Vỡ đường ống nước sông Đà 4 lần năm 2020... dân được đền bù?

(Kiến Thức) - Đường ống nước sạch Sông Đà lại gặp sự cố lần thứ 4 trong năm. Nhiều người dân đặt câu hỏi liệu khách hàng có được đền bù mỗi lần xảy ra sự cố, người dân đều phải mua nước đắt đỏ để sinh hoạt?

Vỡ đường ống nước sông Đà 4 lần năm 2020... dân được đền bù?
Sáng 13/10, Công ty CP Viwaco thông báo tạm ngừng cấp nước để khắc phục sửa chữa điểm rò rỉ trên tuyến ống truyền tài nước sạch Sông Đà tại KM14+200 trên Đại lộ Thăng Long.
Đây là sự cố xảy ra với đường ống sông Đà lần thứ 4 trong năm, trước đó riêng tháng 7, 8/2020, đường ống này gặp sự cố 3 lần. Cụ thể, vào ngày 8/7, trên tuyến ống truyền tải nước sạch Sông Đà - Hà Nội xảy ra sự cố vỡ đường ống tại vị trí Km27+500; Ngày 24/7 là sự cố tại vị trí Km17+300; Ngày 2/8 tại vị trí Km21+350.
Vo duong ong nuoc song Da 4 lan nam 2020... dan duoc den bu?
 Ảnh minh họa.
Việc nhà cung cấp dịch vụ thường xuyên để xảy ra vỡ đường ống, mất nước khiến nhiều người dân bức xúc, đặc biệt là những khu dân cư ở cuối nguồn, sau 24-48h mới có nước sinh hoạt trở lại. Để có nước sinh hoạt, nhiều người dân phải mua nước lọc đóng chai đắt đỏ để dùng thay nước sinh hoạt.
Dư luận đặt câu hỏi, vậy người dân có được đền bù do sự cố vỡ đường ống nước sạch sông Đà?

Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội nói rằng, không có đường ống nước sạch nào vỡ nhiều như đường ống nước Sông Đà. Từ khi đưa vào khai thác sử dụng năm 2012 đến nay hơn 20 lần xảy ra sự cố vỡ đường ống.

Trước đó khi xảy ra vỡ đường ống đến lần thứ 18, các cán bộ, lãnh đạo có liên quan đã bị xử lý hình sự. Chiều 13/3/2018, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã tuyên bản án đối với 9 bị cáo trong vụ án đường ống nước sạch sông Đà vỡ 18 lần. Tòa quyết định tuyên phạt bị cáo Hoàng Thế Trung (nguyên giám đốc Ban quản lý dự án cấp nước sông Đà) 24 tháng tù về tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; Bị cáo Nguyễn Văn Khải, nguyên là phó giám đốc Ban quản lý dự án bị tuyên phạt 20 tháng tù cùng về tội danh trên.

Luật sư Cường cho biết, nước sạch Sông Đà là nguồn nước quan trọng cung cấp nước sạch cho thành phố Hà Nội. Việc đường ống nước Sông Đà gặp sự cố, vỡ, rò rỉ đã ảnh hưởng đến đời sống của khoảng 177.000 hộ dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thiệt hại về kinh tế và đời sống của người dân rất lớn, mọi hậu quả người dân đều phải gánh chịu. Bởi vậy việc xử lý hình sự đối với các đối tượng vi phạm là cần thiết.

Dự án cấp nước Sông Đà - Hà Nội do Tổng Công ty Vinaconex làm chủ đầu tư theo hình thức BOO sử dụng vốn tự có, vốn huy động do doanh nghiệp tự thu xếp và vay của các tổ chức tín dụng. Dự án được xây dựng từ năm 2004 - tháng 4/2009 được nghiệm thu đưa vào sử dụng, cho đến nay đã đóng góp một lượng lớn công suất cấp nước cho thủ đô Hà Nội, hỗ trợ tích cực cho các nhà máy nước ngầm, khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho người dân thủ đô.

Vo duong ong nuoc song Da 4 lan nam 2020... dan duoc den bu?-Hinh-2
Luật sư Đặng Văn Cường. 

