Bộ Giáo dục đề nghị đổi "học phí" thành "giá dịch vụ đào tạo"

Trình bày trước Quốc hội sáng 30/5 các nội dung sửa đổi bổ sung Luật giáo dục đại học, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề cập việc rút ngắn thời gian đào tạo đại học và đổi cụm từ "học phí" thành "giá dịch vụ đào tạo".

Bộ Giáo dục đề nghị đổi "học phí" thành "giá dịch vụ đào tạo"
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, tên gọi "giá dịch vụ đào tạo" được đề xuất trong Luật giáo dục đại học sửa đổi được hiểu là bao gồm phí dịch vụ đào tạo, dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu dịch vụ khác...
Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Phùng Xuân Nhạ - Ảnh: Quochoi.vn
 Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Phùng Xuân Nhạ - Ảnh: Quochoi.vn
Tăng tính tự chủ đối với các trường đại học
Đối với các dịch vụ do Nhà nước đặt hàng và cấp kinh phí thực hiện thì Bộ Giáo dục - đào tạo chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính quy định khung giá và giá cụ thể đối với các khoản thu dịch vụ đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học công lập; khung giá, giá tối đa và giá cụ thể dịch vụ tuyển sinh.
Đối với các dịch vụ không sử dụng ngân sách nhà nước: cơ sở giáo dục đại học xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo theo quy định của pháp luật. Giá dịch vụ đào tạo phải được công bố công khai cho từng năm học, khóa học cùng với thông báo tuyển sinh.
Luật giáo dục đại học sửa đổi cũng đề cập các vấn đề như cơ chế tự chủ, cơ chế quản lý tài chính với các trường đại học, thời gian đào tạo... Theo đó, cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (chi thường xuyên và đầu tư) và cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động, có nghị quyết thông qua của hội đồng trường.
Bộ Giáo dục - đào tạo cùng các cơ quan quản lý có thẩm quyền sẽ trực tiếp thanh kiểm tra các hoạt động tài chính này.
Các đại biểu tại hội trường Quốc hội - Ảnh: B.D.
 Các đại biểu tại hội trường Quốc hội - Ảnh: B.D.
Rút ngắn thời gian học đại học
Dự thảo sửa đổi luật xác định thời gian đào tạo tín chỉ trên cơ sở số lượng tín chỉ phải tích lũy quy định cho từng chương trình và trình độ đào tạo. Số lượng tín chỉ cần tích lũy đối với mỗi trình độ được quy định trong khung trình độ quốc gia.
Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định số lượng tín chỉ phải tích lũy cho từng chương trình và trình độ đào tạo phù hợp với quy định của pháp luật.
Điểm mới đáng chú ý trong dự thảo là việc thay đổi về thời gian đào tạo đại học và sau đại học. Theo đề xuất, thời gian đào tạo đối với diện đại học sẽ kéo dài 3-5 năm học tập trung liên tục tùy theo ngành đào tạo đối với người đã tốt nghiệp trung học phổ thông (so với quy định hiện hành là 4-6 năm).
Đối với những người tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng, thời gian học tập do cơ sở đào tạo quyết định căn cứ vào kết quả học tập đã tích lũy được công nhận; đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện 1-2 hai năm học tập trung liên tục đối với người đã tốt nghiệp trình độ đại học.
Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện 3-4 năm học tập trung liên tục đối với người đã tốt nghiệp trình độ đại học, thạc sĩ...
Không nhất trí thay "học phí" bằng "giá dịch vụ đào tạo"
Trình bày thẩm tra dự thảo sửa đổi Luật giáo dục đại học sau đó, chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho biết đa số ý kiến đại biểu tán thành việc rút ngắn thời gian học, tuy nhiên cần làm rõ việc giao thẩm quyền cho bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định thời gian đào tạo cụ thể đối với mỗi trình độ của giáo dục đại học theo từng lĩnh vực, hình thức tổ chức đào tạo để bảo đảm tôn trọng tính tự chủ của cơ sở giáo dục đại học.
Về "giá dịch vụ đào tạo", các đại biểu không nhất trí việc thay đổi thuật ngữ như thể hiện trong dự thảo luật sửa đổi.
Chiều nay các đại biểu sẽ thảo luận tại tổ về những nội dung sửa đổi Luật giáo dục và Luật giáo dục đại học.

Học phí đại học công lập sẽ tăng mạnh như thế nào?

Cho đến khi dự thảo nghị định quy định cơ chế tự chủ của cơ sở giáo dục đại học công lập được phê duyệt, lộ trình tăng học phí đại học vẫn áp dụng theo nghị định 86/2015/NĐ-CP.

Học phí đại học công lập sẽ tăng mạnh như thế nào?
Hoc phi dai hoc cong lap se tang manh nhu the nao?
 

Đề xuất miễn học phí đến lớp 9, nhà giáo hưởng lương cao nhất

Theo dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi vừa được Bộ Giáo dục - đào tạo trình Chính phủ, đối tượng học sinh không phải đóng học phí sẽ được mở rộng đến lớp 9.

    Đề xuất miễn học phí đến lớp 9, nhà giáo hưởng lương cao nhất
    Theo luật hiện hành, việc miễn học phí chỉ áp dụng với bậc giáo dục tiểu học. Nếu đề xuất được chấp thuận như dự thảo luật, việc miễn học phí sẽ áp dụng với cả bậc giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở.

    ĐHQG TP.HCM: Thu vượt trần học phí, bổ nhiệm người quá tuổi

    (Kiến Thức) - Tổng số học phí, lệ phí thu cao hơn và ngoài danh mục quy định của 6 đơn vị thành viên ĐHQG TP.HCM được xác định hơn 81 tỷ đồng.

    ĐHQG TP.HCM: Thu vượt trần học phí, bổ nhiệm người quá tuổi
    Thanh tra Chính phủ vừa ban hành kết luận thanh tra 608/KL-TTCP do Phó Tổng Thanh tra Đặng Công Huẩn ký về trách nhiệm của ĐH Quốc gia TP.HCM trong việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về bộ máy, quản lý tài chính và thực hiện các dự án giai đoạn 2013-2015.
    Nhiều hạn chế, sai phạm trong công tác tự chủ về tài chính

    Đọc nhiều nhất

    Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

    Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

    (Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
    Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

    Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

    (Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

    Tin mới

    Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

    Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

    Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.