Vua Càn Long là "giọt máu lạc loài" người Hán?

Vị vua đa tình Càn Long được cho là có nhiều con hoang trong dân gian, nhưng bản thân ông cũng bị cho là xuất thân mờ ám.

Vua Càn Long là "giọt máu lạc loài" người Hán?
Theo chính sử, Càn Long là con trai của hoàng đế Ung Chính, và là vị vua thứ 6 của triều Mãn Thanh (Trung Quốc). Tuy nhiên, từ xưa vẫn lưu truyền giả thuyết, ông chẳng những không phải con trai Ung Chính, mà thậm chí còn chẳng có chút máu mủ nào với hoàng tộc, còn tệ hơn, là người Hán chứ không phải người Mãn. Tuy sử học chính thống không công nhận điều này nhưng cho đến nay, giả thuyết trên vẫn có sức sống lớn và không thể bị loại bỏ. Từ truyền thuyết dân gian, nó trở thành chất liệu trong nhiều bộ tiểu thuyết dã sử và phim ảnh.
Câu chuyện lưu truyền về thân thế Càn Long
Theo truyền thuyết kể trên, vào một ngày mùa thu năm 1711, dưới triều Khang Hy, phu nhân của Ung thân vương (con trai thứ 4 của Khang Hy, sau này là hoàng đế Ung Chính) hạ sinh một công chúa. Cũng đúng hôm đó, vợ của Trần Thế Quán, thường gọi là Trần Các Lão, một viên quan người Hán có quan hệ thân thiết với Ung thân vương, cũng sinh con trai.
Ung thân vương biết vậy, bèn sai đưa thiếp sang nhà họ Trần, yêu cầu mang đứa trẻ sang vương phủ cho mình xem mặt. Mặc dù đưa một đứa trẻ mới sinh ra ngoài là điều tối kỵ, nhất là với con nhà gia thế, nhưng đã là lệnh của vương gia, chẳng ai dám trái, vì thế Trần Thế Quán đành cho người bế con trai đi.
Càn Long trên phim.
 Càn Long trên phim.
Thế nhưng, khi đứa bé được mang về trả thì nó lại biến thành… con gái. Trần Các Lão biết ngay đây chẳng phải sự nhầm lẫn vô tình. Sự từng trải trong chốn quan trường khiến ông hiểu là nên im lặng, bởi nói ra chẳng những con chẳng đòi được mà còn nguy hiểm cho cả họ. Hôm sau lại thấy bên phủ Ung vương công bố tin mừng vương phi hạ sinh vương tử, mọi người nô nức ăn mừng, họ Trần càng hiểu chuyện. Để Ung vương gia yên tâm mà để cho gia đình mình yên ổn, ít lâu sau Trần Các Lão cáo lão về quê ở Hải Ninh, Chiết Giang, tự an ủi rằng tuy mất con nhưng con mình vẫn được sống sung sướng ở vương phủ với địa vị đích tử, biết đâu có tương lai xán lạn.
Đứa con đánh tráo của nhà họ Trần ấy, Ung thân vương đặt tên là Hoằng Lịch, về sau trở thành hoàng đế Càn Long. Những người tin vào giả thiết này cho rằng, có quá nhiều “bằng chứng” cho thấy Càn Long là con cháu nhà họ Trần ở Chiết Giang, rằng ông vua này khi lớn lên cũng biết thân thế thực sự của mình nên có ý muốn gặp lại cha mẹ. Đó là lý do khiến Càn Long rất nhiều lần thân hành tuần du miền nam. Ông mượn cớ công vụ để đi thăm gia đình thực, thăm quê gốc của mình, tuy lúc đó vợ chồng Trần Các Lão đã qua đời và nhà vua chỉ có thể ra thăm mộ mà thôi. Theo truyền thuyết, khi đến mộ, Càn Long sai dùng màn vàng che lại để ông được kín đáo mà làm lễ bái lạy cha mẹ, tổ tiên.
Việc Càn Long 6 lần tuần du Giang Nam thì có 4 lần đến Hải Ninh, Chiết Giang và đều ở trong nhà của Trần Các Lão được cho là bằng chứng “đắt” của sự liên hệ đặc biệt. Nhà vua còn đổi tên vườn Ngung của nhà họ Trần, nơi vua nghỉ, là vườn An Lan.
Trong phủ nhà họ Trần ở Chiết Giang có tấm hoành phi do Càn Long tự tay đề tặng, ghi chữ “Xuân Huy đường”. Hai chữ “xuân huy” (ánh sáng mùa xuân) vốn được dùng để chỉ công ơn cha mẹ. Có lý do nào vị hoàng đế lại viết tặng cho một gia tộc người Hán hai chữ ấy nếu không phải ông muốn gửi gắm ẩn tình của một người con không được nhận mẹ cha?
Việc con gái của Trần Các Lão sau này được Ung Chính thu xếp gả cho Tưởng Phổ, con trai một đại quan trong triều, cũng được cho là dấu hiệu của cuộc hoán đổi hài nhi những năm trước đó. Tưởng Phổ được Càn Long sủng ái, phong chức đại học sĩ, bởi họ Tưởng thực ra là con rể nhà vua. Tòa lầu vợ chồng Tưởng ở, dân gian gọi là lầu công chúa.
Trần Các Lão và các đời con cháu đều được làm quan to, hưởng nhiều ân sủng của triều đình. Điều này được lý giải là do Ung Chính, rồi Càn Long, thậm chí cả các vua sau này, muốn bù đắp.
Thói quen ăn mặc của Càn Long cũng bị những người tin ông là con cháu họ Trần “soi”. Càn Long khi ở hậu cung thích mặc theo lối người Hán, và hỏi những người hầu cận là mình trông có giống người Hán không.
Các nhà sử học nói gì?
Câu chuyện kể trên được dân gian ưa chuộng và muốn tin đó là sự thật, nhưng các sử gia chính thống lại cho là nó hoang đường, rất khó xảy ra. Theo đó, dòng họ Trần đúng là làm quan to nhưng mức độ thịnh vượng đạt đến đỉnh cao ở triều Khang Hy và Ung Chính. Trần Các Lão thực tế vẫn còn sống khi Càn Long đã lên ngôi, nhưng không nhận được sự quan tâm quá đặc biệt của ông vua này, thậm chí còn có lần bị cách chức do soạn chỉ dụ cho nhà vua bị sai. Trước mặt quần thần, Càn Long còn lớn tiếng trách mắng người mà dân gian đồn đại là cha đẻ của mình: “Bất tài, phẩm chất kém, không xứng đáng với chức vụ”. Chả nhẽ người ta lại nhục mạ bố đẻ mình đến thế?
Hoàng đế Càn Long.
 Hoàng đế Càn Long.
Theo nhiều nhà sử học, việc họ Trần được đãi ngộ tốt là do chính sách trọng dụng nhân tài người Hán để thu phục nhân tâm, nhất là với những người vùng Giang Nam vốn trước đây có tinh thần kháng Thanh rất mạnh mẽ. Cũng vì muốn vỗ yên Giang Nam mà Càn Long nhiều lần tuần du vùng đất này (điều này không liên quan đến tình riêng vì trước đây Khang Hy cũng 6 lần đi Giang Nam). Vua đến Hải Ninh là để khảo sát việc đắp tuyến đê sông Tiền Đường, một công trình cực kỳ quan trọng.
Tại sao khi đi Hải Ninh, vua lại cứ ở nhà họ Trần? Bởi đơn giản là những nhà khác khó có nhà cửa đủ đẹp để đón tiếp một hoàng đế, ngoài nhà họ Trần mấy đời làm quan to, thế lực nhất vùng. Khu vườn Ngung của họ lại rất lớn và có phong cảnh tuyệt đẹp. Và dù 4 lần ở nhà họ Trần, Càn Long không lần nào gọi con cháu gia tộc này tới gặp mặt, nên chuyện bái lạy trước mồ, nhận tổ tiên chỉ là dân gian hư cấu ra thôi.
Còn bức hoành phi có chữ “Xuân Huy Đường” đặt tại phủ của họ Trần ở Hải Ninh thực ra không phải do Càn Long viết mà chính là ông nội Càn Long, hoàng đế Khang Hy. Vì vậy, không thể dựa vào đó để nói Càn Long là con nhà họ Trần.
Mặt khác, Ung Chính chẳng việc gì phải tráo con của nhà họ Trần – một người Hán - bởi ở thời điểm Càn Long ra đời, Ung Chính đã có 5 con trai khác, dù 3 người đã chết yểu thì vẫn còn vương tử Hoằng Thời đã 8 tuổi, và Hoằng Trú sinh trước Càn Long chỉ 3 tháng. Vả lại, lúc đó cuộc cạnh tranh giành ngôi thái tử giữa những người con trai của Khang Hy đang vô cùng gay gắt, người nọ lăm le tìm chỗ yếu của người kia để thọc dao vào. Bởi vậy một người mưu mô cẩn trọng như Ung Chính không thể làm cái việc khinh suất là tráo con để các anh em mình có thể dựa vào đó mà loại bỏ mình.
Đó là chưa kể, việc đổi con gái thành con trai là không thể xảy ra với quy chế chặt chẽ của nhà Thanh. Phủ Tôn nhân quản lý sát sao mỗi đứa trẻ trong hoàng thất, ngay lúc ra đời đã phải báo tin, rồi người của phủ Tôn nhân viết tấu xin hoàng đế đặt tên. Nếu Ung vương phi đã sinh con gái thì ngay trong hôm đó tin này đã được phủ Tôn nhân xác nhận, không có chuyện mấy ngày sau lại đổi thành con trai được.
Về cô con gái Trần Các Lão được cho là con gái Càn Long, và truyền thuyết về lầu công chúa, các nhà nghiên cứu lịch sử khẳng định họ không tìm thấy bằng chứng nào về sự tồn tại của cái lầu mang tên đó, ngay cả con cháu họ Tưởng cũng không nghe nói. Còn việc mặc quần áo người Hán là sở thích của nhiều vị hoàng đế Thanh triều chứ không riêng Càn Long.
Theo các sử học, câu chuyện Càn Long là con Trần Các Lão được dựng lên rồi được dân gian ưa thích chẳng qua vì nó thỏa mãn cái tâm lý muốn vớt vát sĩ diện của người Hán, vốn tự coi mình là dân tộc thượng đẳng nhưng lúc đó phải cúi đầu chịu sự cai trị của giống người Mãn man di. Việc đặt một ông vua gốc Hán lên ngai vàng Mãn, dù là tưởng tượng, cũng giúp xoa dịu đôi chút lòng tự ái dân tộc của họ.

