Vi khuẩn bệnh than nguy hiểm đến đâu?

(Kiến Thức) - Theo chuyên gia vi trùng học George Stewart, vi khuẩn bệnh than vô cùng nguy hiểm và có khả năng gây tử vong cao.

Vi khuẩn bệnh than nguy hiểm đến đâu?
Dư luận thế giới không khỏi rúng động trước tiết lộ gây sốc mới đây của một quan chức tình báo Hàn Quốc. Theo đó, quan chức giấu tên cho biết giới chức trách đã tìm thấy kháng thể bệnh than trong máu của một lính Triều Tiên đào tẩu sang nước này trong năm 2017.
Người lính trên đã có miễn dịch với bệnh than từ trước khi đào tẩu. Tin tức này khiến giới chức Hàn Quốc vô cùng lo lắng bởi vì bệnh than có khả năng gây tử vong cao. Tỷ lệ tử vong của dạng bệnh than này có thể lên tới 92%.
Vi khuẩn bệnh than từng khiến dư luận lo lắng khi gây ra những hậu quả khủng khiếp. Cụ thể, trong Chiến tranh thế giới 1, các nước Bắc Âu đã sử dụng mầm bệnh than để tấn công quân đội của Sa hoàng Nga. Quân đội Anh cũng sử dụng vi khuẩn bệnh than để tiêu diệt các đàn gia súc lớn của phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới 2.
Năm 2001, một loạt bức thư chứa bào tử vi khuẩn bệnh than được phát hiện. Ảnh: CNN.
Năm 2001, một loạt bức thư chứa bào tử vi khuẩn bệnh than được phát hiện. Ảnh: CNN. 
Đến năm 1993, một nhóm tôn giáo Nhật Bản đã phát tán vi khuẩn bệnh than tại khu vực công cộng tại thủ đô Tokyo. May mắn là vụ việc nhanh chóng được giới chức trách xử lý và không có trường hợp thương vong nào.
Tuy nhiên, vào năm 2001, một loạt bức thư chứa bào tử vi khuẩn bệnh than được gửi tới các văn phòng truyền thông và hai thượng nghị sĩ Mỹ, khiến 5 người thiệt mạng và 17 người bị nhiễm bệnh. Sự việc này khiến dư luận Mỹ và thế giới vô cùng lo lắng.
Trước những trường hợp trên, các chuyên gia, nhà khoa học đã đưa ra những cảnh báo về vi khuẩn bệnh than khiến công chúng vô cùng lo lắng. Trong số này, chuyên gia vi trùng học George Stewart thuộc ĐH Missouri (Mỹ) đã có bài viết trên tờ Missourian về mức độ nguy hiểm của vi khuẩn bệnh than.
Theo chuyên gia vi trùng học Stewart, vi khuẩn bệnh than là loại vi sinh vật “lì lợm”. Theo ông, chúng có thể hóa thành bào tử dưới thời tiết lạnh, kiên trì nằm dưới lòng đất trong một thời gian dài chờ nhiệt độ tăng cao. Khi thời tiết tăng cao đến một ngưỡng nhất định, chúng sẽ xuất hiện trở lại và gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Mời quý độc giả xem video: Những bất ngờ thú vị ở Triều Tiên (nguồn: Zing News):
Thư viện Y học Quốc gia Mỹ cũng cho hay vi khuẩn bệnh than gây nguy hiểm nhất khi lọt vào đường hô hấp, thường gặp trên những công nhân xử lý lông và da thú. Bệnh than là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Bacillus anthracis gây ra trên các loài động vật máu nóng, gồm gia súc, động vật hoang dã và con người.
Nếu như bệnh nhân không được điều trị kịp thời thì chất độc sẽ tích tụ trong phổi dẫn đến một loạt triệu chứng như cúm và cảm lạnh trong nhiều ngày, sau đó chuyển sang biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, tụt huyết áp, viêm màng não và suy tạng. Mặc dù bệnh than vô cùng nguy hiểm nhưng nó cũng rất khó mắc phải. Theo các chuyên gia, một người phải hít vào 8.000 - 10.000 bào tử mới bị nhiễm bệnh, đồng thời chúng phải xâm nhập vào sâu trong phổi trước khi gây tác hại.
Các chuyên gia, nhà khoa học đã phát triển vắc xin điều trị bệnh than từ năm 1881. Nhờ vậy, giới chuyên gia, nhà chức trách đã hạn chế tối đa số người nhiễm và tử vong do vi khuẩn bệnh than.

Giải mã vi khuẩn bí ẩn trên đảo Phục Sinh

Giải mã vi khuẩn bí ẩn trên đảo Phục Sinh

Đảo Phục Sinh là một hòn đảo nằm cô lập ở giữa phía nam Thái Bình Dương thuộc địa phận đất nước Chile. Đây là hòn đảo tuyệt đẹp cùng những bức tượng bán thân khổng lồ mang đầy vẻ bí ẩn. Không những vậy, các nhà khoa học mới phát hiện ra một điều hết sức thú vị về một loại vi khuẩn tồn tại từ rất lâu trên mảnh đất này.

Bí mật của các bức tượng "khủng"

Tám vụ án bí ẩn nhất của FBI

Tám vụ án bí ẩn nhất của FBI

- Kể từ khi thành lập vào năm 1908, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) từng nhận điều tra không ít tội phạm khét tiếng nhất thế giới. Trong những năm gần đây, ưu tiên hàng đầu của họ là bảo vệ người dân Mỹ khỏi tất cả những cuộc tấn công khủng bố. Tuy nhiên, trong số đó đã có một số trường hợp được cho là không thành công và bị lưu vào hồ sơ tuyệt mật của FBI.

Dưới đây là danh sách 8 vụ án FBI bí ẩn nhất.

Mỹ dùng vũ khí sinh hóa học bao nhiêu lần?

(Kiến Thức) - Mỹ từng sử dụng vũ khí sinh hóa học (CBW) tại Việt Nam, Triều Tiên, Cuba, Philippines, Puerto Rico… và ngay tại nước mình.

Mỹ dùng vũ khí sinh hóa học bao nhiêu lần?
Thực tế lịch sử cho thấy, hàng trăm ngàn người dân Mỹ và các nước khác đã tiếp xúc với những hóa chất độc hại, khiến nhiều người thiệt mạng.
Trong những năm 1860, Mỹ đã thử nghiệm vũ khí sinh học bằng việc phát tán mầm bệnh dịch tả cho những bộ lạc da đỏ. Năm 1900, các bác sĩ quân y Mỹ ở Philippines có liên quan đến 5 trường hợp tù nhân nhiễm dịch hạch và 29 tù nhân mắc chứng tê phù. Ít nhất 4 người trong số đó đã chết. Năm 1915, một bác sĩ làm việc trong chương trình trợ cấp chính phủ đã cho 12 tù nhân ở Mississippi tiếp xúc với pellagra - một căn bệnh ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.
3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

Liên quan đến 3 cán bộ Sacombank vỡ nợ, các luật sư cho rằng, nếu 3 cán bộ này lợi dụng chức vụ và uy tín của ngân hàng, chiếm dụng tiền của khách hàng thì Sacombank phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.
"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

(Kiến Thức) - BV Bạch Mai có 5 trường hợp dương tính Covid-19 và đang có dấu hiệu lây chéo. Trong khi đó, lượng người ra vào viện mỗi ngày lên tới 6.000-8.000 vào khám bệnh, hiện nay khoảng 3.000-3.500 người. Dư luận cho rằng, cần có biện pháp mạnh để kiểm soát dịch bệnh, thậm chí phong tỏa bệnh viện để không gây bùng dịch.

Tin mới