Y tá Tây Ban Nha hiến máu cứu người nhiễm Ebola

(Kiến Thức) - Y tá người Tây Ban Nha, người đã phục hồi sau nhiễm Ebola ở Madrid hy vọng máu của mình có thể được dùng để hiến cho những bệnh nhân nhiễm Ebola.

Y tá Tây Ban Nha hiến máu cứu người nhiễm Ebola
Teresa Romero, 44 ​​tuổi đã hồi phục hoàn toàn sau khi nhiễm Ebola khi chăm sóc cho hai linh mục hồi hương từ Tây Phi, những người này đã tử vong tại Madrid và gây ra một làn sóng dữ dội chống lại chính phủ Tây Ban Nha bởi họ cho rằng nhân viên y tế không được trang bị đầy đủ để đối phó với Ebola.
Y tá Teresa Romero.
 Y tá Teresa Romero.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Romeo nói: "Tôi không cảm thấy trách móc hay bực bội, nhưng nếu máu của tôi có thể được nghiên cứu vắc xin và thuốc đặc trị cho người nhiễm bệnh, tôi luôn sẵn sàng".
Trước đó, y tá này cũng được truyền máu từ một nữ tu sĩ đã hồi phục sau nhiễm Ebola và loại thuốc thử nghiệm tên là Favipiravir.
Trước đó, các chuyên gia y tế cho rằng trong máu của những người khỏi bệnh Ebola có chứa các kháng thể chống lại vi rút nguy hiểm này. Ở Mỹ, bác sĩ Ken Brantly từng sống sót sau khi bị nhiễm Ebola đã hiến máu cho ba người bệnh, trong đó có nữ y tá gốc Việt Nina Phạm. Hiện Nina Phạm đã phục hồi hoàn toàn.

Tiết lộ bất ngờ về tên gọi virus Ebola

(Kiến Thức) - Virus Ebola được đặt tên theo dòng sông Ebola ở Cộng hòa Congo, nơi xuất hiện dịch lần đầu tiên vào năm 1976.

Tiết lộ bất ngờ về tên gọi virus Ebola
Lần đầu tiên các chuyên gia phát hiện virus Ebola là tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết Ebola vào những năm 1970.
Lần đầu tiên các chuyên gia phát hiện virus Ebola là tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết Ebola vào những năm 1970.

"Vũ khí bí mật" chặn đứng khủng hoảng Ebola

(Kiến Thức) - Quyết định gửi quân đội đến Tây Phi để ngăn chặn Ebola được giới chức Mỹ cho rằng đây là "vũ khí bí mật chặn đứng khủng hoảng Ebola".

"Vũ khí bí mật" chặn đứng khủng hoảng Ebola
Sau khi Tổng thống Obama tuyên bố rằng ông sẽ gửi 3.000 quân đến Liberia để giúp ngăn chặn đại dịch Ebola. Trong khi đó, một vài ý kiến cho rằng quyết định này của Tổng thống Mỹ chỉ là một hành động "lạm dụng" quân đội, là "chống lại chiến tranh chứ không phải vì mục đích y tế".
Thế giới đang đứng trước nguy cơ Ebola lan rộng toàn cầu. Trong khi đó, đã có vài bệnh nhân tử vong bên ngoài vùng tâm dịch, các trường hợp ở Texas và Tây Ban Nha là ví dụ. Các chuyên gia cảnh báo rằng, nếu vi rút đột biến và không dừng lại, căn bệnh nguy hiểm này sẽ vượt ra ngoài châu Phi.

Những loại mắm tuyệt ngon nổi tiếng 3 miền

(Kiến Thức) - Mỗi miền trên đất nước Việt Nam lại có một loại mắm ngon riêng.

