Việt Nam có thể xem mưa sao băng Perseids từ đêm nay

(Kiến Thức) - Vào đêm nay (12/8), rạng sáng ngày 13/8, người yêu thiên văn Việt Nam có thể chiêm ngưỡng mưa sao băng Perseids, trận mưa sao băng lớn nhất năm.

Việt Nam có thể xem mưa sao băng Perseids từ đêm nay
Mưa sao băng Perseids (Anh Tiên) đang khiến cho những người yêu thiên văn ở Việt Nam cũng như trên thế giới ngóng trông từng giờ. Vào đêm nay (12/8), rạng sáng ngày mai (13/8), những người yêu thiên văn Việt Nam sẽ được chiêm ngưỡng trận mưa sao băng Perseids, một trong hai trận mưa sao băng lớn nhất năm. Theo dự báo của IMO (International Meteor Organization) - Tổ chức sao băng quốc tế, rạng sáng ngày 13/8, trận mưa sao băng Perseids sẽ đạt đỉnh điểm. 
Anh Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA) cho biết, một trong hai trận mưa sao băng lớn nhất năm này có nguồn gốc từ các mảnh vụn của sao chổi 109P/Swift-Tuttle để lại trên quỹ đạo Trái đất. 
Hàng năm, hiện tượng này xảy ra khi Trái đất đi tới vùng quỹ đạo chứa những mảnh vụn này. Thông thường toàn bộ hiện tượng thiên văn thú vị này diễn ra trong khoảng từ 17/7 - 24/8 và sẽ đạt cực điểm vào rạng sáng 12, 13 và 14/8. Sở dĩ gọi đây là mưa sao băng Perseids vì trận mưa sao băng này được quan sát thấy ở khu vực của chòm sao Perseus, do đó có tên là mưa sao băng Perseids.
Viet Nam co the xem mua sao bang Perseids tu dem nay
 Mưa sao băng Perseids (Anh Tiên) năm 2013 khiến giới thiên văn kinh ngạc vì vẻ đẹp của nó.
Nếu có thể quan sát ở nơi có điều kiện lý tưởng, người quan sát có thể thấy hơn 100 vệt sao băng trong vòng một giờ khi trận mưa sao băng đạt đỉnh điểm vào khoảng rạng sáng từ 2h đến 3h sáng, lúc tâm điểm sao băng đã lên đủ cao và các sao băng đã xuất hiện nhiều.
Viet Nam co the xem mua sao bang Perseids tu dem nay-Hinh-2
 Trận mưa sao băng Perseids tuyệt đẹp được chụp ở phía Bắc Tây Ban Nha.

Vào lần trước, những người yêu thiên văn khắp thế giới đã rất hụt hẫng khi bầu trời bị ánh sáng của Mặt trăng bao phủ khiến họ không thể quan sát được những vệt sao băng của trận mưa sao băng Perseids. Tuy nhiên, năm nay thời tiết có vẻ thuận lợi khi trận mưa sao băng được mong chờ nhất năm sẽ đạt vào cuối tháng âm lịch (28/4 - 29/6 âm lịch), không có ánh trăng nào ảnh hưởng đến việc quan sát. Mặc dù vậy, nếu có mây và mưa thì chúng ta cũng không thể chiêm ngưỡng trọn vẹn một trong những hiện tượng thiên văn kỳ thú nhất năm.  

Cách quan sát mưa sao băng Perseids tốt nhất, nếu có điều kiện, hãy di chuyển đến những địa phương vắng vẻ, không có ánh đèn và chuẩn bị cho mình một chỗ nằm, ngồi thoải mái nhất và hướng lên bầu trời vùng Đông Bắc. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có sự kiên nhẫn nhất định, những vệt sáng có thể cách nhau chỉ vài phút nhưng cũng có khi rất lâu trên bầu trời mới xuất hiện những vệt sáng nối đuôi nhau. 

Ngắm ảnh mưa sao băng Lyrids đẹp nghẹt thở ở Anh

(Kiến Thức) - Những hình ảnh về mưa sao băng Lyrids tuyệt đẹp vừa bay vút qua bầu trời Anh khiến người yêu thiên văn sửng sốt.

Ngắm ảnh mưa sao băng Lyrids đẹp nghẹt thở ở Anh
Ngam anh mua sao bang Lyrids dep nghet tho o Anh
Mưa sao băng Lyrids là trận mưa sao băng nhỏ diễn ra trong khoảng thời gian từ 16-25/4 hàng năm. Mới đây, các nhiếp ảnh gia đã chụp được những hình ảnh mưa sao băng Lyrids đẹp nhất ở Anh đêm 23/4. Bức ảnh này do nhiếp ảnh gia John Phelan chụp từ khu vực bãi biển Porthcurno ở Cornwall, Anh. 
Ngam anh mua sao bang Lyrids dep nghet tho o Anh-Hinh-2
Các trận mưa sao băng Lyrids có thể được quan sát ở khắp nơi trên thế giới nhưng điểm quan sát tốt nhất là nhìn từ Châu Âu. Hiện tượng thiên văn thú vị đã được quan sát suốt 2.700 năm qua. 
Ngam anh mua sao bang Lyrids dep nghet tho o Anh-Hinh-3
Hình ảnh mưa sao băng Lyrids được nhìn thấy trên đảo Holy ở hạt Northumberland, Anh. Lần mưa sao băng này, một phần diện tích rất lớn ở Việt Nam chúng ta có lượng mây lớn, ngăn cản việc quan sát. 
Ngam anh mua sao bang Lyrids dep nghet tho o Anh-Hinh-4
 Bức ảnh này do nhiếp ảnh gia John Phelan chụp mưa sao băng Lyrids ở bãi biển Porthcurno ở Cornwall, Anh. 
Ngam anh mua sao bang Lyrids dep nghet tho o Anh-Hinh-5
Mưa sao băng Lyrids có nguồn gốc từ các mảnh vụn của sao chổi Thatcher, một sao chổi có chu kì khoảng 415 năm trên quỹ đạo quanh Mặt trời, khi nó đi ngang qua quĩ đạo Trái đất nhiều năm trước. 
Ngam anh mua sao bang Lyrids dep nghet tho o Anh-Hinh-6
Tháng 4 hàng năm, Trái đất đi qua vùng quĩ đạo có chứa những mảnh vụn của sao chổi Thatcher, các thiên thạch lao vào khí quyển Trái đất và bốc cháy thành những vệt sáng dài trên bầu trời mà chúng ta gọi là sao băng. 
Ngam anh mua sao bang Lyrids dep nghet tho o Anh-Hinh-7
Mưa sao băng Lyrids là một trận mưa sao băng thuộc loại trung bình với khoảng 20 sao/giờ tại thời điểm cực đại. 
Ngam anh mua sao bang Lyrids dep nghet tho o Anh-Hinh-8
Hình ảnh tuyệt đẹp của mưa sao băng Lyrids ở Pitcaple, Aberdeenshire của Anh mới đây.

Có thể quan sát mưa sao băng Delta Aquarids hai ngày tới

Rạng sáng các ngày 28-29/7, người yêu thích thiên văn học Việt Nam có thể quan sát mưa sao băng Delta Aquarids.

Có thể quan sát mưa sao băng Delta Aquarids hai ngày tới

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn – Chủ tịch Hội thiên văn học trẻ Việt Nam cho biết, thời gian lý tưởng nhất để quan sát hiện tượng mưa sao băng Delta Aquarids là từ 2h sáng cho tới lúc trước bình minh. Tuy nhiên, trận mưa sao băng này được đánh giá là không lớn, cực điểm chỉ đạt 15-20 vệt/giờ. Trong khi đó, thời gian cực điểm của hiện tượng lại rơi vào những đêm trăng sáng nên việc quan sát sẽ khó khăn hơn. Để quan sát hiện tượng này, người quan sát chỉ cần dùng mắt thường, không cần sự hỗ trợ của các dụng cụ thiên văn.

Co the quan sat mua sao bang Delta Aquarids hai ngay toi
 Vị trí chòm sao Aquarius – trung tâm của mưa sao băng Delta Aquarids.

Mưa sao băng là hiện tượng xảy ra khi Trái đất đi tới khu vực quĩ đạo có rất nhiều thiên thạch nhỏ. Những đám thiên thạch này thường là kết quả để lại của các sao Chổi khi chúng tới gần Mặt trời. Khi Trái đất lướt qua, lực hấp dẫn của nó kéo rất nhiều thiên thạch nhỏ lao vào khí quyển và bốc cháy, tạo thành những vệt sáng gọi là sao băng. 

Mưa sao băng Delta Aquarids được cho là kết quả để lại của sao chổi 96P Machholz - một sao chổi chu kì ngắn đã tới cận nhật lần gần đây nhất là vào năm 2012 và lần tới của nó sẽ là năm 2017. Trên thực tế, mưa sao băng này kéo dài từ giữa tháng 7 cho tới giữa hoặc gần cuối tháng 8. Vị trí trung tâm của hiện tượng này là chòm sao Aquarius.

Tới giữa tháng 8, một trận mưa sao băng khác có cường độ lớn nhất trong năm sẽ xuất hiện, đó là mưa sao băng Perseids.

Rắn hai đầu con tuyệt thực, nhân viên sở thú đau đầu

(Kiến Thức) - Có tới hai cái đầu nên chú rắn hai đầu con này cũng ương bướng, cứng đầu gấp đôi, nó tuyệt thực từ khi mới nở.

Rắn hai đầu con tuyệt thực, nhân viên sở thú đau đầu
Ran hai dau con tuyet thuc, nhan vien so thu dau dau
Gia đình ông Hoàng ở Ngọc Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc đã làm nghề nuôi rắn hơn chục năm nay. Vừa qua, ông cùng công nhân nhà mình đi thu thập những con rắn từ đống trứng mới được ấp nở như thường lệ thì bất ngờ phát hiện một chú rắn hai đầu con rất đặc biệt. Đó là một con rắn hổ mang con hai đầu.

Đọc nhiều nhất

Phát hiện gây sững sờ ở tiểu hành tinh Psyche

Phát hiện gây sững sờ ở tiểu hành tinh Psyche

(Kiến Thức) - Bạn còn nhớ tiểu hành tinh Psyche? Đây là tiểu hành tinh lớn nhất được biết đến trong vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc. Nó gây chú ý vì có nhiều tính chất bất thường và NASA có kế hoạch tới Psyche vào năm 2022.

Tin mới

Sửng sốt siêu Trái đất quỹ đạo cực ngắn quay quanh sao

Sửng sốt siêu Trái đất quỹ đạo cực ngắn quay quanh sao

(Kiến Thức) - Sử dụng dữ liệu từ Vệ tinh Khảo sát ngoại hành tinh của NASA (TESS) và ba máy quang phổ trên mặt đất, các nhà thiên văn học phát hiện siêu Trái đất có thời gian quỹ đạo cực ngắn và một hành tinh có khối lượng sao Hải Vương.
Tò mò mạch khí nóng chảy ra từ một ngôi sao

Tò mò mạch khí nóng chảy ra từ một ngôi sao

(Kiến Thức) - Kính thiên văn vũ trụ Hubble của NASA / ESA chụp được hình ảnh mới của Herbig-Haro 110- một mạch khí nóng chảy ra từ một ngôi sao mới sinh, được cung cấp nhiên liệu bởi khí rơi xuống ngôi sao trẻ.
Sửng sốt tàn dư siêu tân tinh đẹp, sáng hơn sao Kim

Sửng sốt tàn dư siêu tân tinh đẹp, sáng hơn sao Kim

(Kiến Thức) - Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) gần đây chia sẻ hình ảnh tuyệt đẹp về vật thể được cho là tàn dư siêu tân tinh sáng nhất từng được phát hiện, cho thấy các bước sóng hồng ngoại khác nhau.