Vạch ý đồ Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa HQ-9 Trung Quốc

(Kiến Thức) - Việc Thổ Nhĩ Kỳ muốn mua hệ thống tên lửa HQ-9 Trung Quốc ngoài giá cả rẻ còn là nhằm tìm kiếm việc chia sẻ công nghệ sản xuất.

Vạch ý đồ Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa HQ-9 Trung Quốc
Trang mạng Tổ hợp Công nghiệp Quốc phòng Nga gần đây đưa tin, Thổ Nhĩ Kỳ muốn mua được hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 (Hồng Kỳ-9) của Trung Quốc. Điều này chắc chắn sẽ làm xấu đi mối quan hệ hợp tác giữa Thổ Nhĩ Kỳ với các nước thành viên NATO trong lĩnh vực quân sự. Nhưng việc này có thể giúp họ thực hiện mục tiêu tăng quy mô mua trang thiết bị quân sự trong nước đã đề ra, nâng cao khả năng tự cung tự cấp quốc phòng. Trung Quốc có thể dễ dàng hơn so với các nhà thầu còn lại về việc chia sẻ công nghệ sản xuất tên lửa cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Trang tin tức quốc phòng Mỹ dẫn lời của một quan chức cấp cao của dự án mua vũ khí quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, chính phủ đã đưa ra kết luận cuối cùng cho rằng kiến nghị hợp tác mà Trung Quốc đề xuất xuất phát từ góc độ kỹ thuật có thể chấp nhận được. Điều này không chỉ có thể giúp Thổ Nhĩ Kỳ có được công nghệ tương ứng, mà chi phí cũng rẻ hơn nhiều so với phương án đề xuất của các quốc gia khác.
Hiện nay quyết định liên quan tới việc ký hợp đồng với đối tác Trung Quốc còn chờ Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismet Yilmaz và Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phê chuẩn.
Xem xét đến việc Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đã có vị trí nước đối tác đối thoại của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, vì vậy việc tiến hành thương vụ giao dịch lớn với đối tác Trung Quốc sẽ nâng cao vị trí địa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhưng xét tổng thể, lý do tại sao Thổ Nhĩ Kỳ có xu hướng mạnh mẽ trong việc mua hệ thống vũ khí của Trung Quốc, không chỉ xuất phát từ mối quan tâm đối với vấn đề địa chính trị, mà còn là để nâng cao khả năng trình độ của ngành công nghiệp quân sự của nước này.
HQ-9 được Trung Quốc phát triển dựa trên công nghệ S-300 (Nga), và giờ đây nó lại đánh bại S-300 ở Thổ Nhĩ Kỳ.
 HQ-9 được Trung Quốc phát triển dựa trên công nghệ S-300 (Nga), và giờ đây nó lại đánh bại S-300 ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Một quan chức ngoại giao Mỹ cho rằng, nếu mua tên lửa HQ-9 của Trung Quốc sẽ giúp cho Thổ Nhĩ Kỳ giải quyết được những khó khăn đối với trang thiết bị quân sự của NATO hiện có trong quân đội nước này.
Tuy nhiên, vị quan chức ngoại giao không thể đoán định chính phủ Mỹ sẽ đưa ra phản ứng gì về vấn đề này. Nhưng có thể nói, việc để Trung Quốc hay hệ thống chống tên lửa mà Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ cùng nghiên cứu được tích hợp vào hệ thống vũ khí của NATO không phải là một ý tưởng hay.
Điều này sẽ làm giảm khả năng của hệ thống phòng không Thổ Nhĩ Kỳ, vì nó không thể dùng với radar cảnh báo mà NATO chế tạo được sử dụng phổ biến trong Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Dù vậy, Thổ Nhĩ Kỳ đang nghiên cứu chế tạo hệ thống giám sát không gian sản xuất trong nước, về mặt lý thuyết có thể được sử dụng như phương thức cảnh báo sớm của hệ thống chống tên lửa Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo một số nguồn tin, kế hoạch xây dựng hệ thống chống tên lửa của Thổ Nhĩ Kỳ rất lớn bao gồm cả thiết bị giám sát không gian. Trong khi hệ thống vũ khí của Trung Quốc chưa được trải nghiệm trong thực chiến, liệu nó có khả năng đánh chặn tên lửa tầm xa không, vẫn chưa có bất kỳ số liệu đáng tin cậy nào được công khai.
Các chuyên gia quốc tế cũng nghi ngờ khả năng của tên lửa HQ-9 Trung Quốc có thể đánh chặn chính xác tên lửa tầm xa. Nhưng đối với Thổ Nhỹ Kỳ thì Trung Quốc có thể giúp thực hiện việc tự cung tự cấp trong lĩnh vực quốc phòng.
Cách đây vài năm, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra gói thầu cung cấp hệ thống phòng không mới cho nước này với các ứng viên gồm: hệ thống S-300 của Nga; hệ thống SAMP/T của châu âu; Patriot PAC-3 của Mỹ và HQ-9 của Trung Quốc. Cho đến nay, nước này vẫn chưa công bố chính thức “người chiến thắng” trong gói thầu.

Tại sao Israel “khiếp sợ” tên lửa S-300?

Tại sao Israel “khiếp sợ” tên lửa S-300?
Mới đây, chính quyền Nga tuyên bố sẽ chuyển giao cho Quân đội Syria các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-300 theo hợp đồng đã được ký kết từ trước đó. Động thái này được đưa ra sau khi Không quân Israel thực hiện hai cuộc không kích các mục tiêu quân sự ở ngoại ô Damascus vào ngày 3-5/5.

S-400 TQ: “Dấu chấm hết của Không quân Đài Loan”

S-400 TQ: “Dấu chấm hết của Không quân Đài Loan”
Hiện nay, các hệ thống phòng không di động của Trung Quốc (tên lửa HQ-9 và S-300 PMU2) có thể bao phủ một phần nhỏ phía Tây Bắc đảo Đài Loan. Tuy nhiên, với kế hoạch mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 đạt tầm bắn tới 400km, Trung Quốc sẽ thống trị hoàn toàn không phận hòn đảo Đài Loan.

“Nhược điểm chết người” của tên lửa HQ-12 Myanmar

“Nhược điểm chết người” của tên lửa HQ-12 Myanmar
Hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung – xa HQ-12 (biến thể xuất khẩu gọi là Khải Sơn 1 hay là KS-1) được phát triển bởi Tập Công nghiệp Hàng không Không gian Giang Nam (Trung Quốc).

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 
Phát triển tàu ngầm mini: Sức mạnh mới của Việt Nam trên Biển Đông?

Phát triển tàu ngầm mini: Sức mạnh mới của Việt Nam trên Biển Đông?

(Kiến Thức) - Là lực lượng ưu tiên phòng thủ, bảo vệ chủ quyền trên biển, Việt Nam từ lâu luôn nhìn nhận đúng đắn khả năng của mình, có các điều kiện, khả năng để phù hợp với học thuyết tác chiến quân sự phi đối xứng... và việc phát triển tàu ngầm mini là một phương án bắt kịp xu thế này.

Tin mới

Ukraine thiệt hại nặng ở Kherson

Ukraine thiệt hại nặng ở Kherson

Quân đội Ukraine trên hướng Kherson chịu thiệt hại 2,5 nghìn người trong 6 ngày ở làng Vysokopolye vùng Kherson; một đại đội Ukraine chỉ còn chục tay súng chiến đấu.