Những loại mắm tuyệt ngon nổi tiếng 3 miền
Mắm tôm. Nhắc đến miền Bắc là phải nhắc đến mắm tôm. Một mùi vị khá đặc trưng, chỉ cần nghe mùi là biết xưng danh. Loại nước chấm này được làm chủ yếu từ tôm hoặc moi và muối ăn, qua quá trình lên men tạo màu tím thẫm và mùi nồng đặc trưng. Các món dùng với mắm này khá nhiều, có thể kể đến bún riêu, bún đậu mắm tôm, cà pháo mắm tôm, cờ tây...
 Mắm tôm. Nhắc đến miền Bắc là phải nhắc đến mắm tôm. Một mùi vị khá đặc trưng, chỉ cần nghe mùi là biết xưng danh. Loại nước chấm này được làm chủ yếu từ tôm hoặc moi và muối ăn, qua quá trình lên men tạo màu tím thẫm và mùi nồng đặc trưng. Các món dùng với mắm này khá nhiều, có thể kể đến bún riêu, bún đậu mắm tôm, cà pháo mắm tôm, cờ tây...
Mắm cáy. Mắm cáy là một đặc sản của Thái Bình, được làm từ thịt cáy, một loại cua sống chủ yếu ở vùng duyên hải. Cáy sau khi làm sạch, giã nhuyễn, trộn với muối được ủ kín vào chum, vại 7 đến 10 ngày rồi phơi nắng, phơi sương. Cuối cùng là trộn thêm thính, men rượu để khử mùi hôi và tạo mùi thơm. Món nước chấm này ngon nhất khi dùng với ngọn rau lang luộc, thịt luộc hay dưa muối.
 Mắm cáy. Mắm cáy là một đặc sản của Thái Bình, được làm từ thịt cáy, một loại cua sống chủ yếu ở vùng duyên hải. Cáy sau khi làm sạch, giã nhuyễn, trộn với muối được ủ kín vào chum, vại 7 đến 10 ngày rồi phơi nắng, phơi sương. Cuối cùng là trộn thêm thính, men rượu để khử mùi hôi và tạo mùi thơm. Món nước chấm này ngon nhất khi dùng với ngọn rau lang luộc, thịt luộc hay dưa muối.
Mắm tôm chua. Loại mắm này nổi tiếng nhất là ở Huế. Món mắm này được làm từ tôm rằn tươi, đem ngâm rượu rồi xóc muối, trộn với riềng, tỏi, ớt cùng chút mắm, đường. Sau thời gian ủ kín, tôm sẽ đổi màu đỏ tươi và thơm nức. Mắm này ăn với cơm hay bún đều ngon, trong đó không thể thiếu thịt luộc và các loại rau thơm.
 Mắm tôm chua. Loại mắm này nổi tiếng nhất là ở Huế. Món mắm này được làm từ tôm rằn tươi, đem ngâm rượu rồi xóc muối, trộn với riềng, tỏi, ớt cùng chút mắm, đường. Sau thời gian ủ kín, tôm sẽ đổi màu đỏ tươi và thơm nức. Mắm này ăn với cơm hay bún đều ngon, trong đó không thể thiếu thịt luộc và các loại rau thơm.
Mắm nêm (mắm cái). Để làm món mắm nổi tiếng ở Đà Nẵng này, cá được ướp muối, sau đó ủ khoảng 3 tháng rồi múc ra chén, thêm đường, chanh, tỏi bằm nhuyễn và ớt nguyên trái dằm vào, trộn đều lên là được. Mắm nêm ăn với bánh tráng cuốn thịt heo, bún, bánh ướt...
 Mắm nêm (mắm cái). Để làm món mắm nổi tiếng ở Đà Nẵng này, cá được ướp muối, sau đó ủ khoảng 3 tháng rồi múc ra chén, thêm đường, chanh, tỏi bằm nhuyễn và ớt nguyên trái dằm vào, trộn đều lên là được. Mắm nêm ăn với bánh tráng cuốn thịt heo, bún, bánh ướt...
Mắm cá là đặc sản của miền Tây Nam Bộ. Ở đây, hầu như bất kỳ loại cá nào cũng có thể làm mắm. Đi bất cứ chợ nào cũng có thễ dễ dàng tìm thấy mắm được bày bán khắp nơi, vô tình đã tạo thành một nét rất riêng của miền Tây. Muôn màu muôn vẻ với rất nhiều loại mắm: mắm cá lóc, cá linh, cá sặc, cá trèn, cá chốt...
Mắm cá là đặc sản của miền Tây Nam Bộ. Ở đây, hầu như bất kỳ loại cá nào cũng có thể làm mắm. Đi bất cứ chợ nào cũng có thễ dễ dàng tìm thấy mắm được bày bán khắp nơi, vô tình đã tạo thành một nét rất riêng của miền Tây. Muôn màu muôn vẻ với rất nhiều loại mắm: mắm cá lóc, cá linh, cá sặc, cá trèn, cá chốt... 
Mắm ba khía. Mắm này được làm chủ yếu từ con ba khía, một loài họ cua có càng to, đặc trưng ở vùng Nam Bộ, sống tập trung ở vùng nước lợ, mặn, trải từ Cần Thơ đến Sóc Trăng, Cà Mau, nhiều nhất ở U Minh. Loại mắm này thường ăn với cơm như các món mắm Việt Nam khác, phần nước trộn giàu đạm có thể dùng làm nước chấm.

Mắm ba khía. Mắm này được làm chủ yếu từ con ba khía, một loài họ cua có càng to, đặc trưng ở vùng Nam Bộ, sống tập trung ở vùng nước lợ, mặn, trải từ Cần Thơ đến Sóc Trăng, Cà Mau, nhiều nhất ở U Minh. Loại mắm này thường ăn với cơm như các món mắm Việt Nam khác, phần nước trộn giàu đạm có thể dùng làm nước chấm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới