2 loại cá "tàn phá" mô gan, 2 loại tốt cho việc giảm đường trong máu

Nhìn chung cá là nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng không phải loại cá nào cũng vậy.

2 loại cá gây hại gan bậc nhất

Cá có mùi hôi hại gan, thận

Phần lớn cá đều có mùi tanh nhưng nếu cá có mùi hôi nghiêm trọng, có mùi kim loại bất thường thì không nên mua. Loại cá như vậy có thể được nuôi trong môi trường chứa nước thải, kim loại nặng và nguồn thức ăn không lành mạnh. Chính vì vậy mà cơ thể chúng bốc ra mùi khó chịu.

Nếu ăn phải loại cá này thì cơ thể sẽ hấp thụ dần các ô nhiễm kim loại và gây hại cho sức khỏe của gan và thận.

Bên cạnh đó, cá có mùi hôi tanh quá nồng nghĩa là chúng đã bị ươn và bị chết quá lâu. Quá trình phân hủy của cá sẽ biến chất đạm tạo thành axit amin độc có tên là histamin, có thể gây ngộ độc cho người ăn.

Cá ướp muối gây hại gan, ung thư vòm họng

Các loại cá ướp muối được nhiều người Việt yêu thích. Tuy thơm ngon nhưng loại cá này chứa quá nhiều muối. Nếu ăn thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe mạch máu.

Bên cạnh đó, đồ muối có chứa nhiều nitrit, khi vào cơ thể người sẽ tạo ra nitrosamine là chất gây ung thư mạnh, có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến gan và không có lợi cho sức khỏe của gan.

Trước đây, WHO cũng đưa ra khuyến cáo việc ăn nhiều cá muối có thể làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư vòm họng.

2 loai ca

2 loại cá giúp giảm lượng đường trong máu và tăng điều tiết insulin

Cá béo

Các loại cá béo như cá thu, cá cơm, cá trích, cá mòi, cá hồi là nguồn cung cấp axit béo omega-3 DHA và EPA tuyệt vời. Chúng có lợi cho sức khỏe tim mạch. Việc bổ sung thường xuyên các chất béo này rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, người có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

DHA và EPA giúp bảo vệ các tế bào lót trong mạch máu, giảm các dấu hiệu viêm nhiễm và có thể giúp cải thiện cách hoạt động của mạch máu. Theo nghiên cứu, người ăn cá béo thường xuyên có ít nguy cơ mắc các hội chứng mạch vành cấp tính như đau tim và ít tử vong do bệnh tim hơn.

Ngoài ra, ăn cá béo cũng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Nghiên cứu trên 68 người trưởng thành bị thừa cân béo phì cho thấy những người tiêu thụ cá béo đã cải thiện đáng kể lượng đường trong máu sau bữa ăn so với những người tham gia tiêu thụ loại cá khác.

Đồng thời, cá cũng là một nguồn cung cấp protein tuyệt vời. Ăn cá giúp bạn cảm thấy no lâu và giúp ổn định lượng đường trong máu.

Cá chạch

Theo Y học cổ truyền Trung Quốc loại cá này có vị ngọt, tính bình, có tác dụng làm ấm trung khí, bổ khí, khử ẩm, cường dương.

Loại cá này có hàm lượng dinh dưỡng cao, ít chất béo, giàu canxi, phốt pho, kẽm, selen và các thành phần khác. Không chỉ giúp hạ đường huyết, cá trạch còn giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường và loãng xương.

Trong cá chạch có các axit béo không bão hòa như axit eicosapentaenoic (EPA) có tác dụng chống oxy hóa mạnh và có thể bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do. Bên cạnh đó, cá chạch có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, cải thiện các triệu chứng như đái đắt, lở ngứa.

Thực phẩm trở nên độc hại nếu chế biến sai cách

Khoai tây, dầu ăn, hải sản... là thực phẩm cần hết sức chú ý khi chế biến để không gây độc hại.

Khoai tây nấu chín cũng không nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng vì chúng rất dễ nhiễm khuẩn. Bạn cũng không nên làm nóng lại khoai tây vì việc này có thể gây hại cho cơ thể khi ăn vào.
Thuc pham tro nen doc hai neu che bien sai cach
Ảnh minh họa. 

Nguyên tắc vàng trong việc trữ đông đồ ăn

Bạn muốn bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh được lâu mà an toàn thì cần ghi nhớ những nguyên tắc dưới đây.

Cơ chế bảo quản thức ăn trong tủ lạnh

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

 Các yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật gồm 2 loại: Chất hóa học và các yếu tố lý học. Tủ lạnh được thiết kế dựa trên các nguyên lý lý học để tiêu diệt vi sinh vật.

Hiện nay, để tiêu diệt vi sinh vật gây hại cho sức khỏe con người, ngoài biện pháp dùng các chất hóa học như: hợp chất phênol, các loại cồn, hóa chất kim loại nặng, chất kháng sinh… người ta cũng dùng các biện pháp lý học (nhiệt độ, pH, độ ẩm, ánh sáng, áp suất thẩm thấu).

Tủ lạnh chính là một biện pháp lý học nhằm ức chế sinh trưởng vi sinh vật gây hại bằng nhiệt độ. Nhiệt độ của tủ lạnh ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hóa học trong tế bào của vi sinh vật, làm biến tính các loại protein, axit nuclêic…

Vì vi sinh vật gồm nhiều nhóm như ưa lạnh, ưa ẩm, ưa nhiệt, ưu siêu nhiệt nên tủ lạnh về cơ bản chỉ ức chế sinh trưởng được một số loại vi sinh vật nhất định.