10 ngôi trường cổ kính tuyệt đẹp ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Không chỉ có bề dày lịch sử trên dưới 100 năm, đây còn là những ngôi trường mang vẻ đẹp kiến trúc cổ điển đầy quyến rũ.

 10 ngôi trường cổ kính tuyệt đẹp ở Việt Nam
Thành lập ngày 17/3/1879, Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu ở Mỹ Tho, Tiền Giang là ngôi trường THPT lâu đời nhất của Việt Nam. Khi mới thành lập, trường được đặt tên là Collège de My Tho, năm 1942 đổi tên là Collège Le Myre De Villers. Từ năm 1953 đến nay, trường mang tên nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. GS Trần Đại Nghĩa và nhà văn Hồ Biểu Chánh là cựu học sinh của trường này. Ảnh: Yuht.N (Flickr).
 Thành lập ngày 17/3/1879, Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu ở Mỹ Tho, Tiền Giang là ngôi trường THPT lâu đời nhất của Việt Nam. Khi mới thành lập, trường được đặt tên là Collège de My Tho, năm 1942 đổi tên là Collège Le Myre De Villers. Từ năm 1953 đến nay, trường mang tên nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. GS Trần Đại Nghĩa và nhà văn Hồ Biểu Chánh là cựu học sinh của trường này. Ảnh: Yuht.N (Flickr).

7 nguyên nhân khiến Hòa Thân được Càn Long sủng ái

(Kiến Thức) - Càn Long được coi là một minh quân, nhưng ông hoàng này lại quá sủng ái một gian thần tham lam vô độ như Hòa Thân.Vì sao vậy?

7 nguyên nhân khiến Hòa Thân được Càn Long sủng ái
Càn Long được coi là một minh quân, thời kỳ trị vì của ông kéo dài hơn 60 năm trong lịch sử phong kiến Trung Quốc và là thời kỳ cực kì thịnh vượng về kinh tế và quân sự của nhà Thanh. Chuyện về ông rất nhiều, nhưng điều kiến người đời luôn thắc mắc là vì sao ông này này lại quá sủng ái một gian thần tham lam vô độ như Hòa Thân.
 Càn Long được coi là một minh quân, thời kỳ trị vì của ông kéo dài hơn 60 năm trong lịch sử phong kiến Trung Quốc và là thời kỳ cực kì thịnh vượng về kinh tế và quân sự của nhà Thanh. Chuyện về ông rất nhiều, nhưng điều kiến người đời luôn thắc mắc là vì sao ông này này lại quá sủng ái một gian thần tham lam vô độ như Hòa Thân. 
Hòa Thân tự Trí Trai, họ Nĩu Hỗ Lộc Thị, người Chính Hồng Kì, Mãn Châu. Sinh năm 1750 tức năm thứ 15 đời Càn Long. Gia thế nhà Hòa Thân tuy không hiển hách song cũng là gia tộc quân công. Ông tổ 5 đời Ni Nha Cáp Nạp Ba Đồ Lỗ đã lập chiến công khi nhà Thanh tiến vào Trung Nguyên và được phong tam đẳng kinh xa đô úy. Hòa Thân là một sủng thần được Càn Long vô cùng ưu ái, nhưng ông ta cũng là một quan tham vô độ nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.
Hòa Thân tự Trí Trai, họ Nĩu Hỗ Lộc Thị, người Chính Hồng Kì, Mãn Châu. Sinh năm 1750 tức năm thứ 15 đời Càn Long. Gia thế nhà Hòa Thân tuy không hiển hách song cũng là gia tộc quân công. Ông tổ 5 đời Ni Nha Cáp Nạp Ba Đồ Lỗ đã lập chiến công khi nhà Thanh tiến vào Trung Nguyên và được phong tam đẳng kinh xa đô úy. Hòa Thân là một sủng thần được Càn Long vô cùng ưu ái, nhưng ông ta cũng là một quan tham vô độ nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. 
Năm thứ 13 Càn Long tức năm 1768, một Hòa Thân kiêu căng đã lạc đề thi rớt khì thi Hương. Năm sau, ông ta kế thừa chức tam đẳng kinh xa đô úy của phụ thân, gia nhập loan nghị vệ, và thành chấp sự nhân đi trước kiệu hoàng đế. Từ đó về sau ông ta không ngừng thăng tiến, kiêm đến chín chức quan đại thần trong triều: đại thần phủ nội vụ, đại thần ngự tiền, đại thần nghị chính, đại thần tương lam kì lĩnh thị vệ nội, đại thần chính bạch kì lĩnh thị vệ nội, đài thần quân cơ, đại thần lĩnh ban quân cơ, đại học sĩ Văn Hoa điện, đại học sĩ Thủ phụ. Đều là những chức quan lớn trong triều, có thể nói chỉ dưới một người trên vạn người, không khác gì “Nhị hoàng đế” . Tại sao ông ta lại được Càn Long "ưu ái" như vậy?
Năm thứ 13 Càn Long tức năm 1768, một Hòa Thân kiêu căng đã lạc đề thi rớt khì thi Hương. Năm sau, ông ta kế thừa chức tam đẳng kinh xa đô úy của phụ thân, gia nhập loan nghị vệ, và thành chấp sự nhân đi trước kiệu hoàng đế. Từ đó về sau ông ta không ngừng thăng tiến, kiêm đến chín chức quan đại thần trong triều: đại thần phủ nội vụ, đại thần ngự tiền, đại thần nghị chính, đại thần tương lam kì lĩnh thị vệ nội, đại thần chính bạch kì lĩnh thị vệ nội, đài thần quân cơ, đại thần lĩnh ban quân cơ,  đại học sĩ Văn Hoa điện, đại học sĩ Thủ phụ. Đều là những chức quan lớn trong triều, có thể nói chỉ dưới một người trên vạn người, không khác gì “Nhị hoàng đế” . Tại sao ông ta lại được Càn Long "ưu ái" như vậy?
Nguyên nhân thứ nhất: Học thức uyên thâm. Khi còn đi học Hòa Thân vô cùng chăm chỉ và được coi là một nhân tài. Càn Long cả đời yêu thích thơ phú, Hòa thân thì thuộc lòng từng câu chữ, ý thơ hay thói quen dùng điển tích điển cố, cách gieo vần của Càn Long. Để có thể tung hứng với Càn Long, Hòa Thân cũng bỏ công sức học thơ và làm thơ nên khả năng thơ phú của ông ta cũng là thiên hạ hiếm có. Tiền Vịnh Tằng cùng thời với Hòa Thân từng đánh giá rằng: “Thơ của Hòa Thân gieo vần rất tuyệt, rất thông thơ luật. Thơ của Hòa Thân rất hợp với sở thích của Càn Long, Càn Long đọc xong không thích mới lạ, rất nhiều phen tức cảnh làm thơ đã cứu mạng Hòa Thân".
Nguyên nhân thứ nhất: Học thức uyên thâm. Khi còn đi học Hòa Thân vô cùng chăm chỉ và được coi là một nhân tài. Càn Long cả đời yêu thích thơ phú, Hòa thân thì thuộc lòng từng câu chữ, ý thơ hay thói quen dùng điển tích điển cố, cách gieo vần của Càn Long. Để có thể tung hứng với Càn Long, Hòa Thân cũng bỏ công sức học thơ và làm thơ nên khả năng thơ phú của ông ta cũng là thiên hạ hiếm có. Tiền Vịnh Tằng cùng thời với Hòa Thân từng đánh giá rằng: “Thơ của Hòa Thân gieo vần rất tuyệt, rất thông thơ luật. Thơ của Hòa Thân rất hợp với sở thích của Càn Long, Càn Long đọc xong không thích mới lạ, rất nhiều phen tức cảnh làm thơ đã cứu mạng Hòa Thân". 
Nguyên nhân thứ 2: Tướng mạo đường đường. Đương thời, Hòa thân có danh hiệu là đệ nhất tuấn nam Mãn Châu. Tiêu chuẩn dùng người thân cận của Càn Long là: Hoạt bát nhanh nhẹn, thông minh lão luyện, tướng mạo tuấn tú, trẻ trung xinh đẹp. Người mà có tướng mạo xấu xí khó lòng được Càn Long trọng dụng. Ví dụ như Kỉ Hiểu Lam (ảnh minh họa) tuy là bậc đại tài nhưng vì tướng máo xấu xí nên khó được Càn Long trọng dụng và được làm trọng thần, sủng thần bên cạnh, nên chỉ có thể dựa vào văn tự lập thân và an phận làm từ thần cho Càn Long.
Nguyên nhân thứ 2: Tướng mạo đường đường. Đương thời, Hòa thân có danh hiệu là đệ nhất tuấn nam Mãn Châu. Tiêu chuẩn dùng người thân cận của Càn Long là: Hoạt bát nhanh nhẹn, thông minh lão luyện, tướng mạo tuấn tú, trẻ trung xinh đẹp. Người mà có tướng mạo xấu xí khó lòng được Càn Long trọng dụng. Ví dụ như Kỉ Hiểu Lam (ảnh minh họa) tuy là bậc đại tài nhưng vì tướng máo xấu xí nên khó được Càn Long trọng dụng và được làm trọng thần, sủng thần bên cạnh, nên chỉ có thể dựa vào văn tự lập thân và an phận làm từ thần cho Càn Long. 
Nguyên nhân thứ 3: Xuất thân Mãn châu, thông minh nhanh trí. Dù có nói thế nào thì Hòa Thân vẫn xuất thân từ Chính Hồng Kì, Mãn Châu. Đây chính là điều kiện cơ sở lớn nhất khiến ông ta được sủng ái. Trong các văn võ bá quan trong triều đương nhiên hoàng thượng phải yêu người Mãn nhất chứ không phải là người Hán, hơn nữa Hoà thân lại thông minh hoạt bát.  
Tiết Phúc Thành trong “Dung am bút kí" ghi rằng: Có một lần Càn Long đi tuần thú, khi chuẩn bị khởi hành không tìm thấy cái lọng vàng đâu, Càn Long vô cùng tức giận, bọn thuộc hạ sợ gần chết vì có thể sẽ bị tội chém đầu, ai cũng không dám trả lời, đúng lúc đó Hòa thân đáp: “Tâu Hoàng thượng. người nào quản việc này người đó chịu trách nhiệm”. Càn Long thấy một thanh niên tuổi còn rất trẻ nhưng lại đối đáp rất lưu loát nên đã bắt đầu chú ý đến anh ta.
Tiết Phúc Thành trong “Dung am bút kí" ghi rằng: Có một lần Càn Long   đi tuần thú, khi chuẩn bị khởi hành không tìm thấy cái lọng vàng đâu, Càn Long vô cùng tức giận, bọn thuộc hạ sợ gần chết vì có thể sẽ bị tội chém đầu, ai cũng không dám trả lời, đúng lúc đó Hòa thân đáp: “Tâu Hoàng thượng. người nào quản việc này người đó chịu trách nhiệm”. Càn Long thấy một thanh niên tuổi còn rất trẻ nhưng lại đối đáp rất lưu loát nên đã bắt đầu chú ý đến anh ta. 
Nguyên nhân thứ 4: Rất am hiểu về quản lý tài chính. Trước nội vụ phủ thường xuyên thu không đủ chi. Sau khi Hòa Thân nhậm chức tổng quản, nội vụ phủ đã dư dả. Ông ta không chỉ giỏi đánh sưu cao thuế nặng với các phú thương buôn bán lớn, các cơ sở sản xuất muối, những đại sứ ở biên ải hay các chính quyền địa phương các tỉnh, mà ông ta còn chủ trương thực hiện chính sách “Nghị tội ngân” ( luận tội phạt tiền) tại triều. Tiền phạt của các quan viên từ các tỉnh ngày càng nhiều, trở thành một nguồn tài chính lớn chảy vào kim khố của hoàng đế, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của cuộc sống xa hoa dâm đãng, thích khoe khoang phô trương của Càn Long, về điều này ông ta được Càn Long vô cùng tán dương.
Nguyên nhân thứ 4: Rất am hiểu về quản lý tài chính. Trước nội vụ phủ thường xuyên thu không đủ chi. Sau khi Hòa Thân nhậm chức tổng quản,  nội vụ phủ đã dư dả. Ông ta không chỉ giỏi đánh sưu cao thuế nặng với các phú thương buôn bán lớn, các cơ sở sản xuất muối, những đại sứ ở biên ải hay các chính quyền địa phương các tỉnh, mà ông ta còn chủ trương thực hiện chính sách “Nghị tội ngân” ( luận tội phạt tiền) tại triều. Tiền phạt của các quan viên từ các tỉnh ngày càng nhiều, trở thành một nguồn tài chính lớn chảy vào kim khố của hoàng đế, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của cuộc sống xa hoa dâm đãng, thích khoe khoang phô trương của Càn Long, về điều này ông ta được Càn Long vô cùng tán dương. 
Nguyên nhân thứ 5: Có kinh nghiệm ngoại giao phong phú. Hòa Thân từng nhiều lần phụ trách tiếp sứ thần Triều Tiên, Anh... Trong “Thanh đại danh nhân truyện lược” có ghi rằng: Vào năm 1792 năm thứ 57 Càn Long, sứ thần nước Anh đã bình luận: Ông ta là người "luôn giữ thân phận tôn nghiêm của mình”, “thái độ hòa nhã dễ gần, nhìn nhận vấn đề rất sắc bén sâu sắc, không hổ là một chính trị gia lão luyện”.
Nguyên nhân thứ 5: Có kinh nghiệm ngoại giao phong phú. Hòa Thân từng nhiều lần phụ trách tiếp sứ thần Triều Tiên, Anh... Trong “Thanh đại danh nhân truyện lược” có ghi rằng: Vào năm 1792 năm thứ 57 Càn Long, sứ thần nước Anh đã bình luận: Ông ta là người "luôn giữ thân phận tôn nghiêm của mình”, “thái độ hòa nhã dễ gần, nhìn nhận vấn đề rất sắc bén sâu sắc, không hổ là một chính trị gia lão luyện”.
Nguyên nhân thứ 6: Hòa Thân rất giống Mã Giai Thị. Theo ghi chép của sử sách, khi còn là Bảo Thân Vương, Càn Long từng gặp tiếng sét ái tình với Mã Giai Thị, một ái phi được Ung Chính hoàng đế sủng ái. Bảo Thân Vương thường nhân lúc không có ai thì chọc ghẹo nàng. Một hôm Mã Giai Thị vô tình va phải chân mày của Bảo Thân Vương thì bị Hoàng hậu Nữu Hộ Lộc thị nhìn thấy. Hoàng hậu cho rằng nàng dám chòng ghẹo cả hoàng tử, hạ lệnh giam vào Nguyệt Hoa môn ép phải chết. Bảo Thân Vương biết chuyện chạy đến Nguyệt Hoa môn thì thân thể nàng đã lạnh. Bảo Thân Vương nước mắt dàn dụa khóc lớn: “Ta đã hại chết nàng rồi” rồi cắn nát ngón tay của mình cho máu nhỏ lên cổ nàng và nói: Kiếp này ta đã không cứu nổi nàng, kiếp sau dùng nốt ruồi son nhận ra nhau”. Tự dung hai hàng nước mắt của nàng ứ ra rồi nàng mới đi.
Nguyên nhân thứ 6: Hòa Thân rất giống Mã Giai Thị. Theo ghi chép của sử sách, khi còn là Bảo Thân Vương, Càn Long từng gặp tiếng sét ái tình với Mã Giai Thị, một ái phi được Ung Chính hoàng đế sủng ái. Bảo Thân Vương thường nhân lúc không có ai thì chọc ghẹo nàng. Một hôm Mã Giai Thị vô tình va phải chân mày của Bảo Thân Vương thì bị Hoàng hậu Nữu Hộ Lộc thị nhìn thấy. Hoàng hậu cho rằng nàng dám chòng ghẹo cả hoàng tử, hạ lệnh giam vào Nguyệt Hoa môn ép phải chết. Bảo Thân Vương biết chuyện chạy đến Nguyệt Hoa môn thì thân thể nàng đã lạnh. Bảo Thân Vương nước mắt dàn dụa khóc lớn: “Ta đã hại chết nàng rồi” rồi cắn nát ngón tay của mình cho máu nhỏ lên cổ nàng và nói: Kiếp này ta đã không cứu nổi nàng, kiếp sau dùng nốt ruồi son nhận ra nhau”. Tự dung hai hàng nước mắt của nàng ứ ra rồi nàng mới đi.  
Sau khi Bảo Thân Vương đăng cơ, chuyện này dần dần quên lãng. Nhưng nhìn thấy Hòa Thân dung mạo rất giống Mã Giai Thị trên cổ lại có nốt ruồi son, thế là Hòa Thân được Càn Long coi như Mã Giai Thị tái thế. Ngự thư phòng trở thành nơi ông ta và hoàng thượng cùng ngủ. Hòa Thân dáng vẻ lại rất dịu dàng nhu mì nên Càn Long càng tin ông ta chính là nàng Mã Giai Thị.
Sau khi Bảo Thân Vương đăng cơ, chuyện này dần dần quên lãng. Nhưng nhìn thấy Hòa Thân dung mạo rất giống Mã Giai Thị trên cổ lại có nốt ruồi son, thế là Hòa Thân được Càn Long coi như Mã Giai Thị tái thế. Ngự thư phòng trở thành nơi ông ta và hoàng thượng cùng ngủ. Hòa Thân dáng vẻ  lại rất dịu dàng nhu mì nên Càn Long càng tin ông ta chính là nàng Mã Giai Thị.  
Nguyên nhân thứ 7: Tài xu nịnh. Vào những năm cuối đời, Càn Long càng ngày càng không thích nghe những lời trung thần, thích đao to búa lớn, khoác loác khoe khoang là thập toàn lão gia, cho rằng mình có thể sánh ngang với tổ phụ Khang Hi. Hòa Thân thì hàng ngày vẫn dùng những lời đó để mê hoặc Càn Long, luôn luôn làm cho Càn Long hả hê sung sướng.
Nguyên nhân thứ 7: Tài xu nịnh. Vào những năm cuối đời, Càn Long càng ngày càng không thích nghe những lời trung thần, thích đao to búa lớn, khoác loác khoe khoang là thập toàn lão gia, cho rằng mình có thể sánh ngang với tổ phụ Khang Hi. Hòa Thân thì hàng ngày vẫn dùng những lời đó để mê hoặc Càn Long, luôn luôn làm cho Càn Long hả hê sung sướng.


