7 nguyên nhân khiến Hòa Thân được Càn Long sủng ái

7 nguyên nhân khiến Hòa Thân được Càn Long sủng ái

(Kiến Thức) - Càn Long được coi là một minh quân, nhưng ông hoàng này lại quá sủng ái một gian thần tham lam vô độ như Hòa Thân.Vì sao vậy?

Càn Long được coi là một minh quân, thời kỳ trị vì của ông kéo dài hơn 60 năm trong lịch sử phong kiến Trung Quốc và là thời kỳ cực kì thịnh vượng về kinh tế và quân sự của nhà Thanh. Chuyện về ông rất nhiều, nhưng điều kiến người đời luôn thắc mắc là vì sao ông này này lại quá sủng ái một gian thần tham lam vô độ như Hòa Thân.
Càn Long được coi là một minh quân, thời kỳ trị vì của ông kéo dài hơn 60 năm trong lịch sử phong kiến Trung Quốc và là thời kỳ cực kì thịnh vượng về kinh tế và quân sự của nhà Thanh. Chuyện về ông rất nhiều, nhưng điều kiến người đời luôn thắc mắc là vì sao ông này này lại quá sủng ái một gian thần tham lam vô độ như Hòa Thân.
Hòa Thân tự Trí Trai, họ Nĩu Hỗ Lộc Thị, người Chính Hồng Kì, Mãn Châu. Sinh năm 1750 tức năm thứ 15 đời Càn Long. Gia thế nhà Hòa Thân tuy không hiển hách song cũng là gia tộc quân công. Ông tổ 5 đời Ni Nha Cáp Nạp Ba Đồ Lỗ đã lập chiến công khi nhà Thanh tiến vào Trung Nguyên và được phong tam đẳng kinh xa đô úy. Hòa Thân là một sủng thần được Càn Long vô cùng ưu ái, nhưng ông ta cũng là một quan tham vô độ nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.
Hòa Thân tự Trí Trai, họ Nĩu Hỗ Lộc Thị, người Chính Hồng Kì, Mãn Châu. Sinh năm 1750 tức năm thứ 15 đời Càn Long. Gia thế nhà Hòa Thân tuy không hiển hách song cũng là gia tộc quân công. Ông tổ 5 đời Ni Nha Cáp Nạp Ba Đồ Lỗ đã lập chiến công khi nhà Thanh tiến vào Trung Nguyên và được phong tam đẳng kinh xa đô úy. Hòa Thân là một sủng thần được Càn Long vô cùng ưu ái, nhưng ông ta cũng là một quan tham vô độ nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.
Năm thứ 13 Càn Long tức năm 1768, một Hòa Thân kiêu căng đã lạc đề thi rớt khì thi Hương. Năm sau, ông ta kế thừa chức tam đẳng kinh xa đô úy của phụ thân, gia nhập loan nghị vệ, và thành chấp sự nhân đi trước kiệu hoàng đế. Từ đó về sau ông ta không ngừng thăng tiến, kiêm đến chín chức quan đại thần trong triều: đại thần phủ nội vụ, đại thần ngự tiền, đại thần nghị chính, đại thần tương lam kì lĩnh thị vệ nội, đại thần chính bạch kì lĩnh thị vệ nội, đài thần quân cơ, đại thần lĩnh ban quân cơ, đại học sĩ Văn Hoa điện, đại học sĩ Thủ phụ. Đều là những chức quan lớn trong triều, có thể nói chỉ dưới một người trên vạn người, không khác gì “Nhị hoàng đế” . Tại sao ông ta lại được Càn Long "ưu ái" như vậy?
Năm thứ 13 Càn Long tức năm 1768, một Hòa Thân kiêu căng đã lạc đề thi rớt khì thi Hương. Năm sau, ông ta kế thừa chức tam đẳng kinh xa đô úy của phụ thân, gia nhập loan nghị vệ, và thành chấp sự nhân đi trước kiệu hoàng đế. Từ đó về sau ông ta không ngừng thăng tiến, kiêm đến chín chức quan đại thần trong triều: đại thần phủ nội vụ, đại thần ngự tiền, đại thần nghị chính, đại thần tương lam kì lĩnh thị vệ nội, đại thần chính bạch kì lĩnh thị vệ nội, đài thần quân cơ, đại thần lĩnh ban quân cơ, đại học sĩ Văn Hoa điện, đại học sĩ Thủ phụ. Đều là những chức quan lớn trong triều, có thể nói chỉ dưới một người trên vạn người, không khác gì “Nhị hoàng đế” . Tại sao ông ta lại được Càn Long "ưu ái" như vậy?