Tuy nhiên, trong quá trình vận hành khai thác, tuyến ống liên tục xảy ra sự cố vỡ ống truyền tải nước. Từ ngày 4/2/2012 đến 2/10/2016, tuyến ống đã 18 lần bị vỡ ống với số lượng 23 cây ống composite cốt sợi thủy tinh bị vỡ, doanh nghiệp khai thác đã phải chi phí hơn 16,5 tỷ đồng để khắc phục, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của 177.000 hộ dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tính đến nay, đường ống nước đã vỡ hơn 20 lần, riêng năm 2020 đã vỡ đến lần thứ 4.

Theo kết luận giám định tư pháp ngày 15/4/2015, nguyên nhân gây vỡ đường ống nước là do vi phạm trong quá trình sản xuất ống, quá trình quản lý, giám sát thi công xây dựng tuyến ống truyền tải nước sạch dự án cấp nước Sông Đà - Hà Nội.

Tính đến năm 2018, Công ty cổ phần nước sạch Vinaconex đã phải chi hơn 16 tỷ đồng để khắc phục hậu quả. Ngoài ra việc vỡ đường ống dẫn nước Sông Đà còn khiến 177.000 hộ dân bị mất nước sinh hoạt trong 386 giờ với lưu lượng nước bị ngừng trệ lên tới hơn 1,7 triệu m3.

Sau sự việc một số cán bộ có liên quan bị xử lý hình sự thì đường ống nước Sông Đà vẫn tiếp tục vỡ cho đến ngày nay, mặc dù đã chi phí rất nhiều tiền của, công sức để khắc phục sự cố. Bởi vậy, việc tiếp tục vỡ đường ống nước Sông Đà cần phải được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hơn nữa, cần có những biện pháp tích cực để giải quyết triệt để vấn đề này, tránh việc vỡ đường ống nước tiếp tục diễn ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân thành phố Hà Nội, thiệt hại về kinh tế cho đơn vị quản lý, khai thác, vận hành đường ống.

Từ đầu năm 2020 đến nay đường ống nước tiếp tục vỡ đến lần thứ 4, ảnh hưởng đến đời sống của nhiều hộ dân. Bởi vậy cơ quan chức năng cần phải tiếp tục vào cuộc xác minh làm rõ nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm của các bên có liên quan.

Luật sư Cường cho rằng, trường hợp có căn cứ cho thấy vẫn còn hành vi vi phạm hoặc vẫn còn đối tượng vi phạm dẫn đến việc đường ống nước không đảm bảo an toàn, không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của nhiều hộ dân thì tiếp tục phải xem xét trách nhiệm pháp lý trong đó không loại trừ trách nhiệm hình sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

>>> Mời độc giả xem thêm video Đường ống nước sông đà tiếp tục vỡ:

Nguồn: VTV 1

Bị cáo vụ vỡ ống cấp nước sông Đà: Không có căn cứ buộc tội chúng tôi

Nói lời sau cùng, các bị cáo vụ vỡ đường ống cấp nước sông Đà mong muốn tìm ra nguyên nhân chính xác sự cố. Họ nói đường ống có thể tiếp tục vỡ nếu không xác định được lý do.

Bị cáo vụ vỡ ống cấp nước sông Đà: Không có căn cứ buộc tội chúng tôi

Đã cấp nước trở lại sau sự cố rò rỉ đường ống nước sông Đà

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, nguồn nước sạch sông Đà của Viwasupco đang cung cấp cho khu vực phía Tây và phía Nam Hà Nội.

Đã cấp nước trở lại sau sự cố rò rỉ đường ống nước sông Đà
Tối 8/7, ông Lương Bá Hưng, Giám đốc Ban kế hoạch - Kinh doanh, Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) cho biết, đã cấp nước trở lại vào lúc 18h30 phút cùng ngày sau khi sự cố rò rỉ đường ống nước sông Đà xảy ra vào khoảng 10h00 sáng nay, trên tuyến ống truyền tải nước sạch Sông Đà - Hà Nội tại vị trí km 27+500 trên Đại lộ Thăng Long.
Liên quan đến thông tin trên, đại diện Công ty TNHH Một Thành viên nước sạch Hà Đông cũng đã nhận được thông báo của Viwasupco.
Da cap nuoc tro lai sau su co ro ri duong ong nuoc song Da
Đã cấp nước trở lại sau sự cố rò rỉ đường ống nước sông Đà. Ảnh: TTXVN 
Ngay sau khi có nước trở lại, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông cũng nhanh chóng mở van, tăng áp, tiếp nhận nguồn nước để kịp thời cấp nước trở lại cho các hộ dân thuộc khu vực quận Hà Đông, Thanh Xuân. Trường hợp nếu sự cố kéo dài đến ngày 9/7 mà chưa được khắc phục, khoảng trên 4.000 hộ dân ở hai địa phương trên có thể thiếu nước sinh hoạt trong những ngày nắng nóng.
Trước đó, Viwasupco có thông báo gửi tới khách hàng về việc tạm ngừng cấp mước. Cụ thể, tại công văn số 307/2020 gửi tới khách hàng nêu rõ: Vào hồi 10h00 ngày 8/7, trên tuyến ống truyền tải nước sạch Sông Đà - Hà Nội đã xảy ra sự cố.
Để khắc phục sự cố trên, Viwasupco thông báo dừng cấp nước sạch từ 11h - 18h30 ngày 8/7; đồng thời mong khách hàng thông cảm, chia sẻ khó khăn và chủ động kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, nguồn nước sạch sông Đà của Viwasupco đang cung cấp cho khu vực phía Tây và phía Nam Hà Nội.
Một số công ty như: Công ty Cổ phần Viwaco; Công ty TNHH Một Thành viên nước sạch Hà Đông; Công ty Ngọc Hải; Công ty TNHH Đồng Tiến Thành Hà Nam và Cổ phần Tây Hà Nội mua nước từ Viwasupco sau đó bán lại cho người dân sử dụng.
Trước đó, đề cập đến việc xây dựng "kịch bản" bảo đảm cung cấp nước sạch mùa Hè năm 2020 tại cuộc họp Giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội thường kỳ diễn ra vào tháng 5/2020, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Hoàng Cao Thắng cho biết, khi có sự cố vỡ ống hoặc giảm áp lực, thiếu nguồn từ Viwasupco, Hà Nội sẽ khẩn trương xử lý bằng các giải pháp vận hành đồng bộ.
Cụ thể, thành phố yêu cầu Viwasupco vận hành tối ưu nhà máy và van điều tiết đảm bảo tuyến ống truyền dẫn số 1; chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ vật tư, vật liệu, ống dự phòng, phương tiện, thiết bị và nhân lực thi công thực hiện sửa chữa, khắc phục sự cố vỡ ống để cung cấp nước cho nhân dân nhanh nhất. Thời gian sửa chữa, khắc phục không kéo dài quá 10 giờ/1 điểm vỡ.
Thành phố Hà Nội cũng chỉ đạo Viwasupco vận hành điều tiết trạm bơm tăng áp Tây Mỗ và đoạn tuyến từ trạm tăng áp đến vành đai 3 để duy trì nguồn cấp cho khu vực nội đô và tăng áp, bổ sung lưu lượng cấp nước cho khu vực khi sửa chữa, bảo dưỡng tuyến số 1 sông Đà; bổ sung công trình thu, trạm bơm nước thô từ sông Đà (khi mực nước thấp) để lấy nước cho nhà máy hoạt động; đồng thời cải tạo kênh dẫn nước thô đảm bảo ổn định cấp nước cho Thủ đô.

Vỡ đường ống nước sông Đà: Đã uống dầu thải... giờ chết khát?!

(Kiến Thức) - Từ việc người dân, khách hàng phải uống nước nhiễm dầu thải đến việc đường ống nước sạch cứ điệp khúc vỡ mãi, dư luận hỏi ông chủ lớn Viwasupco Nguyễn Văn Tuấn: “Kinh doanh như thế có được không?”.

Vỡ đường ống nước sông Đà: Đã uống dầu thải... giờ chết khát?!
Sự cố vỡ ống nước sạch Sông Đà - Hà Nội tiếp tục xảy ra tại Km27+500 Đại lộ Thăng Long vào khoảng 10h sáng 8/7 buộc Viwasupco phải dừng cấp nước sạch từ 11h - 18h30 cùng ngày trong thời điểm Hà Nội đang bước vào đợt nắng nóng đỉnh điểm khiến dư luận bức xúc.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.