10 biện pháp tự nhiên giảm, tránh nguy cơ đột quỵ

Theo một nghiên cứu tại ĐH Harvard. Ngủ hơn 10 tiếng mỗi đêm có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 63%... 

Đột quỵ là căn bệnh rất đáng sợ vì có thể xảy ra với bất cứ ai và bất cứ lúc nào. Đột quỵ thường xuất hiện đột ngột, nhưng không có nghĩa là không thể ngăn chặn. Trên thực tế, 80% cơn đột quỵ có thể được ngăn chặn.
Hút thuốc thụ động có nguy cơ đột quỵ cao gấp 82%.
Hút thuốc thụ động có nguy cơ đột quỵ cao gấp 82%.
Bạn có thể giữ cho trái tim mình khỏe mạnh và tránh nguy cơ đột quỵ bằng những bước đơn giản sau:
Đo huyết áp thường xuyên. Cần kiểm tra huyết áp để biết tình trạng sức khỏe của mình. Huyết áp cao là yếu tố lớn nhất trong những nguyên nhân của đột quỵ, vì thế cần giữ nó ở mức ổn định.
Kiểm tra nhịp tim. Nhịp tim bất thường có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 500%. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu nhịp tim của bạn có bất cứ điều gì bất thường.
Ngừng hút thuốc và uống rượu. Cả hai thứ này đều có hại cho sức khỏe và làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp hai lần. Nếu không phải là người hút thuốc, bạn cũng nên tránh xa những người hút thuốc lá bởi vì nghiên cứu từ ĐH Auckland cho thấy hút thuốc thụ động có nguy cơ đột quỵ cao gấp 82%.
Tránh căng thẳng. Một nguyên nhân nữa của đột quỵ là căng thẳng và trầm cảm. Nếu bắt đầu cảm thấy lo lắng và căng thẳng, bạn phải ngay lập tức tìm cách giải tỏa như nghe nhạc, đi bộ, hoặc làm những việc có thể khiến cho tâm trí của bạn trở nên thoải mái.
Theo một nghiên cứu tại ĐH Harvard, ngủ hơn 10 giờ mỗi đêm có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 63%.
Theo một nghiên cứu tại ĐH Harvard, ngủ hơn 10 giờ mỗi đêm có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 63%.
Hạn chế uống nước giải khát có ga. Nếu có thiên hướng dùng nhiều nước soda, bạn nên cố gắng giảm thiểu nó. Đồ uống có ga cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu và dẫn đến bệnh tim và đột quỵ.
Tập thể dục thường xuyên. Thừa cân là một trong những yếu tố có thể dẫn đến đột quỵ. Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm cholesterol trong máu, giảm huyết áp và giảm nguy cơ đông máu. Bạn có thể chạy, đi bộ nhẹ nhàng, hoặc đi xe đạp…
Chú ý đến hàm lượng cholesterol trong máu. Nếu mức độ cholesterol đạt đến 200, bạn phải ngay lập tức đi khám bác sĩ và kiểm tra cẩn thận.
Những thực phẩm chứa kali như cà chua, nho, chuối, khoai lang... có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ xuống 20%.
Những thực phẩm chứa kali như cà chua, nho, chuối, khoai lang... có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ xuống 20%.
Ngủ ít nhất 7 giờ, nhưng không quá 10 giờ mỗi ngày. Theo một nghiên cứu tại ĐH Harvard, ngủ hơn 10 giờ mỗi đêm có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 63%. Nếu ngáy to, bạn phải ngay lập tức tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi vì những người ngáy to có nhiều khả năng bị đột quỵ, tiểu đường và bệnh tim.
Uống nhiều nước. Nghiên cứu tại ĐH Loma Linda phát hiện rằng uống ít nhất 5 ly nước mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ xuống 53%. Nước làm loãng máu, ngăn ngừa máu đông gây ra bệnh tim và đột quỵ. Uống ít nước cũng có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường và một số bệnh khác.
Nên ăn thường xuyên cà chua, nho, chuối và khoai lang. Những thực phẩm chứa kali như cà chua, nho, chuối, khoai lang... có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ xuống 20%. Kali còn có trong rau, cá, và các sản phẩm từ sữa. Ngoài ra, nấu ăn với dầu ôliu cũng có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ và đau tim.

