16 năm sống với dượng, tôi chuyển từ ghét sang thương ông nhưng đã muộn

Ban ngày tôi vừa học vừa trông mẹ cho dượng đi làm, tối đến thì dượng chăm sóc mẹ. Gần như tôi chẳng thấy dượng ngủ. Mới một tháng mà tóc dượng bạc đi rất nhiều, trông già đi cả chục tuổi.

16 năm trước, mẹ tôi lấy chồng lần hai. Lúc đó tôi mới 10 tuổi nên còn ngỗ nghịch và ương bướng. Tôi luôn thắc mắc tại sao mẹ bỏ bố để lấy dượng, tôi cho rằng dượng là nguyên nhân khiến mình phải sống xa bố nên tôi rất ghét dượng. Dượng tôi tên Thục, làm nghề lái máy múc.
Bố đẻ tôi sau khi bị vợ bỏ thì về sống với bà nội. Sau này tôi mới biết ông chẳng làm công việc gì, suốt ngày ở nhà nằm ườn ra chờ mẹ tôi kiếm tiền về. Thế mà thỉnh thoảng ông vẫn ăn trộm tiền của mẹ để tiêu xài hoang phí và chơi bời. Có lần bố tôi đã trộm cả tiền mẹ dành gửi về cho bà ngoại chữa bệnh. Uất ức quá mẹ tôi mới bỏ ông. Mẹ đưa tôi về ở với ông bà ngoại, một thời gian sau thì quen biết dượng và kết hôn lần hai rồi đưa tôi về sống nhà dượng.
Thế nhưng hồi bé, tôi chẳng hiểu những mâu thuẫn vợ chồng, tôi chỉ biết oán trách dượng làm mình phải xa bố. Dù bố tệ bạc thì ông vẫn là bố tôi. Tôi vẫn muốn sống cùng ông. Còn dượng chẳng máu mủ ruột thịt gì nên dù tốt với tôi bao nhiêu, tôi vẫn tỏ ra không ưa dượng.
Cho tới lần mẹ tôi bị phát hiện ung thư thì suy nghĩ của tôi mới thay đổi. Dượng bán cả nhà để chạy chữa cho mẹ tôi. Nhìn mẹ tôi càng ngày càng héo hon gầy rộc vì bệnh tật mà xót xa. Có những đêm tôi thấy dượng nằm tay mẹ mà khóc không ra tiếng. Ban ngày tôi vừa học vừa trông mẹ cho dượng đi làm, tối đến thì dượng chăm sóc mẹ. Gần như tôi chẳng thấy dượng ngủ. Mới một tháng mà tóc dượng bạc đi rất nhiều, trông già đi cả chục tuổi.
16 nam song voi duong, toi chuyen tu ghet sang thuong ong nhung da muon
Tôi muốn dượng là người dắt tay tôi vào lễ đường trao cho chú rể. (Ảnh minh họa)
Có một đêm, tôi ngồi ở ngoài hiên nhà vì không ngủ được, tôi cảm thấy mình sắp mất mẹ nên tâm trạng rất khó tả. Vừa đau vừa bồn chồn vừa lo lắng vừa hụt hẫng, mọi cảm xúc đều có, chỉ không có niềm vui. Dượng ra ngồi cạnh tôi, vỗ nhẹ vào vai tôi và bảo: "Con đừng sợ, con còn có dượng, dượng sẽ trông chừng con tới khi con lấy chồng sinh con, tìm được niềm vui và ý nghĩa cuộc sống mới".
Tôi liền gục vào tay mà bật khóc nức nở. Dượng chỉ ngồi bên thỉnh thoảng vỗ vỗ vào vai tôi.
Mẹ tôi qua đời, tôi tiếp tục ở với dượng chứ không về sống với bố đẻ. Dượng lo cho tôi đi học hết cấp 3, lên đại học, tiếp tục nuôi tôi cho tới khi tôi học xong thạc sĩ.
Sang tuần tôi sẽ kết hôn, tôi muốn dượng là người dắt tay tôi vào lễ đường trao cho chú rể. Nhưng bố đẻ gọi điện cho tôi và nói muốn được làm việc đó. Bố bảo trước kia là bố có lỗi với mẹ con tôi, bao năm qua, bố cố gắng cải thiện bản thân, giờ bố có địa vị xã hội nên có đủ tư cách để dẫn tôi tới lễ đường. Tôi là con gái đầu lòng của bố, bố muốn được làm điều thiêng liêng ấy. Tôi rất khó nghĩ, không biết nên làm như thế nào cho vẹn tròn đạo lý.

Mang hôn nhân đi bảo dưỡng

Như một chiếc xe chạy đến hạn kỳ cũng cần được bảo dưỡng, nếu bạn yêu cuộc hôn nhân này, yêu người vợ này, người chồng này, ta cũng nên mang cuộc hôn nhân của ta đi bảo dưỡng nó?

"Hôn nhân của tôi vẫn "chạy ngon" mà"?
Nhiều người nói vậy khi tôi nói hãy định kỳ mang hôn nhân đi bảo dưỡng. Đặc biệt là các quý ông. Thì đấy, vợ vẫn "ngoan" khi chồng mang tiền về đều đặn. Thì đấy, ngày ba đêm bảy, vợ không bao giờ phải đòi. Thì đấy, "việc nhà tôi vẫn làm". Thì đấy, "lâu lắc rồi vợ chồng tôi chẳng cãi nhau. Vợ lúc nào cũng đúng, tôi chẳng bao giờ cãi vợ". Hôn nhân vì thế mà ngon chán, sao phải mang đi bảo dưỡng?!

Hành xử của cha mẹ trước nguy cơ con cái tan vỡ hôn nhân

Khi con cái đứng trước nguy cơ tan vỡ, cha mẹ không nên chỉ lắng nghe một phía, cũng không nên bênh vực hay phán xét bên nào một cách vội vàng, hấp tấp, chủ quan.

Hanh xu cua cha me truoc nguy co con cai tan vo hon nhan
Cha mẹ cần mang đến cho các con tinh thần yêu thương, tha thứ để giúp con hành xử lý trí, sáng suốt hơn. Ảnh: Internet

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.