Vụ phụ huynh chê cà vạt của trường: Đừng giận quá mất khôn

(Kiến Thức) - Dù lập luận kiểu gì thì hành động của hai phía trong vụ phụ huynh chê cà vạt của trường đều phản giáo dục và để lại hậu quả xấu.

Vụ phụ huynh chê cà vạt của trường: Đừng giận quá mất khôn

Những ngày qua, dư luận xôn xao bởi chuyện một phụ huynh chê cà vạt của trường con mình đang học (Trường Vstar, quận 7, TP.HCM) trên Facebook cá nhân, dẫn đến việc con mình bị nhà trường đuổi học.

Xin trích một vài đoạn trong cái status mà chị phụ huynh chê cà vạt trường VStar đã đăng trên Facebook vừa qua:
“Nhà cháu nông dân không biết cách thắt cà vạt, thế là mẹ cháu cứ buộc nút vào như dây giày rồi treo lên cổ con.
Chưa kể mỗi ngày tống vào máy giặt là 2 sợi nó lại rời nhau ra. Kiếm gần chết mới ra 2 cái sợi ấy để cột vào nhau cho thành cái dây đeo cổ!”
“Mẹ cháu kính đề nghị quý trường vào năm học mới thay đổi khẩn trương mẫu cà vạt cho các bé. Nếu không làm được thì dẹp đi, không chả khác nào cái giẻ rách vắt lên cổ các cháu!”.
Phản ứng trước những lời lẽ được cho là “hơi nặng” của chị phụ huynh, nhà trường từ chối nhận cháu Minh H. con chị vào học vì cho rằng môi trường giáo dục này không phù hợp với gia đình chị.
Vu phu huynh che ca vat cua truong: Dung gian qua mat khon
 Mẫu cà vạt học sinh trường VStar bị phụ huynh chê xấu trên Facebook.
Trước hết bàn về cái status của phụ huynh. Góp ý là chuyện bình thường. Tôi tin nhà trường cũng ủng hộ điều này nhưng vấn đề là ở chỗ khác: Thái độ và cách góp ý. Thái độ ở đây thể hiện qua ngôn từ, hành văn. Người ta bảo “lời nói không mất tiền mua/lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Giá như chị phụ huynh “lựa lời” một chút, đừng dùng những từ ngữ, cách so sánh như cái gai đâm vào mắt người ta (dẹp đi, chả khác nào cái giẻ rách vắt lên cổ các cháu) thì có lẽ sự việc không dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như thế.
Về cách góp ý, giá như chị đừng vội đưa lên “phây”. Chị nên nhớ, mạng xã hội là con dao hai lưỡi. Một khi thông tin đã được đưa lên đó thì khó mà xóa được trong dư luận cho dù sau đó đã gỡ đi, bởi nó lan tỏa nhanh lắm, huống chi điều chị nói, chưa biết đúng sai thế nào nhưng có vẻ nặng nề, gay gắt thế thì làm sao mà đối tượng “bị” góp ý lại không bức xúc?
Về phía nhà trường, tôi nghĩ các vị đã phạm phải sai lầm trong cách xử sự dù đã từng có nhã ý mời phụ huynh đến gặp trước. Dư luận thông cảm trước nỗi bức xúc của quí vị khi bị phụ huynh “chê” trên mạng xã hội nhưng không thể vì giận cá chém thớt mà đuổi học sinh của mình ra khỏi nhà trường.
Quyết định của nhà trường không nhận cháu Minh H. vào học là trái với mục tiêu, nguyên lí và phương pháp giáo dục của chúng ta hiện nay. Quyết định đó còn trái với Thông tư 08/TT của Bộ Giáo dục và đào tạo qui định việc đuổi học học sinh phải được thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt, do Hội đồng kỷ luật thống nhất. Mặc dù bà Chu Thị Ngọc Thịnh, hiệu trưởng Trường VStar (TP.HCM) sau đó trao đổi với báo chí đã phủ nhận chuyện trường đuổi học sinh vì mẹ lên Facebook chê đồng phục trường nhưng lại không tìm ra được lí do khả dĩ để có thể thuyết phục được phụ huynh và dư luận.
Người ta bảo giận quá mất khôn, có lẽ đúng trong trường hợp này của lãnh đạo trường VStar chăng?
Dù lập luận kiểu gì thì hành động của phụ huynh và phán quyết của nhà trường đều phản giáo dục và để lại hậu quả xấu. Trong cả hai trường hợp, học sinh đều vô tội nhưng lại phải hứng chịu cơn nóng giận của người lớn. Các cháu học được gì ở bậc làm cha làm mẹ khi các vị tung những lời lẽ không mấy thiện cảm lên mạng xã hội về trường học của các cháu? Các cháu sẽ nghĩ gì về nhà trường, về thầy cô giáo khi bị đuổi học không phải lỗi do mình gây ra?
Vô hình trung, cách ứng xử tồi của người lớn đã gieo vào tâm hồn trong trắng của con em mình vết nhơ không thể nào gột rửa được, xót xa hơn, nó sẽ để lại ấn tượng không mấy tốt đẹp đeo đẳng suốt cuộc đời các cháu.
Không nên bàn tán hay thanh minh gì nữa, một sự chữa lỗi là hết sức cần thiết trong lúc này. Cả phụ huynh và nhà trường hãy ngồi lại với nhau và cùng nói lời xin lỗi, hủy bỏ ngay quyết định đuổi học và nhận lại học sinh của mình. Chỉ có như vậy mới mong xóa được mặc cảm buồn trong tâm hồn trẻ thơ.

