Xem xét nhiều dự luật rất quan trọng liên quan đến doanh nghiệp, phục hồi kinh tế

(Vietnamdaily) - Quốc hội sẽ xem xét nhiều dự luật rất quan trọng liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp, doanh nhân và phục hồi kinh tế xã hội.

Ngày 7/10/2021, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc gặp gỡ gặp gỡ đại diện giới doanh nhân Việt Nam.  

Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, Hội nghị Trung ương lần thứ tư vừa bế mạc (7/10) đã xem xét, quyết định hai nhóm nhiệm vụ hết sức quan trọng gồm: Kế hoạch kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách năm 2022, kế hoạch tài chính, ngân sách 3 năm, thực hiện nhiệm vụ kép vừa phòng, chống dịch vừa phục hồi kinh tế. Quốc hội cũng đang rất tích cực chuẩn bị cho việc tổ chức Kỳ họp thứ 2 dự kiến khai mạc ngày 20/10 tới. Trong đó, Quốc hội sẽ xem xét nhiều dự luật rất quan trọng liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp, doanh nhân và phục hồi kinh tế xã hội; xem xét, quyết định các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đối với mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, lao động, việc làm của người dân.

Tại cuộc làm việc, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công báo cáo, xem xét trong tương quan với các nước phát triển, đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp nước ta hiện còn khá nhỏ bé và hạn chế. Đặc biệt, trong gần hai năm qua, đại dịch COVID-19 đã tác động nghiêm trọng tới cộng đồng doanh nghiệp.

Tình hình đặc biệt này đòi hỏi Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ phải có cách làm đặc biệt và những quyết sách đặc biệt để giải nguy cho những doanh nghiệp đang khó khăn. Đồng thời, “trong nguy có cơ”, những quốc gia sớm kiểm soát được dịch bệnh, có hệ thống chính sách mới phù hợp với “điều kiện bình thường mới” thì doanh nghiệp sẽ chớp được cơ hội chiếm lĩnh các vị trí tốt hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu”…

Xem xet nhieu du luat rat quan trong lien quan den doanh nghiep, phuc hoi kinh te
 

Tại cuộc cuộc làm việc, đại diện giới doanh nhân đã kiến nghị cần nhìn nhận các doanh nghiệp là một chủ thể trong ứng phó COVID-19. Tin tưởng giao quyền và trang bị, nâng cao năng lực y tế tại chỗ cho các doanh nghiệp. Cần công nhận và cho doanh nghiệp chủ động về y tế tại chỗ, tự xét nghiệm, tự điều trị các ca F0 theo khả năng, điều kiện của doanh nghiệp, Nhà nước chỉ cần hỗ trợ, hướng dẫn và ban hành các quy định, chính sách phù hợp.

Cần có chủ trương kiên quyết bảo vệ, hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn của doanh nghiệp trong điều kiện sống chung với dịch; duy trì sản xuất an toàn trên quan điểm "vừa sản xuất, vừa chống dịch". Việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp duy trì sản xuất, phục hồi kinh tế được xác định như một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách và cần quyết liệt thực hiện trong giai đoạn hiện nay…

Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, hệ thống pháp luật đã được cải thiện nhiều, tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư kinh doanh, thể hiện thực chất hơn quyền tự do kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực khởi sự kinh doanh, minh bạch về điều kiện đầu tư kinh doanh. Nhờ đó, hệ thống pháp luật về sở hữu, về quyền tự do kinh doanh ngày càng được hoàn thiện, là cơ sở để phát triển đồng bộ và vận hành thông suốt, lành mạnh các thị trường, tạo môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp.

Mong muốn VCCI và cộng đồng doanh nghiệp hiến kế cho Quốc hội về chiến lược tổng thể phục hồi và phát triển nền kinh tế, Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại Hội nghị Trung ương 4, Khóa XIII vừa bế mạc, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất sẽ xem xét điều chỉnh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ với liều lượng hợp lý và thời điểm phù hợp, phối hợp chặt chẽ hai chính sách này để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân, kích thích kinh tế phục hồi, phát triển và ngay trong tuần tới các Ủy ban của Quốc hội cùng với các Bộ, ngành liên quan sẽ tiến hành rà soát, xem xét cụ thể việc sử dụng các công cụ chính sách này.

Trao đổi cụ thể với đề xuất của các doanh nhân về việc nâng trần nợ công quốc gia để tăng quy mô các gói hỗ trợ ứng phó Covid-19, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, “điều quan trọng để bảo đảm an toàn nợ công là tỷ lệ chi trả nợ, tức là tổng chi trả nợ hàng năm không được vượt quá 25% tổng số thu ngân sách nhà nước. Trần nợ công chỉ là một phần. Phải tính toán cả về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ. Thống nhất phải có gói chính sách này trên tinh thần chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phải đóng góp nhiều hơn cho việc tái thiết, phục hồi kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân”.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị VCCI nghiên cứu về xu hướng kinh doanh thời hậu Covid – 19, tận dụng cơ hội, xác định những ngành, lĩnh vực nào có thể bứt phá được sau đại dịch…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu Tổng Thư ký Quốc hội và Lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội tiếp tục ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp, doanh nhân để làm căn cứ thực tiễn trong các chính sách của Quốc hội trong thời gian tới, đồng thời cũng là mục tiêu của Quốc hội hướng tới “Nghị quyết và Chính sách phải mang hơi thở của cuộc sống và đổi mới vì lợi ích của nhân dân và doanh nghiệp”.

BIDV lại hạ giá bán khoản nợ 475 tỷ đồng của Thép Việt Nga

(Vietnamdaily) - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa có thông báo bán đấu giá tài sản là khoản nợ của Công ty TNHH Thép Việt Nga. 

Theo đó, tổng dư nợ của khoản vay tính đến ngày 2/7/2021 là 475 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc 266,9 tỷ đồng, dư nợ lãi, phí phạt chậm trả 208 tỷ đồng. 

Giá khởi điểm của khoản nợ này là hơn 427 tỷ đồng, thấp hơn 48 tỷ đồng so với tổng dư nợ vay của Thép Việt Nga, thậm chí thấp hơn mức rao bán hồi tháng 6 là 470 tỷ đồng. 

Biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán của Thép Việt Nga đối với khoản nợ là một loạt quyền sử dụng đất và nhà xưởng ký kết với Ngân hàng từ năm 2014, 2015.

Trong đó, đáng kể nhất là quyền sử dụng 4.466 m2 đất (đất cơ sở sản xuất kinh doanh), quyền sở hữu nhà ở (diện tích xây dựng 3.175 m2) và tài sản khác gắn liền với đất tại C12/20A, Ấp 3, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP.HCM; nhà xưởng với diện tích xây dựng 3.744,7 m2 tại C12/15E, Ấp 3, Quốc lộ 1A, xã Tân Kiên trên diện tích 4.933,9 m2 đất cơ sở sản xuất kinh doanh.

Thép Việt Nga cũng dùng quyền sử dụng 1.123 m2 đất cơ sở sản xuất kinh doanh và nhà xưởng với diện tích xây dựng 1.883,4 m2 tại C12/15A, Ấp 3 Quốc lộ 1A, xã Tân Kiên; quyền sử dụng thửa đất số 4377, tờ bản đồ số 3 tại xã Tân Kiên với diện tích 4.170,1 m2 (mục đích sử dụng là kho chứa hàng nông sản, lương thực) để bảo đảm cho khoản vay. 

Ngoài ra, tài sản bảo đảm còn có quyền sử dụng 224,13 m2 đất ở tại đô thị, quyền sở hữu nhà ở (diện tích xây dựng 123,41 m2) và tài sản gắn liền với đất tại thửa đất số 17, địa chỉ 202/5 Hoàng Văn Thụ, Phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM; quyền thuê lại quyền sử dụng đất và nhà xưởng diện tích 4.110 m2 tại Lô B081 - 082, Đường số 1, Khu công nghiệp Đức Hòa 1, huyện Đức Hòa, TP. Long An.

BIDV lai ha gia ban khoan no 475 ty dong cua Thep Viet Nga-Hinh-2
 

Công ty TNHH Thép Việt Nga được thành lập hồi tháng 7/2006, hoạt động chính trong lĩnh vực buôn bán sắt thép, đặc biệt ở khu vực phía Nam. Công ty có vốn điều lệ 90 tỷ đồng, do các cá nhân Đinh Thái Bình sở hữu 80% và Lê Thị Hương Giang nắm giữ 20%. Cá nhân Đinh Thái Bình hiện cũng là người đại diện theo pháp luật của Công ty. 

Theo dữ liệu của Báo Đấu thầu, năm 2016, Thép Việt Nga ghi nhận doanh thu bán hàng ở mức 639 tỷ đồng, sau đó sụt giảm mạnh về mức 120 tỷ đồng và 150 tỷ đồng trong năm 2017 và 2018. Trong 3 năm 2016 - 2018, Công ty lỗ lần lượt 60 tỷ đồng, 10 tỷ đồng và 37 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2018, tổng tài sản của Thép Việt Nga ở mức 638,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu tại thời điểm này đã âm 287,4 tỷ đồng.

Cường Đô la lái xe sang hơn 7 tỷ trong ngày đầu đi làm sau giãn cách

Từ nhà riêng ở quận 7 (TP HCM), doanh nhân Nguyễn Quốc Cường lái BMW 740Li Pure Excellence xuống Bình Dương đi làm sau gần 4 tháng giãn cách Covid-19.

Cuong Do la lai xe sang hon 7 ty trong ngay dau di lam sau gian cach

Doanh nhân Nguyễn Quốc Cường hay còn được nhiều người biết đến với biệt danh Cường Đô la là một người không chỉ thành công trong lĩnh vực bất động sản cũng như chuỗi nhà hàng do anh và vợ làm chủ mà còn có đam mê rất lớn với siêu xe. Chính vì điều này mà nhiều người luôn theo dõi dân chơi siêu xe Cường Đô la trên các hành trình.

EVNFinance lãi hơn 237 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm

(Vietnamdaily) - EVF báo lãi sau thuế quý 3/2021 đạt 89 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2020.

Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance, EVF) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2021, với thu nhập lãi thuần của EVF đạt gần 220 tỷ đồng, tăng 24% so với quý 3/2020.

Lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ là 5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi hơn 18,2 tỷ đồng. Theo đó tổng doanh thu hoạt động đạt 214,8 tỷ đồng, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước.

Đọc nhiều nhất

Tin mới