 Nguyên nhân thứ nhất: Học thức uyên thâm. Khi còn đi học Hòa Thân vô cùng chăm chỉ và được coi là một nhân tài. Càn Long cả đời yêu thích thơ phú, Hòa thân thì thuộc lòng từng câu chữ, ý thơ hay thói quen dùng điển tích điển cố, cách gieo vần của Càn Long. Để có thể tung hứng với Càn Long, Hòa Thân cũng bỏ công sức học thơ và làm thơ nên khả năng thơ phú của ông ta cũng là thiên hạ hiếm có. Tiền Vịnh Tằng cùng thời với Hòa Thân từng đánh giá rằng: “Thơ của Hòa Thân gieo vần rất tuyệt, rất thông thơ luật. Thơ của Hòa Thân rất hợp với sở thích của Càn Long, Càn Long đọc xong không thích mới lạ, rất nhiều phen tức cảnh làm thơ đã cứu mạng Hòa Thân".
Nguyên nhân thứ nhất: Học thức uyên thâm. Khi còn đi học Hòa Thân vô cùng chăm chỉ và được coi là một nhân tài. Càn Long cả đời yêu thích thơ phú, Hòa thân thì thuộc lòng từng câu chữ, ý thơ hay thói quen dùng điển tích điển cố, cách gieo vần của Càn Long. Để có thể tung hứng với Càn Long, Hòa Thân cũng bỏ công sức học thơ và làm thơ nên khả năng thơ phú của ông ta cũng là thiên hạ hiếm có. Tiền Vịnh Tằng cùng thời với Hòa Thân từng đánh giá rằng: “Thơ của Hòa Thân gieo vần rất tuyệt, rất thông thơ luật. Thơ của Hòa Thân rất hợp với sở thích của Càn Long, Càn Long đọc xong không thích mới lạ, rất nhiều phen tức cảnh làm thơ đã cứu mạng Hòa Thân".
 Nguyên nhân thứ 2: Tướng mạo đường đường. Đương thời, Hòa thân có danh hiệu là đệ nhất tuấn nam Mãn Châu. Tiêu chuẩn dùng người thân cận của Càn Long là: Hoạt bát nhanh nhẹn, thông minh lão luyện, tướng mạo tuấn tú, trẻ trung xinh đẹp. Người mà có tướng mạo xấu xí khó lòng được Càn Long trọng dụng. Ví dụ như Kỉ Hiểu Lam (ảnh minh họa) tuy là bậc đại tài nhưng vì tướng máo xấu xí nên khó được Càn Long trọng dụng và được làm trọng thần, sủng thần bên cạnh, nên chỉ có thể dựa vào văn tự lập thân và an phận làm từ thần cho Càn Long.
Nguyên nhân thứ 2: Tướng mạo đường đường. Đương thời, Hòa thân có danh hiệu là đệ nhất tuấn nam Mãn Châu. Tiêu chuẩn dùng người thân cận của Càn Long là: Hoạt bát nhanh nhẹn, thông minh lão luyện, tướng mạo tuấn tú, trẻ trung xinh đẹp. Người mà có tướng mạo xấu xí khó lòng được Càn Long trọng dụng. Ví dụ như Kỉ Hiểu Lam (ảnh minh họa) tuy là bậc đại tài nhưng vì tướng máo xấu xí nên khó được Càn Long trọng dụng và được làm trọng thần, sủng thần bên cạnh, nên chỉ có thể dựa vào văn tự lập thân và an phận làm từ thần cho Càn Long.
  Nguyên nhân thứ 3: Xuất thân Mãn châu, thông minh nhanh trí. Dù có nói thế nào thì Hòa Thân vẫn xuất thân từ Chính Hồng Kì, Mãn Châu. Đây chính là điều kiện cơ sở lớn nhất khiến ông ta được sủng ái. Trong các văn võ bá quan trong triều đương nhiên hoàng thượng phải yêu người Mãn nhất chứ không phải là người Hán, hơn nữa Hoà thân lại thông minh hoạt bát.
Nguyên nhân thứ 3: Xuất thân Mãn châu, thông minh nhanh trí. Dù có nói thế nào thì Hòa Thân vẫn xuất thân từ Chính Hồng Kì, Mãn Châu. Đây chính là điều kiện cơ sở lớn nhất khiến ông ta được sủng ái. Trong các văn võ bá quan trong triều đương nhiên hoàng thượng phải yêu người Mãn nhất chứ không phải là người Hán, hơn nữa Hoà thân lại thông minh hoạt bát.