Nét hồn nhiên của “thiên thần nhỏ” ngày khai giảng năm học mới

(Kiến Thức) - Những "thiên thần nhỏ" lớp 1 hồn nhiên, vui tươi ngày khai giảng năm học mới khi lần đầu tiên được cắp sách đến trường, xa rời lớp mẫu giáo thân thương.

Nét hồn nhiên của “thiên thần nhỏ” ngày khai giảng năm học mới
Ngam nhung “thien than nho” bo ngo ngay khai giang nam hoc moi
 Sáng nay, hàng triệu học sinh và giáo viên trên nước đã tưng bừng tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2015-1016. Ảnh: Các phụ huynh theo dõi lễ khai giảng từ tầng 2 trường Tiểu học Chu Văn An (Ba Đình, Hà Nội).

Hào hùng, xúc động ngày lên đường nhập ngũ ở HN, TP HCM

(Kiến Thức) - Sau những cái ôm thật chặt, những lời dặn dò tỉ mỉ, những gói quà gửi vội, hàng ngàn thanh niên HN, TP HCM đã tạm biệt gia đình lên đường nhập ngũ.

Hào hùng, xúc động ngày lên đường nhập ngũ ở HN, TP HCM
Sáng 8/9, Khoảng 2 nghìn thanh niên của các quận huyện trên địa bàn TP HCM đã lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc đợt 2 năm 2015. Ảnh: Thiên Dũng.
 Sáng 8/9, Khoảng 2 nghìn thanh niên của các quận huyện trên địa bàn TP HCM đã lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc đợt 2 năm 2015. Ảnh: Thiên Dũng.
Ông Lê Thanh Hải - Bí thư thành ủy TP HCM đã đến tham dự lễ tiễn quân và động viên các thanh niên lên đường nhập ngũ. Ảnh: Thiên Dũng
 Ông Lê Thanh Hải - Bí thư thành ủy TP HCM đã đến tham dự lễ tiễn quân và động viên các thanh niên lên đường nhập ngũ. Ảnh: Thiên Dũng

Chưa học chữ, bé trai 3 tuổi biết đọc viết rành rọt gây sốc

(Kiến Thức) - Bé trai 3 tuổi biết đọc, viết tin nhắn trên điện thoại rành mạch như học sinh tiểu học dù chưa từng được học chữ khiến nhiều người vô cùng ngạc nhiên.

Chưa học chữ, bé trai 3 tuổi biết đọc viết rành rọt gây sốc

Bé trai 3 tuổi biết đọc, viết dù chưa từng học chữ là cháu Nguyễn Gia Thiên Ân (sinh ngày 15/12/2011), con trai của vợ chồng anh Nguyễn Gia Phước (36 tuổi) và chị Phan Thị Huyền (33 tuổi, cùng quê huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre).

18 tháng đã có “biểu hiện lạ”!

Vợ chồng anh Phước nhiều năm qua từ vùng quê Bến Tre lên đất Đồng Nai thuê mặt bằng ven quốc lộ 51, phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai để mua, bán cây kiểng. Cuối năm 2011, chị Huyền sinh đứa con trai đầu lòng khi thai kỳ vừa tròn 40 tuần tuổi.
Chua hoc chu, be trai 3 tuoi biet doc viet ranh rot gay soc
Bé Nguyễn Gia Thiên Ân đến cuối năm 2015 mới tròn 4 tuổi nhưng bé đã biết đọc chữ vanh vách, nhớ hàng chục số điện thoại người thân.

