Xúc phạm bệnh nhân, một điều dưỡng bị kỷ luật

(Kiến Thức) - Ngày 10/3, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, Bộ này vừa yêu cầu Viện bỏng Quốc gia xử lý một điều dưỡng vì đã xúc phạm đến bệnh nhân.

Xúc phạm bệnh nhân, một điều dưỡng bị kỷ luật
Theo đó, qua tổng đài đường dây nóng, Bộ Y tế đã tiếp nhận cuộc gọi của anh Hà Văn Quy (sinh năm 1965, ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) phản ánh việc gia đình anh xin phép cho bệnh nhân Hà Văn Ký (89 tuổi được Viện Bỏng Quốc gia cho xuất viện vì không thể chữa trị được) ở lại thêm một đêm tại bệnh viện do nhà xa, phương tiện đi lại không có.
Tuy nhiên, điều dưỡng Hồ Thị T, Khoa Phẫu thuật tạo hình đã có lời nói xúc phạm đến bệnh nhân. Trước sự việc trên, Bộ Y tế đã có Công văn số 1346/BYT-VPB1 ngày 21/3/2014 yêu cầu Viện Bỏng Quốc gia khẩn trương kiểm tra thông tin phản ánh và xử lý trường hợp vi phạm.
Viện bỏng Quốc Gia vừa xử lý một điều dưỡng vì hành vi không đúng mực với nhân viên y tế.
 Viện bỏng Quốc Gia vừa xử lý một điều dưỡng vì hành vi không đúng mực với nhân viên y tế.
Ngày 28/3/2014, Viện Bỏng Quốc gia đã có Công văn số 198/CV-VB báo cáo kết quả xử lý trường hợp vi phạm của điều dưỡng Hồ Thị T. Sau khi tiến hành xác minh thông tin đúng như phản ánh của anh Hà Văn Quy, Ban Lãnh đạo bệnh viện đã yêu cầu điều dưỡng Hồ Thị T nghiêm túc kiểm điểm về thái độ ứng xử đối với bệnh nhân trước Lãnh đạo bệnh viện và toàn thể Khoa Phẫu thuật tạo hình; đồng thời nghiêm khắc phê bình điều dưỡng Hồ Thị T trước toàn khoa, trong giao ban bệnh viện và cắt thi đua năm 2014 của điều dưỡng này.
Tổ Thanh, kiểm tra bệnh viện đã liên hệ với người nhà bệnh nhân Hà Văn Ký cảm ơn ý kiến phản ánh, đóng góp cho bệnh viện của gia đình, thông báo hình thức xử lý vi phạm của điều dưỡng Hồ Thị T.

Dân mách với Bộ trưởng Y tế việc bị bác sĩ mắng

Một bệnh nhân cao tuổi đã vừa khóc vừa kể với Bộ trưởng việc mình bị bác sĩ (BS) ở một BV tuyến dưới mắng ra sao.

Dân mách với Bộ trưởng Y tế việc bị bác sĩ mắng
Sáng 23/1, gặp Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đi kiểm tra công tác khám chữa bệnh và hoạt động đường dây nóng tại bệnh viện (BV) Bạch Mai (Hà Nội). Khi Bộ trưởng tới thăm phòng khám Tim mạch tại khoa Khám bệnh, Bộ trưởng đã hỏi bà Chu Tuyết Nhung (60 tuổi, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) “Vì sao bác đi khám vượt tuyến lên BV Bạch Mai mà không khám ở BV Bắc Giang quê mình?”

Đường dây nóng về an toàn thực phẩm

(Kiến Thức) - Mới đây, Cục Quản lý thị trường vừa cho xây dựng và hoàn thiện số điện thoại đường dây nóng: 1900 58 58 26 về an toàn thực phẩm.

Đường dây nóng về an toàn thực phẩm

Đường dây này được tổ chức để tiếp nhận, xử lý và sử dụng các tin báo của tổ chức, cá nhân về đối tượng, hành vi và các thông tin liên quan đến vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.

Đây sẽ là nơi cung cấp nguồn tin để các cơ quan quản lý nhà nước kịp thời có biện pháp tổ chức kiểm tra, ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Những căn bệnh gây chết người bí ẩn

(Kiến Thức) - Dù có sự phát triển vượt bậc song giới y khoa vẫn phải "bó tay" với những căn bệnh bí ẩn dưới đây.

Những căn bệnh gây chết người bí ẩn
1 - Sốt xuất huyết Marburg. Ca mắc bệnh đầu tiên được ghi nhận tại ổ dịch trên lãnh thổ Đức và Nam Tư năm 1967. Căn bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi và khó chịu. Sau khi phát bệnh 5 đến 7 ngày, các dấu hiệu xuất huyết bắt đầu xuất hiện, nhanh chóng trở nên phức tạp.

1 - Sốt xuất huyết Marburg. Ca mắc bệnh đầu tiên được ghi nhận tại ổ dịch trên lãnh thổ Đức và Nam Tư năm 1967. Căn bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi và khó chịu. Sau khi phát bệnh 5 đến 7 ngày, các dấu hiệu xuất huyết bắt đầu xuất hiện, nhanh chóng trở nên phức tạp.

Sốt xuất huyết Marburg có triệu chứng khá giống với căn bệnh sốt rét nên việc chẩn đoán chính xác bệnh rất khó khăn. Tuy nhiên, khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn sau, nó có thể khiến bệnh nhân chảy máu trong miệng, trực tràng và các vấn đề về thần kinh. Hiểu biết của con người về Marburg vẫn rất hạn chế, vì vậy tỷ lệ tử vong chiếm khoảng 23 đến 90%.

Sốt xuất huyết Marburg có triệu chứng khá giống với căn bệnh sốt rét nên việc chẩn đoán chính xác bệnh rất khó khăn. Tuy nhiên, khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn sau, nó có thể khiến bệnh nhân chảy máu trong miệng, trực tràng và các vấn đề về thần kinh. Hiểu biết của con người về Marburg vẫn rất hạn chế, vì vậy tỷ lệ tử vong chiếm khoảng 23 đến 90%.

Đọc nhiều nhất

Tin mới