Vận dụng ngũ vị chữa bệnh

(Kiến Thức) - Trong Đông y có sự quan hệ mật thiết giữa ngũ vị với phủ tạng gồm: Thuốc có vị toan thì vào can, thuốc có vị tân vào phế, thuốc có vị khổ vào tâm...

Vận dụng ngũ vị chữa bệnh
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Từ sự quan hệ mật thiết đó mà trở thành quy luật gồm: Thuốc có vị toan chữa bệnh ở can, thuốc có vị tân chữa bệnh ở phế, thuốc có vị đắng chữa bệnh ở tâm, thuốc có vị hàm chữa bệnh ở thận, thuốc có vị cam chữa bệnh ở tỳ vị. Do đó, việc sao tẩm thuốc trong Đông y cũng có tác dụng quan trọng trong điều trị. Khi muốn thuốc đi vào can phải sao với giấm. 
Để thuốc có tác dụng chữa bệnh ở thận thì phải sao với nước muối. Thuốc để điều trị bệnh mạn tính, hư nhược thì phải sao với mật hoặc làm thuốc  bằng viên mật. Sách nội kinh tố vấn thì chia ngũ vị thành hai loại là âm và dương "Tân cam phát tán là dương, vị đạm hay thấm, hay tiết là dương. Vị toan khổ hàm cho thổ, cho tả là âm".
Ngũ vị cũng đóng vai trò quan trọng trong vận dụng dược liệu vào lâm sàng gồm: Vị cay thì hay tán cho nên vị cay phù hợp với thời kỳ đầu của chứng ngoại cảm để phát tán chứng phong hàn hoặc phong nhiệt. Thuốc có vị đắng thì hay tả, phù hợp với chứng thực nhiệt, để tả hỏa thanh nhiệt. Thuốc có vị chua thì thích hợp với sự thu liễm dùng để điều trị các chứng ra mồ hôi trộm, di tinh, ỉa chảy kéo dài... 
Thuốc có vị mặn thì nhuyễn kiên, thích hợp với điều trị các chứng táo bón, đờm đặc, tràng nhạc. Thuốc có vị ngọt thì hòa hoãn, bổ dưỡng, thích hợp với chứng hư nhược. Thuốc có vị nhạt thì dễ thấm, hay tiết thích hợp điều trị các chứng thủy thấp. Ngoài ra, trong ngũ vị cũng có nhiều vị thuốc kiêm vị như hương phụ thì tân hơi khổ, cam. Vị Nhục quế thì tân cam. Vị huyền sâm thì khổ hàm. Các vị thuốc có kiêm vị thì trong khi sử dụng điều trị sự tác dụng của nó đôi lúc cũng phức tạp cho nên người thầy thuốc phải hết sức cân nhắc.

Vị thuốc trị 2 thể của chứng tiêu chảy

(Kiến Thức) - Theo Đông y, 2 thể bệnh tiêu chảy hay gặp là thể thương thực và thể can mộc khắc tỳ thổ khiến người bệnh rất khó chịu mà hay tái phát. Các vị thuốc Nam dưới đây giúp bạn khắc phục 2 chứng bệnh này.

Vị thuốc trị 2 thể của chứng tiêu chảy
 
Thể thương thực: Biểu hiện tiêu chảy sau khi ăn nhiều thịt cá, bụng đầy đau đi cầu, khi nôn ói xong bớt đau... Phép trị: Tiêu thực hòa vị trừ thấp, nên dùng một trong các bài sau đây.

Món ăn bài thuốc từ vải

(Kiến Thức) - Cây vải cho quả thơm ngon. Quả vải được sử dụng ăn tươi hay sấy khô, hạt thái mỏng phơi khô cũng là vị những vị thuốc, dược liệu quý. 

Món ăn bài thuốc từ vải
 
Trong phần cùi của quả vải có các chất chủ yếu là đường glucose chiếm 66%, đường mía chiếm 5%, protein 1,5%, lipit 11%, cùng nhiều loại vitamin gồm C, A, B hay các axit hữu cơ như axit citric, axit táo và các muối khoáng... Trong hạt vải cũng có tamin, chất béo...

Tận dụng thảo dược trị tận gốc ung thư dạ dày

(Kiến Thức) - Tận dụng thảo dược trị ung thư dạ dày có thể gây nên một số dị ứng. Chính vì vậy, trước khi dùng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Tận dụng thảo dược trị tận gốc ung thư dạ dày
Nấm maitake (nấm tuyết). Nấm maitake mọc nhiều ở các vùng đất phía đông bắc Nhật Bản và Bắc Mỹ. Nó là loại dược liệu quý và thường được lựa chọn dùng trong các bài thuốc truyền thống của y học phương Đông. Do hương vị thơm ngon, ngoài việc sử dụng làm thuốc, nấm maitake còn được chế biến thành những món ăn bổ dưỡng.
Nấm maitake (nấm tuyết). Nấm maitake mọc nhiều ở các vùng đất phía đông bắc Nhật Bản và Bắc Mỹ. Nó là loại dược liệu quý và thường được lựa chọn dùng trong các bài thuốc truyền thống của y học phương Đông. Do hương vị thơm ngon, ngoài việc sử dụng làm thuốc, nấm maitake còn được chế biến thành những món ăn bổ dưỡng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới