Vỡ đường ống nước sông Đà: Đã uống dầu thải... giờ chết khát?!

(Kiến Thức) - Từ việc người dân, khách hàng phải uống nước nhiễm dầu thải đến việc đường ống nước sạch cứ điệp khúc vỡ mãi, dư luận hỏi ông chủ lớn Viwasupco Nguyễn Văn Tuấn: “Kinh doanh như thế có được không?”.

Vỡ đường ống nước sông Đà: Đã uống dầu thải... giờ chết khát?!
Sự cố vỡ ống nước sạch Sông Đà - Hà Nội tiếp tục xảy ra tại Km27+500 Đại lộ Thăng Long vào khoảng 10h sáng 8/7 buộc Viwasupco phải dừng cấp nước sạch từ 11h - 18h30 cùng ngày trong thời điểm Hà Nội đang bước vào đợt nắng nóng đỉnh điểm khiến dư luận bức xúc.
Đây là lần thứ 2 trong năm 2020, đường ống truyền tải nước sạch Sông Đà củaViwasupco gặp sự cố nhưng là lần thứ "n" trong những năm qua. Năm 2019, đường ống nước sạch Sông đà vỡ đến 4 lần, đều đoạn qua Đại lộ Thăng Long. Thậm chí, giai đoạn 2012-2016, đường ống nước sông Đà vỡ 21 lần.
Đáng chú ý, nguồn nước sạch của Viwasupco là nguồn cung cấp cho hàng vạn hộ dân khu vực phía Tây và phía Nam Hà Nội. Với những người dân là khách hàng của doanh nghiệp cung cấp nước sạch sinh hoạt này, việc sống chung với sự cố vỡ đường ống nước đã quá quen thuộc nhưng đó vẫn là nỗi ám ảnh, nhất là thời điểm nắng nóng.
Không ít lần hàng vạn hộ gia đình phải sống trong cảnh thiếu nước do sự cố vỡ đường ống, phải thức đêm hôm trực chờ đi xin nước từ bể dự trữ hoặc mua nước từ bên ngoài với giá cao, dù với những sự cố nhỏ, người dân cũng phải khốn khổ nhịn ăn uống, nhịn tắm để chờ nước.
Vo duong ong nuoc song Da: Da uong dau thai... gio chet khat?!
 Đường ống nước dẫn nước sông Đà bị vỡ nhiều lần. Ảnh: TTXVN
Không chỉ sống với sự ám ảnh sự cố đường ống, thiếu nước sạch mà người dân, khách hàng của Viwasupco còn phải sống với nỗi lo nguồn cung cấp nước sạch và bán cho dân không đảm bảo, không được bảo vệ an toàn.
Nỗi lo của người dân là có cơ sở khi những tháng cuối năm 2019, một số đối tượng đã đổ nhiều tấn dầu thải ở đầu nguồn suối Trầm (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) nơi nhà máy nước sạch sông Đà lấy nước đầu vào khiến hàng trăm nghìn hộ dân ở Hà Nội đã phải sống trong thời gian khốn khổ khi nước sạch nhiễm dầu thải.
Vụ việc xả dầu thải đầu độc nguồn nước sạch Sông Đà được phát hiện ngày 10/10/2019, khi người dân sống tại 8 quận, huyện ở TP Hà Nội phản ánh việc nước sinh hoạt do Viwasupco cung cấp có mùi dầu thải khó chịu, sau đó các cơ quan chức năng đã vào cuộc xác minh.
Đáng chú ý, trước đó một ngày, Công ty CP nước sạch sông Đà (Viwasupco) đã phát hiện dấu hiệu đổ trộm dầu thải tại khe núi xã Phú Minh, Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình), đầu nguồn nước sông Đà nhưng không có bất cứ báo cáo cũng như hành vi nào ứng cứu ngăn chặn ô nhiễm của nguồn dầu này theo quy định dẫn đến váng dầu này chảy vào nguồn nước qua hệ thống xử lý nước của nhà máy, rồi chảy đến hệ thống phân phối đến người dân các vùng Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân.
Thậm chí, gần 1 tuần sau khi sự cố xảy ra, Hà Nội khuyến cáo người dân không ăn, không uống nước này do nhiễm dầu, chứa hàm lượng styren trong nước vượt quá quy chuẩn và quy trách nhiệm cho Viwasupco vì không lập tức báo cáo khi phát hiện ô nhiễm.
Ngày 16/10/2019, Công an huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, khởi tố vụ án hình sự về tội Gây ô nhiễm môi trường, tiếp đó đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 người này và đang tiếp tục làm rõ vụ án nhưng đến nay đã gần một năm trôi qua, thông tin tiếp theo liên quan đến vụ án này vẫn chưa được công bố. Đồng nghĩa, trách nhiệm của Viwasupco chưa được làm rõ.
Vo duong ong nuoc song Da: Da uong dau thai... gio chet khat?!-Hinh-2

Doanh nhân Nguyễn Văn Tuấn - “ông chủ” GELEX và nước sạch Sông Đà. Ảnh: Gelex 

Lẽ ra, với những sự cố môi trường trên cho thấy, để hạn chế nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường cần phải nâng cao nhận thức, tăng cường giải pháp từ chính con người. Đồng thời phải tăng cường chấn chỉnh, làm rõ trách nhiệm xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức liên quan đến sự cố môi trường để tạo tính răn cho nhiều tổ chức, cá nhân khác trong việc bảo vệ môi trường. Nhưng việc chậm chễ công bố kết luận điều tra, làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan cũng khiến dư luận vô cùng khó hiểu? Thậm chí nhiều ý kiến nghi ngờ rằng... “phải chăng... vụ việc đã “chìm xuồng” khi trách nhiệm các đơn vị liên quan chưa được làm rõ”.
Tuy nhiên, từ việc người dân, khách hàng phải uống nước nhiễm dầu thải đến việc đường ống nước sạch cứ điệp khúc vỡ mãi, dư luận hỏi ông chủ lớn Viwasupco Nguyễn Văn Tuấn: “Kinh doanh như thế có được không?”.

>>> Mời độc giả xem thêm video Xả dầu thải vào Nước sạch Sông Đà

Nguồn: VTC Now.

Hôm nay, xét xử vụ vỡ đường ống nước sông Đà

(Kiến Thức) - Ngày hôm nay (5/3), TAND TP Hà Nội sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án vỡ đường ống nước sông Đà.

Hôm nay, xét xử vụ vỡ đường ống nước sông Đà
Trong vụ án này, 9 bị cáo bị đưa ra truy tố gồm có: Hoàng Thế Trung (nguyên giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sông Đà – Hà Nội); Nguyễn Văn Khải (nguyên Phó giám đốc Ban quản lý dự án); Trương Trần Hiền, Trần Cao Bằng, Vũ Thanh Hải, Đỗ Đình Trì, Nguyễn Biên Hùng, Hoàng Quốc Thống và Bùi Minh Quân. Tất cả các bị cáo cùng bị truy tố về tội danh “Vi phạm các quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.
Từ tháng 2/2012 đến tháng 10/2016, tuyến ống của hệ thống cấp nước Sông Đà đã bị vỡ 18 lần với 23 cây ống composite cốt sợi thủy tinh bị hư hỏng.
 Từ tháng 2/2012 đến tháng 10/2016, tuyến ống của hệ thống cấp nước Sông Đà đã bị vỡ 18 lần với 23 cây ống composite cốt sợi thủy tinh bị hư hỏng.
Theo cáo trạng, dự án nước cấp nước sông Đà - Hà Nội, do Tổng công ty Vinaconex làm chủ đầu tư, triển khai xây dựng từ năm 2004, và đến 2009 được nghiệm thu và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, khai thác hệ thống cấp nước sông Đà, nhiều tuyến ống liên tục xảy ra sự cố nứt, vỡ. Tính từ ngày 4/2/2012 đến ngày 2/10/2016, đường ống nước sông Đà đã bị vỡ 18 lần, với số lượng 23 cây ống composite cốt sợi thủy tinh bị vỡ, doanh nghiệp khai thác đã phải chi phí hơn 16,6 tỷ đồng để khắc phục.
Doanh nghiệp khai thác còn phải dừng cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân trong thời gian 368 giờ, lượng nước ngừng cấp là hơn 1,7 triệu m3, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của 177.000 hộ dân trên địa bàn TP Hà Nội.
Cáo trạng nêu rõ, nguyên nhân gây ra hậu quả trên là do vi phạm trong quá trình sản xuất ống, quá trình quản lý, giám sát thi công xây dựng tuyến ống truyền tải nước sạch Dự án cấp nước sông Đà - Hà Nội. Trong đó, quá trình sản xuất ống chưa kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu vào, ống được sản xuất có chất lượng không đồng đều, chỉ tiêu độ cứng vòng của nhiều mẫu thử không đạt yêu cầu. Ngoài ra, không thực hiện thử nghiệm độ bền thủy tinh dài hạn để làm cơ sở cho việc kiểm tra độ bền dài hạn của tuyến ống sau này.
Ban quản lý dự án, nhà thầu giám sát chưa kiểm soát chặt chẽ chất lượng ống trước khi lắp đặt trong quá trình thi công. Khi phát hiện có sản phẩm ống không đảm bảo chất lượng, đã không thực hiện kiểm tra lại chất lượng sản phẩm của lô ống tương ứng theo Nghị định của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; chưa kiểm soát chặt chẽ việc khắc phục các đoạn ống bị khuyết tật trong quá trình thi công…

Xử vỡ đường ống nước sông Đà: Nguyên Phó Chủ tịch TP Hà Nội vắng mặt

(Kiến Thức) - Nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nộp đơn xin vắng mặt ở phiên tòa xét xử vụ vỡ đường ống nước sông Đà vì lý do bệnh tật. Theo chủ tọa, ông Phí Thái Bình được chẩn đoán hội chứng não do tăng huyết áp.

Xử vỡ đường ống nước sông Đà: Nguyên Phó Chủ tịch TP Hà Nội vắng mặt
Sáng nay (5/3), TAND TP Hà Nội đưa 9 bị cáo trong vụ vỡ đường ống nước Sông Đà 18 lần trong 56 tháng vận hành, khai thác ra xét xử.
Các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng gồm: Hoàng Thế Trung (58 tuổi), nguyên giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hế thống cấp nước Sông Đà - Hà Nội và 2 thuộc cấp là Nguyễn Văn Khải (57 tuổi) và Trương Trần Hiển (61 tuổi); 2 bị cáo thuộc Vinaconex còn lại thuộc Công ty cổ phần Nước và môi trường Việt Nam - Bộ Xây dựng.

Xử vụ vỡ ống nước sông Đà: Nguyên Phó Chủ tịch TP Hà Nội khai gì?

Theo nguyên Phó Chủ tịch TP Hà Nội Phí Thái Bình, việc vỡ đường ống nước Sông Đà do nhiều nguyên nhân khách quan, không phải do việc phê duyệt dự án, không thuộc trách nhiệm của HĐQT Vinaconex.

Xử vụ vỡ ống nước sông Đà: Nguyên Phó Chủ tịch TP Hà Nội khai gì?
Sáng 6/3, TAND TP Hà Nội tiếp tục phần xét hỏi với 9 bị cáo và người liên quan, giám định viên… trong vụ án 18 lần vỡ đường ống nước Sông Đà – Hà Nội.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.