7 bí mật bất ngờ thú vị của tim người

(Kiến Thức) - Mới đây trang “Khoa học đời sống” của Mỹ đã công bố 7 bí mật của trái tim con người.

Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của con người, với chức vụ bơm đều đặn để đẩy máu theo các động mạch và đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể.
Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của con người, với chức vụ bơm đều đặn để đẩy máu theo các động mạch và đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể.  
1. Tim đập dựa vào sức lực của mình. Trái tim không cần đại não hoặc bộ phận khác chỉ huy mà tự nó có thể đập là vì trong tim có “hệ thống điện lực” giúp nó tự đập và vận chuyển máu. Cũng chính vì vậy, khi tim bị đưa ra khỏi cơ thể hoặc sau khi não chết một thời gian nó vẫn đập một lúc. Chỉ cần trong tim có oxy thì nó vẫn không ngừng đập.
1. Tim đập dựa vào sức lực của mình. Trái tim không cần đại não hoặc bộ phận khác chỉ huy mà tự nó có thể đập là vì trong tim có “hệ thống điện lực” giúp nó tự đập và vận chuyển máu. Cũng chính vì vậy, khi tim bị đưa ra khỏi cơ thể hoặc sau khi não chết một thời gian nó vẫn đập một lúc. Chỉ cần trong tim có oxy thì nó vẫn không ngừng đập. 
2. Tim đập khoảng 100.000 lần/ngày. Tim là bộ phận bận rộn nhất trong cơ thể, tim người có thể đập khoảng 100.000 lần/ngày. Trung bình cả đời tim người đập khoảng 3 tỷ lần. Tổng lượng máu mà quả tim vận chuyển đến toàn bộ cơ thể vào khoảng 96.000km.
2. Tim đập khoảng 100.000 lần/ngày. Tim là bộ phận bận rộn nhất trong cơ thể, tim người có thể đập khoảng 100.000 lần/ngày. Trung bình cả đời tim người đập khoảng 3 tỷ lần. Tổng lượng máu mà quả tim vận chuyển đến toàn bộ cơ thể vào khoảng 96.000km.
3. Số lượng phụ nữ chết vì bệnh tim nhiều hơn nam giới. Theo thống kê của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, trong 30 năm qua, số lượng phụ nữ chết vì bệnh tim mỗi năm nhiều hơn nam giới. Cụ thể, trong năm 2009, hơn 40.000 phụ nữ chết vì bệnh tim, ở nam giới là 38.000.
3. Số lượng phụ nữ chết vì bệnh tim nhiều hơn nam giới. Theo thống kê của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, trong 30 năm qua, số lượng phụ nữ chết vì bệnh tim mỗi năm nhiều hơn nam giới. Cụ thể, trong năm 2009, hơn 40.000 phụ nữ chết vì bệnh tim, ở nam giới là 38.000. 
4. Nhịp đập của mỗi cá nhân khác nhau. Nhịp tim của một người, là số lần đập trong một phút, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tác, cơ địa, và việc uống thuốc của mỗi người. Nhịp đập trung bình của một người trưởng thành vào khoảng 60 – 100 nhịp đập mỗi phút.
4. Nhịp đập của mỗi cá nhân khác nhau. Nhịp tim của một người, là số lần đập trong một phút, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tác, cơ địa, và việc uống thuốc của mỗi người. Nhịp đập trung bình của một người trưởng thành vào khoảng 60 – 100 nhịp đập mỗi phút. 
5. Huyết áp được xác định bằng hai chữ số. Huyết áp không phải là một giá trị đo duy nhất, trong đó có hai giá trị đo lường, đó là huyết áp tâm thu (mức huyết áp cao nhất trong mạch máu, xảy ra khi tim co bóp) và huyết áp tâm trương (mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu, xảy ra giữa các lần tim co bóp), thường được gọi là huyết áp cao và huyết áp thấp. Huyết áp ở người trưởng thành bình thường được xác định là có huyết áp tâm thu là 120 mm Hg và huyết áp tâm trương là 80 mm Hg.
5. Huyết áp được xác định bằng hai chữ số. Huyết áp không phải là một giá trị đo duy nhất, trong đó có hai giá trị đo lường, đó là huyết áp tâm thu (mức huyết áp cao nhất trong mạch máu, xảy ra khi tim co bóp) và huyết áp tâm trương (mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu, xảy ra giữa các lần tim co bóp), thường được gọi là huyết áp cao và huyết áp thấp. Huyết áp ở người trưởng thành bình thường được xác định là có huyết áp tâm thu là 120 mm Hg và huyết áp tâm trương là 80 mm Hg. 
6. Huyết áp thường được đo bằng cách vòng qua bắp tay. Mặc dù Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo mọi người nên đến bệnh viện đo huyết áp hai tay trong lần đầu tiên, nhưng hầu hết mọi người chỉ đo huyết áp một tay. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, đo huyết áp hai tay sẽ xác định được bệnh nhân mắc bệnh tim mạch rõ ràng hơn. Theo nghiên cứu gần đây cho thấy, trong 13 năm trở lại đây người có huyết áp ở tay trái và phải khác nhau có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn so với những người khác.
6. Huyết áp thường được đo bằng cách vòng qua bắp tay. Mặc dù Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo mọi người nên đến bệnh viện đo huyết áp hai tay trong lần đầu tiên, nhưng hầu hết mọi người chỉ đo huyết áp một tay. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, đo huyết áp hai tay sẽ xác định được bệnh nhân mắc bệnh tim mạch rõ ràng hơn. Theo nghiên cứu gần đây cho thấy, trong 13 năm trở lại đây người có huyết áp ở tay trái và phải khác nhau có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn so với những người khác. 
7. Cái chết của vợ hoặc chồng làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim của người còn lại. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, ở người già sau khi vợ hoặc chồng mất thì khả năng lên cơn đau tim hoặc đột quỵ cao gấp 2 lần so với người bình thường. Điều đó cho thấy, đời sống tâm lý thay đổi (bao gồm việc góa vợ/chồng) sẽ tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
7. Cái chết của vợ hoặc chồng làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim của người còn lại. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, ở người già sau khi vợ hoặc chồng mất thì khả năng lên cơn đau tim hoặc đột quỵ cao gấp 2 lần so với người bình thường. Điều đó cho thấy, đời sống tâm lý thay đổi (bao gồm việc góa vợ/chồng) sẽ tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. 

Hội thảo Phòng và điều trị thiếu máu não và đột quỵ.

(Kiến Thức) - Ngày 29/10/2014, tại Hà Nội sẽ diễn ra hội thảo khoa học về “Nhận biết thiếu máu não và đột quỵ. Cách phòng và điều trị ở người cao tuổi.

Theo thống kê của tổ chức Global Burden of Disease thuộc WHO cho thấy, các bệnh lý mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trên thế giới chỉ sau ung thư và tim mạch. Trong đó 2/3 người đứng tuổi mắc bệnh này và 25% tổng số các tai biến mạch máu não là do thiếu máu não. Vấn đề này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống cũng như sức khỏe của cộng đồng.
Thiếu máu não đang có chiều hướng gia tăng mạnh ở người lớn tuổi và gần đây cũng khá phổ biến ở những người trẻ tuổi lao động trí óc, căng thẳng, stress. Đây được xem là bệnh lý “tiền đột quỵ”, dễ gây tai biến và tử vong. Tuy nhiên, đa số người bệnh vẫn chủ quan vì biểu hiện bệnh không rõ ràng và thường có dấu hiệu thoáng qua rồi biến mất.
 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.