“Lúc mang thai, vợ tôi đau yếu luôn và nhiều lần có nguy cơ xẩy thai. Đến khi thằng bé chào đời nặng chỉ gần 3kg nhưng cả gia đình ai cũng vui mừng khi thấy bé quá kháu khỉnh và tôi đã đặt tên con là Thiên Ân với ý nghĩa con ra đời nhờ ân của trời đất”, anh Phước kể lại.

Theo vợ chồng anh Phước thì bé Ân lớn lên bình thường như bao đứa trẻ khác. Khoảng thời gian cháu được 18 tháng tuổi thì gia đình anh phát hiện bé đã phát âm rành mạch. Khi đó, trong lúc vô tình chị Huyền đưa tờ báo cho con chơi nhưng đưa ngược thì bé Thiên Ân đã quay đúng chiều trở lại khiến người mẹ giật mình.

“Ban đầu tôi cứ ngỡ chỉ là vô tình nhưng nhiều lần thử lại thì con tôi sau khi nhìn tờ báo bị ngược đã lật trở lại”, chị Huyền kể.

Sau thời gian đó, vợ chồng chị Huyền càng phát hiện thêm nhiều chuyện bất ngờ của con trai mình như bé đọc chữ rành mạch, nhớ hơn 20 số điện thoại của bà con 2 bên nội ngoại, viết tin nhắn trên điện thoại di động…

Đọc báo cho bà nội nghe, nhắn tin gọi ba về

Trưa ngày 7/9, PV Kiến Thức có mặt tại nhà vợ chồng chị Huyền và đúng lúc chị Huyền vừa rước bé Thiên Ân từ nhà trẻ về nhà.

Clip: Cháu Thiên Ân đọc chữ rành mạch:

“Vợ chồng tôi mới cho bé đi trường mầm non từ đầu tháng 9 đến nay chỉ vài ngày. Các cô ở trường nói trường hợp của bé khá lạ kỳ vì với khả năng đọc chữ thành thạo như thế chẳng khác các bé ở trường tiểu học và khuyên tôi nên tư vấn các nhà chuyên môn để có hướng thích nghi cho quá trình phát triển của bé”, chị Huyền chia sẻ.

Khi chị Huyền đưa cho chúng tôi xem tờ khai sinh của bé, tôi chuyển cho bé Thiên Ân và bé đọc rành mạch họ tên, ngày tháng, năm sinh, quê quán của mình cũng như họ tên cha mẹ.

Để thử “tài” của bé trai này, PV đưa tiếp một sấp giấy A4 chi chít chữ từ một thông cáo báo chí và thật không ngờ bé đọc, phát âm rõ ràng một cách thành thạo. Thậm chí những ký tự chưa dành cho trẻ tiểu học như “%”, con số hàng nghìn tỷ…cháu Ân vẫn đọc một cách rành mạch.

“Nói không ai tin chứ thằng cháu nội này mới hơn 3 tuổi mà đã nhiều lần đọc tin tức trên báo cho tôi nghe rồi đó”, mẹ chồng chị Huyền phấn khích nói.

Theo chị Huyền thì mặc dù chưa biết cầm bút viết chữ nhưng Thiên Ân đã nhận được mặt chữ và bé đã biết nhắn tin trên điện thoại di động khi nghe người khác đọc nội dung.

“Nhiều lần ba cháu đi chơi với bạn bè, tôi đọc với nội dung gọi ba về và cháu đã viết đúng nhưng gì mẹ nói để gởi đến điện thoại của ba mình”, chị Huyền cho biết.

Thực tế đúng như những gì chị Huyền nói, theo quan sát của PV, khi cầm chiếc điện thoại di động trên tay, bé Thiên Ân đã thao tác nhắn số nhận và soạn tin nhắn một cách thuần thục trong sự ngỡ ngàng của những người chứng kiến.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.
3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

Liên quan đến 3 cán bộ Sacombank vỡ nợ, các luật sư cho rằng, nếu 3 cán bộ này lợi dụng chức vụ và uy tín của ngân hàng, chiếm dụng tiền của khách hàng thì Sacombank phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.
"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

(Kiến Thức) - BV Bạch Mai có 5 trường hợp dương tính Covid-19 và đang có dấu hiệu lây chéo. Trong khi đó, lượng người ra vào viện mỗi ngày lên tới 6.000-8.000 vào khám bệnh, hiện nay khoảng 3.000-3.500 người. Dư luận cho rằng, cần có biện pháp mạnh để kiểm soát dịch bệnh, thậm chí phong tỏa bệnh viện để không gây bùng dịch.

Tin mới