Vì sao hoàng đế nhà Thanh thường băng hà vào mùa đông?

(Kiến Thức) - Lật giở y án triều Thanh mới thấy kỳ lạ, bởi có đến 10 vị hoàng đế băng hà vào mùa đông và đều không qua được đầu tháng Giêng. 

Vì sao hoàng đế nhà Thanh thường băng hà vào mùa đông?
Có 9 vị hoàng đế nhà Thanh đều chết ở Tử Cấm Thành (Hàm Li cung), trong đó có 3 người chết vào đầu tháng Giêng. Thuận Trị Phúc Lâm chết vào ngày mùng 7 tháng giêng năm Thuận Trị thứ 18. Càn Long đế Hoằng Lịch mất vào mùng 3 tháng Giêng năm Gia Khánh thứ 4. Đạo Quang đế Mân Ninh chết vào ngày 14 tháng Giêng năm Đạo Quang thứ 30. Ngoài ra Khang Hy, Đồng Trị, Quang Tự, Tuyên Thống đều chết vào mùa đông đại hàn khắc nghiệt.
Có 9 vị hoàng đế nhà Thanh đều chết ở Tử Cấm Thành (Hàm Li cung), trong đó có 3 người chết vào đầu tháng Giêng. Thuận Trị Phúc Lâm chết vào ngày mùng 7 tháng giêng năm Thuận Trị thứ 18. Càn Long đế Hoằng Lịch mất vào mùng 3 tháng Giêng năm Gia Khánh thứ 4. Đạo Quang đế Mân Ninh chết vào ngày 14 tháng Giêng năm Đạo Quang thứ 30. Ngoài ra Khang Hy, Đồng Trị, Quang Tự, Tuyên Thống đều chết vào mùa đông đại hàn khắc nghiệt. 
Vậy, tại sao các hoàng đế triều Thanh đa phần lại băng hà vào mùa đông?Thực ra điều này có hai nguyên nhân chủ yếu. Nếu nhìn từ góc độ tuổi tác thì đây là một nguyên nhân chính. Khang Hy mất ngày 13 tháng 11 năm Khang Hy thứ 61. Ông mất lúc 69 tuổi cũng là “tuổi xưa nay hiếm” của thời kỳ đó.
Vậy, tại sao các hoàng đế triều Thanh đa phần lại băng hà vào mùa đông?Thực ra điều này có hai nguyên nhân chủ yếu. Nếu nhìn từ góc độ tuổi tác thì đây là một nguyên nhân chính. Khang Hy mất ngày 13 tháng 11 năm Khang Hy thứ 61. Ông mất lúc 69 tuổi cũng là “tuổi xưa nay hiếm” của thời kỳ đó.

Đọc nhiều nhất

Bàng hoàng cơ thể dị dạng của Pharaoh nổi tiếng Ai Cập

Bàng hoàng cơ thể dị dạng của Pharaoh nổi tiếng Ai Cập

(Kiến Thức) - Tutankhamun được đánh giá là nhà vua nổi tiếng Ai Cập cổ đại khi lên ngôi từ sớm và cũng chết trẻ. Tuy nhiên, vương triều của Tutankhamun hưng thịnh với nhiều thành tựu nổi bật. Thế nhưng, cơ thể dị dạng của ông hoàng này khiến nhiều người bị sốc.

Tin mới