Tiết Phúc Thành trong “Dung am bút kí" ghi rằng: Có một lần Càn Long đi tuần thú, khi chuẩn bị khởi hành không tìm thấy cái lọng vàng đâu, Càn Long vô cùng tức giận, bọn thuộc hạ sợ gần chết vì có thể sẽ bị tội chém đầu, ai cũng không dám trả lời, đúng lúc đó Hòa thân đáp: “Tâu Hoàng thượng. người nào quản việc này người đó chịu trách nhiệm”. Càn Long thấy một thanh niên tuổi còn rất trẻ nhưng lại đối đáp rất lưu loát nên đã bắt đầu chú ý đến anh ta.
Tiết Phúc Thành trong “Dung am bút kí" ghi rằng: Có một lần Càn Long đi tuần thú, khi chuẩn bị khởi hành không tìm thấy cái lọng vàng đâu, Càn Long vô cùng tức giận, bọn thuộc hạ sợ gần chết vì có thể sẽ bị tội chém đầu, ai cũng không dám trả lời, đúng lúc đó Hòa thân đáp: “Tâu Hoàng thượng. người nào quản việc này người đó chịu trách nhiệm”. Càn Long thấy một thanh niên tuổi còn rất trẻ nhưng lại đối đáp rất lưu loát nên đã bắt đầu chú ý đến anh ta.
 Nguyên nhân thứ 4: Rất am hiểu về quản lý tài chính. Trước nội vụ phủ thường xuyên thu không đủ chi. Sau khi Hòa Thân nhậm chức tổng quản, nội vụ phủ đã dư dả. Ông ta không chỉ giỏi đánh sưu cao thuế nặng với các phú thương buôn bán lớn, các cơ sở sản xuất muối, những đại sứ ở biên ải hay các chính quyền địa phương các tỉnh, mà ông ta còn chủ trương thực hiện chính sách “Nghị tội ngân” ( luận tội phạt tiền) tại triều. Tiền phạt của các quan viên từ các tỉnh ngày càng nhiều, trở thành một nguồn tài chính lớn chảy vào kim khố của hoàng đế, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của cuộc sống xa hoa dâm đãng, thích khoe khoang phô trương của Càn Long, về điều này ông ta được Càn Long vô cùng tán dương.
Nguyên nhân thứ 4: Rất am hiểu về quản lý tài chính. Trước nội vụ phủ thường xuyên thu không đủ chi. Sau khi Hòa Thân nhậm chức tổng quản, nội vụ phủ đã dư dả. Ông ta không chỉ giỏi đánh sưu cao thuế nặng với các phú thương buôn bán lớn, các cơ sở sản xuất muối, những đại sứ ở biên ải hay các chính quyền địa phương các tỉnh, mà ông ta còn chủ trương thực hiện chính sách “Nghị tội ngân” ( luận tội phạt tiền) tại triều. Tiền phạt của các quan viên từ các tỉnh ngày càng nhiều, trở thành một nguồn tài chính lớn chảy vào kim khố của hoàng đế, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của cuộc sống xa hoa dâm đãng, thích khoe khoang phô trương của Càn Long, về điều này ông ta được Càn Long vô cùng tán dương.
 Nguyên nhân thứ 5: Có kinh nghiệm ngoại giao phong phú. Hòa Thân từng nhiều lần phụ trách tiếp sứ thần Triều Tiên, Anh... Trong “Thanh đại danh nhân truyện lược” có ghi rằng: Vào năm 1792 năm thứ 57 Càn Long, sứ thần nước Anh đã bình luận: Ông ta là người "luôn giữ thân phận tôn nghiêm của mình”, “thái độ hòa nhã dễ gần, nhìn nhận vấn đề rất sắc bén sâu sắc, không hổ là một chính trị gia lão luyện”.
Nguyên nhân thứ 5: Có kinh nghiệm ngoại giao phong phú. Hòa Thân từng nhiều lần phụ trách tiếp sứ thần Triều Tiên, Anh... Trong “Thanh đại danh nhân truyện lược” có ghi rằng: Vào năm 1792 năm thứ 57 Càn Long, sứ thần nước Anh đã bình luận: Ông ta là người "luôn giữ thân phận tôn nghiêm của mình”, “thái độ hòa nhã dễ gần, nhìn nhận vấn đề rất sắc bén sâu sắc, không hổ là một chính trị gia lão luyện”.