Với nhiệt độ âm của ngăn đá, tủ lạnh có thể ức chế được nhiều loại vi sinh vật hơn ngăn mát. Điều đó lý giải vì sao thức ăn tươi sống khi để vào ngăn đá có thể giữ lâu hơn rất nhiều so với ngăn mát.

Ngoài ra, tủ lạnh cũng được thiết kế để bên trong luôn là khí lạnh khô, triệt tiêu môi trường ẩm cũng là một cách ức chế nhóm vi sinh vật ưa ẩm. Độ ẩm là một yếu tố quan trọng bậc nhất giúp vi sinh vật tồn tại, vì vậy các thức ăn chứa nhiều nước cũng sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Trong thực tế, các bà mẹ luôn bỏ phần canh thừa mà không trữ vào ngăn mát tủ lạnh vì canh này tới bữa sau đã bị vi khuẩn xâm nhập, phân hủy, không còn an toàn cho người ăn.

Tủ lạnh là một phương tiện bảo quản thức ăn chứ không có tác dụng diệt khuẩn. Vì vậy những thức ăn đưa vào tủ lạnh phải là những thức ăn tươi, sạch, không bị nhiễm khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn mới đảm bảo an toàn được.

Các nguyên tắc vàng trong việc trữ đông đồ ăn

Để ngăn chặn những nguy cơ vượt ngoài tầm kiểm soát trong việc trữ đông đồ ăn, bạn nên biết các nguyên tắc trữ đông đồ ăn đúng ngay từ đầu. Hãy nhớ rằng khi bạn trữ đông thực phẩm, bạn nên lưu ý 5 nguyên tắc sau:

Ngăn ngừa cháy tủ đông

Ngăn ngừa mất độ ẩm

Ngăn chặn việc ảm mùi sang các thực phẩm khác.

Sử dụng không gian tủ đông mà bạn có một cách khôn ngoan

Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm khi bạn làm đông thực phẩm

Chìa khóa để thực hiện các mục tiêu này nằm ở việc đóng gói thực phẩm và cách bạn lưu trữ thực phẩm. Dưới đây là các quy tắc vàng để thực hiện nguyên tắc trên:

Để càng ít không khí trong các ngăn chứa của chứa tủ đông càng tốt, bằng cách loại bỏ hết không khí khỏi các túi cấp đông trước khi bạn niêm phong chúng. Bạn nên sử dụng các thùng an toàn trong tủ đông phù hợp với lượng thực phẩm được cấp đông.

Bọc thịt và đồ nướng thật chặt bằng giấy bạc trước khi bạn đặt chúng vào túi cấp đông. Hãy nhớ rằng thịt đông lạnh trong bao bì từ cửa hàng (được bọc bằng lớp nilon và đặt trên khay xốp) không phải là cách lý tưởng để bảo quản tốt trong tủ đông. Tuy nhiên cách đó vẫn chấp nhận được nếu bạn sử dụng chúng trong vòng một tháng.

Để thực phẩm của bạn đóng băng nhanh nhất để có thể để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, hãy sử dụng các hộp đựng thức ăn nhỏ - với dung tích không lớn hơn 4 lít.

Làm lạnh thực phẩm còn nóng của bạn một cách nhanh chóng trước khi trữ đông bằng cách đặt chảo thức ăn nóng vào một hộp lớn chứa đầy đá hoặc nước đá, thường xuyên khuấy để giữ lạnh. Nếu bạn đang làm lạnh nhiều thực phẩm nóng, như một nồi lớn hầm cùng với ớt, hãy chia thành các hộp nhỏ và nông hơn.

Đóng gói hoặc cho vào túi sau đó dán nhãn hoặc chỉ đơn giản là bạn ghi ngày trữ đông vào đó, ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn sẽ sử dụng các thực phẩm này trong vòng một hoặc hai tuần.

Đặt các hộp thực phẩm này ở nơi lạnh nhất trong tủ đông của bạn nếu có thể, cho đến khi chúng hoàn toàn đông lạnh.

Làm tan thực phẩm ở nhiệt độ phòng chỉ tốt đối các loại bánh nướng xốp, bánh mì và các loại bánh nướng khác. Đối với các thứ thực phẩm khác, hãy chọn cách rã đông trong ngăn mát tủ lạnh hoặc rã đông bằng lò vi sóng và sử dụng chế độ "tan băng".

Cố gắng sử dụng thực phẩm đông lạnh của bạn trong vòng hai đến ba tháng.

Khi bạn làm đông lạnh các món thực phẩm có chứa sữa hay sữa mẹ. Hãy nhớ rằng trong khi bạn trữ đông sữa, chúng có thể tách lớp một chút khi sau khi rã đông. Các loại phô mai cứng và nửa cứng có trọng lượng từ 227gam to 454 gam có thể trữ được bằng các tủ đông.

Khi bạn mới mua ngoài siêu thị về, các miếng phô mai này đã được bọc trong một lớp nilon và đã được hút chân không, bạn có thể cho luôn chúng vào trong tủ đông. Mặc dù phô mai sau khi bạn rã đông vẫn giữ nguyên hương vị đặc trưng, nhưng nó có thể hơi vụn và phù hợp hơn với việc thêm vào các món ăn nấu chín. Các loại phô mai không phù hợp lắm với việc cấp đông là phô mai kem và phô mai tươi. Phô mai xanh rất có thể trở nên vụn sau khi bạn rã đông.

Các nhóm thực phẩm tàn phá dạ dày

Người đau dạ dày cần tìm hiểu rõ thực phẩm nào nên và không nên ăn để hạn chế cơn đau tái phát.

 Đau dạ dày là căn bệnh xảy ra với nhiều người, tùy tính chất bệnh mà mức độ ảnh hưởng tới mỗi người không giống nhau.

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày, nhưng biểu hiện phổ biến bằng những hiện tượng sau:

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.