Từ 1/7, nghiêm cấm giáo viên hút thuốc trong trường học

Từ 1/7/2020, Luật Giáo dục 2019 chính thức có hiệu lực, quy định cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm trong các cơ sở giáo dục trong đó có việc hút thuốc lá.

Từ 1/7, nghiêm cấm giáo viên hút thuốc trong trường học
Tu 1/7, nghiem cam giao vien hut thuoc trong truong hoc
Ảnh minh họa 
Luật Giáo dục 2019 ban hành ngày 14/6/2019 chính thức có hiệu lực từ 1/7/2020, trong đó quy định cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm trong các cơ sở giáo dục.
Theo đó, Điều 22 Luật Giáo dục 2019 quy định hút thuốc, uống rượu, bia là các hành vi nghiêm cấm trong các cơ sở giáo dục. Theo đó, bất kỳ ai, kể cả là giáo viên, giảng viên hay học sinh, sinh viên, phụ huynh, khách tới làm việc... sẽ không được phép hút thuốc, uống rượu, bia, gây rối tại cơ sở giáo dục.
Trước đó, quy định cũ tại Luật Giáo dục 2005 chỉ cấm người học không được uống rượu, bia, hút thuốc trong các cơ sở giáo dục.
Đồng thời, Điều 22 cũng quy định các hành vi sau cũng bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục như xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học; Xuyên tạc nội dung giáo dục; Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh; Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền; Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.
Cũng từ ngày 1/7/2020, học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học.
Điều 85 của Luật quy định: "Học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học. Người được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt sau 2 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ. Thời hạn hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo".

Luật Giáo dục sửa đổi: Sinh viên sư phạm phải đóng học phí như ngành khác

(Kiến Thức) - Trong tờ trình luật Giáo dục sửa đổi, Chính phủ đề nghị sửa quy định về học phí của sư phạm theo hướng học sinh, sinh viên sư phạm thực hiện việc đóng học phí như các ngành khác.

Luật Giáo dục sửa đổi: Sinh viên sư phạm phải đóng học phí như ngành khác
Sáng nay (29/5), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã trình Quốc hội dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, qua 12 năm thực thi, Luật Giáo dục đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, trở thành những điểm nghẽn, là nút thắt trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Bộ Giáo dục đề nghị đổi "học phí" thành "giá dịch vụ đào tạo"

Trình bày trước Quốc hội sáng 30/5 các nội dung sửa đổi bổ sung Luật giáo dục đại học, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề cập việc rút ngắn thời gian đào tạo đại học và đổi cụm từ "học phí" thành "giá dịch vụ đào tạo".

Bộ Giáo dục đề nghị đổi "học phí" thành "giá dịch vụ đào tạo"
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, tên gọi "giá dịch vụ đào tạo" được đề xuất trong Luật giáo dục đại học sửa đổi được hiểu là bao gồm phí dịch vụ đào tạo, dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu dịch vụ khác...
Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Phùng Xuân Nhạ - Ảnh: Quochoi.vn
 Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Phùng Xuân Nhạ - Ảnh: Quochoi.vn

Nâng chuẩn trình độ của giáo viên: Coi chừng cuộc chạy đua bằng cấp

Việc nâng chuẩn trình độ của giáo viên ở các cấp học có thể diễn ra cuộc “chạy đua” bằng cấp với quy mô lớn, rất khó kiểm soát.

Nâng chuẩn trình độ của giáo viên: Coi chừng cuộc chạy đua bằng cấp
Chính phủ vừa gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về Kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi).
Một trong những điều đáng chú ý mà dự thảo đưa ra là về trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên. Theo đó, Chính phủ nhất trí với nhóm ý kiến thứ nhất là sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 72 của dự thảo Luật về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đối với giáo viên mầm non; có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm đối với giáo viên Tiểu học, THCS, THPT.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.