát hiện những quả trứng kỳ lạ to bằng quả bóng tennis. Sau khi phân tích, các nhà khoa học cho biết chúng thuộc về một loài rùa khổng lồ cổ đại. 

Vo tinh nhat duoc qua trung, ta hoa nhan ra.... quai thu thoi tien su
 Năm 2018, một nông dân ở Trung Quốc đã phát hiện một quả trứng kỳ lạ và tặng nó cho một trường đại học. Đến nay, các nhà nghiên cứu đã từ những phôi thai bé nhỏ lần tìm ra người mẹ khổng lồ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.