Cảnh báo trên hoàn toàn có thể xảy ra bởi kể từ khi đại dịch Ebola bùng phát, hàng tháng vẫn có lượng lớn hành khách di chuyển giữa châu Phi và Trung Quốc.
So với các nước châu Á, Trung Quốc được cảnh báo dễ bị Ebola tấn công hơn cả. |
Peter Piot, giám đốc Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London cho biết: “Chính sự di chuyển thường xuyên có thể làm dấy lên mối lo ngại về khả năng lây lan của dịch bệnh.
Ebola có khả năng tấn công dân cư của tất cả các nước song Trung Quốc được xem là dễ bị “tổn thương” hơn cả.
Lo ngại này không đồng nghĩa với việc cần thiết cần đưa ra lệnh cứng rắn nhằm ngăn chặn sự di chuyển. Vấn đề là cần nâng cao chất lượng công tác kiểm soát ở nơi công cộng cũng như trong các bệnh viện”.
Thống kê cho thấy, từ tháng tám đến nay, hơn 8.600 người trong khu vực ảnh hưởng của Ebola nhập cảnh vào Quảng Đông (miền nam Trung Quốc). Trường hợp có dấu hiệu sốt sẽ được cách ly, giám sát trong vòng 3 tuần.
Theo đánh giá của Piot, nỗ lực kiểm soát bệnh của Trung Quốc về các bệnh truyền nhiễm nhìn chung được cải thiện đáng kể. Ngoài nỗ lực không ngừng, Trung Quốc cũng tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm trong việc kiểm soát dịch bệnh lây nhiễm khi đối phó thành công dịch SARS – hội chứng suy hô hấp cấp tính từng khiến khoảng 8.000 người trên thế giới lây nhiễm, gần 800 ca tử vong.
Ngoài việc đề cao cảnh giác trong nước, Trung Quốc còn hỗ trợ 86 triệu USD, gửi gần 200 nhân viên y tế nhằm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người bệnh trong tâm dịch Ebola ở ba nước Tây Phi.
Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng cam kết hỗ trợ 40.000.000 USD trong việc nỗ lực chống lại sự tàn phá của dịch Ebola. Tuy nhiên, Piot cho rằng một con số lớn hơn thực sự cần thiết.