 Nguyên nhân thứ 6: Hòa Thân rất giống Mã Giai Thị. Theo ghi chép của sử sách, khi còn là Bảo Thân Vương, Càn Long từng gặp tiếng sét ái tình với Mã Giai Thị, một ái phi được Ung Chính hoàng đế sủng ái. Bảo Thân Vương thường nhân lúc không có ai thì chọc ghẹo nàng. Một hôm Mã Giai Thị vô tình va phải chân mày của Bảo Thân Vương thì bị Hoàng hậu Nữu Hộ Lộc thị nhìn thấy. Hoàng hậu cho rằng nàng dám chòng ghẹo cả hoàng tử, hạ lệnh giam vào Nguyệt Hoa môn ép phải chết. Bảo Thân Vương biết chuyện chạy đến Nguyệt Hoa môn thì thân thể nàng đã lạnh. Bảo Thân Vương nước mắt dàn dụa khóc lớn: “Ta đã hại chết nàng rồi” rồi cắn nát ngón tay của mình cho máu nhỏ lên cổ nàng và nói: Kiếp này ta đã không cứu nổi nàng, kiếp sau dùng nốt ruồi son nhận ra nhau”. Tự dung hai hàng nước mắt của nàng ứ ra rồi nàng mới đi.
Nguyên nhân thứ 6: Hòa Thân rất giống Mã Giai Thị. Theo ghi chép của sử sách, khi còn là Bảo Thân Vương, Càn Long từng gặp tiếng sét ái tình với Mã Giai Thị, một ái phi được Ung Chính hoàng đế sủng ái. Bảo Thân Vương thường nhân lúc không có ai thì chọc ghẹo nàng. Một hôm Mã Giai Thị vô tình va phải chân mày của Bảo Thân Vương thì bị Hoàng hậu Nữu Hộ Lộc thị nhìn thấy. Hoàng hậu cho rằng nàng dám chòng ghẹo cả hoàng tử, hạ lệnh giam vào Nguyệt Hoa môn ép phải chết. Bảo Thân Vương biết chuyện chạy đến Nguyệt Hoa môn thì thân thể nàng đã lạnh. Bảo Thân Vương nước mắt dàn dụa khóc lớn: “Ta đã hại chết nàng rồi” rồi cắn nát ngón tay của mình cho máu nhỏ lên cổ nàng và nói: Kiếp này ta đã không cứu nổi nàng, kiếp sau dùng nốt ruồi son nhận ra nhau”. Tự dung hai hàng nước mắt của nàng ứ ra rồi nàng mới đi.
Sau khi Bảo Thân Vương đăng cơ, chuyện này dần dần quên lãng. Nhưng nhìn thấy Hòa Thân dung mạo rất giống Mã Giai Thị trên cổ lại có nốt ruồi son, thế là Hòa Thân được Càn Long coi như Mã Giai Thị tái thế. Ngự thư phòng trở thành nơi ông ta và hoàng thượng cùng ngủ. Hòa Thân dáng vẻ lại rất dịu dàng nhu mì nên Càn Long càng tin ông ta chính là nàng Mã Giai Thị.
Sau khi Bảo Thân Vương đăng cơ, chuyện này dần dần quên lãng. Nhưng nhìn thấy Hòa Thân dung mạo rất giống Mã Giai Thị trên cổ lại có nốt ruồi son, thế là Hòa Thân được Càn Long coi như Mã Giai Thị tái thế. Ngự thư phòng trở thành nơi ông ta và hoàng thượng cùng ngủ. Hòa Thân dáng vẻ lại rất dịu dàng nhu mì nên Càn Long càng tin ông ta chính là nàng Mã Giai Thị.
 Nguyên nhân thứ 7: Tài xu nịnh. Vào những năm cuối đời, Càn Long càng ngày càng không thích nghe những lời trung thần, thích đao to búa lớn, khoác loác khoe khoang là thập toàn lão gia, cho rằng mình có thể sánh ngang với tổ phụ Khang Hi. Hòa Thân thì hàng ngày vẫn dùng những lời đó để mê hoặc Càn Long, luôn luôn làm cho Càn Long hả hê sung sướng.
Nguyên nhân thứ 7: Tài xu nịnh. Vào những năm cuối đời, Càn Long càng ngày càng không thích nghe những lời trung thần, thích đao to búa lớn, khoác loác khoe khoang là thập toàn lão gia, cho rằng mình có thể sánh ngang với tổ phụ Khang Hi. Hòa Thân thì hàng ngày vẫn dùng những lời đó để mê hoặc Càn Long, luôn luôn làm cho Càn Long hả hê sung sướng.









GALLERY MỚI NHẤT