Trực thăng săn ngầm Ka-28 Việt Nam được nâng cấp ở Crimea

(Kiến Thức) - Đoạn phóng sự của kênh NTS-TV cho thấy một hoặc 2 chiếc trực thăng Ka-28 sơn phù hiệu Không quân Việt Nam đang được sửa chữa.

Trực thăng săn ngầm Ka-28 Việt Nam được nâng cấp ở Crimea
Mới đây, kênh truyền hình NTS-TV đã thực hiện phóng sự ghi nhận sự hồi sinh của ngành công nghiệp quốc phòng ở vùng đất Crimea mới được sáp nhập vào Liên bang Nga. Điển hình là nhà máy sửa chữa trực thăng ở Sevastopol – thành phố cảng nổi tiếng ở Crimea.
Trong đoạn clip, ở phút 1,26 có sự xuất hiện của một chiếc trực thăng chống ngầm Ka-28 sơn phù hiệu Không quân Nhân dân Việt Nam. Điều đó có nghĩa là, trực thăng Ka-28 của Việt Nam đang được nâng cấp tại đây theo hợp đồng có thể được ký từ trước đó.
Thực tế, đã có tin vào năm 2010 Việt Nam đã quyết định ký hợp đồng với nhà máy Sevastopol của Ukraine để sửa chữa và nâng cấp toàn bộ số Ka-28 có trong biên chế. Những máy bay Ka-28 của Việt Nam được chuyển sang Ukraine để thực hiện những hạng mục gồm: gia cố kéo dài thời hạn sử dụng khung vỏ, thay thế các linh kiện điện tử bán dẫn thế hệ cũ bằng thiết bị kỹ thuật số, lắp đặt các màn hình hiển thị LCD, trang bị phần mềm điều khiển vũ khí mới cho phép dẫn bắn các loại vũ khí hiện đại…
Chiếc Ka-28 sơn phù hiệu Không quân Nhân dân Việt Nam tại nhà máy Sevastopol.
 Chiếc Ka-28 sơn phù hiệu Không quân Nhân dân Việt Nam tại nhà máy Sevastopol.
Sát thủ săn ngầm đáng gờm
Ka-28 được xem là một trong những trực thăng chống ngầm đáng sợ nhất thế giới. Nó có những đặc điểm độc đáo mà không có một trực thăng nào của Mỹ, châu Âu có được.
Điểm làm nên sự độc đáo của trực thăng Kamov là sử dụng cơ cánh quạt nâng đồng trục. Theo đó, thay vì chỉ sự dụng một cánh quạt chính như trực thăng truyền thống, Kamov Ka-28 dùng cơ cấu 2 cánh quạt nâng quay ngược chiều nhau sẽ tạo ra 2 mô men tự quay cũng ngược chiều nhau và vì vậy chúng tự triệt tiêu lẫn nhau.
Việc dùng cơ cấu cánh này giúp loại bỏ hoàn toàn cánh quạt đuôi, qua đó giảm tiếng ồn và kích thước bề ngang máy bay. Ngoài ra, nó giúp cho trực thăng có độ cơ động và linh hoạt cao hơn. Và vì không có cánh quạt đuôi nên loại này không ngại gió thổi ngang, có thể cất hạ cánh trong mọi điều kiện thời tiết.
Biên đội trực thăng săn ngầm Ka-28 xuất kích.
 Biên đội trực thăng săn ngầm Ka-28 xuất kích.
“Sát thủ săn ngầm” này có tính năng kỹ chiến thuật đa năng, có khả năng tìm và tiêu diệt tàu ngầm với ba phương án khác nhau bằng các thiết bị hiện đại nhất hiện nay ở độ sâu gấp ba lần độ sâu hoạt động của tàu ngầm.
Trước đó, trực thăng săn ngầm Ka-25 chỉ có một phương án dò tìm bằng thiết bị dò từ APM (dò từ trường phát ra từ vỏ tàu ngầm). Ka-28 còn có thêm khả năng dò tìm tàu ngầm bằng phao thủy âm vô tuyến RGB (dò bằng sóng vô tuyến khi tàu ngầm phát ra tín hiệu sóng vô tuyến lên không trung) và dò âm VGS (dò tiếng chân vịt của tàu ngầm).
Chiếc Ka-28 được nâng cấp tại nhà máy Sevastopl sẽ hiện đại hóa nhiều về điện tử.
 Chiếc Ka-28 được nâng cấp tại nhà máy Sevastopl sẽ hiện đại hóa nhiều về điện tử.
Ka-28 được trang bị hệ thống radar trinh sát mặt nước và gắn thêm thiết bị chống nhiễu, gây nhiễu để tàu ngầm không thể phát hiện. Khoang vũ khí của nó mang được ngư lôi tự dẫn, bom chìm và mìn.
Trong khi các trực thăng khác phải trang bị thêm thuyền phao, áo phao để khi hạ cánh trên biển thì Ka-28 được trang bị áo phao riêng cho máy bay để nổi trên mặt nước trong tình huống khẩn cấp. Phía khoang sau của Ka-28 có thuyền bằng cao su được gói lại. Sĩ quan dẫn đường 2 có nhiệm vụ đẩy thuyền, giật dây bơm hơi để nhảy xuống biển khi có tình huống phải hạ cánh khẩn cấp xuống biển.

Trực thăng hải quân “độc” nhất ĐNA của Việt Nam

Trực thăng hải quân “độc” nhất ĐNA của Việt Nam
Hải quân các nước Đông Nam Á đang sử dụng khá nhiều trực thăng tuần tra săn ngầm hiện đại của Mỹ và Phương Tây (ví dụ như SH-60 Sea Hawk, Westland Lynx của Malaysia). Tuy nhiên, xét về thiết kế có “1-0-2” thì dòng trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28 của Việt Nam có thể coi là độc đáo nhất khu vực. Ảnh minh họa
Hải quân các nước Đông Nam Á đang sử dụng khá nhiều trực thăng tuần tra săn ngầm hiện đại của Mỹ và Phương Tây (ví dụ như SH-60 Sea Hawk, Westland Lynx của Malaysia). Tuy nhiên, xét về thiết kế có “1-0-2” thì dòng trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28 của Việt Nam có thể coi là độc đáo nhất khu vực. Ảnh minh họa

Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 1988 Liên Xô đã đồng ý viện trợ cho Việt Nam 8 chiếc trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28. Toàn bộ số máy bay này được chuyển giao trong giai đoạn 1989-1990. Trong ảnh là 2 trong số 8 chiếc Ka-28 (biến thể xuất khẩu của loại Ka-27PL) của Việt Nam.
Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 1988 Liên Xô đã đồng ý viện trợ cho Việt Nam 8 chiếc trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28. Toàn bộ số máy bay này được chuyển giao trong giai đoạn 1989-1990. Trong ảnh là 2 trong số 8 chiếc Ka-28 (biến thể xuất khẩu của loại Ka-27PL) của Việt Nam.

Điểm làm nên sự độc đáo của trực thăng Kamov là sử dụng cơ cánh quạt nâng đồng trục. Theo đó, thay vì chỉ sự một cánh quạt chính như trực thăng truyền thống, Kamov Ka-28 dùng cơ cấu 2 cánh quạt nâng quay ngược chiều nhau sẽ tạo ra 2 mô men tự quay cũng ngược chiều nhau và vì vậy chúng tự triệt tiêu lẫn nhau. Ảnh minh họa
Điểm làm nên sự độc đáo của trực thăng Kamov là sử dụng cơ cánh quạt nâng đồng trục. Theo đó, thay vì chỉ sự một cánh quạt chính như trực thăng truyền thống, Kamov Ka-28 dùng cơ cấu 2 cánh quạt nâng quay ngược chiều nhau sẽ tạo ra 2 mô men tự quay cũng ngược chiều nhau và vì vậy chúng tự triệt tiêu lẫn nhau. Ảnh minh họa

Việc dùng cơ cấu cánh này giúp loại bỏ hoàn toàn cánh quạt đuôi, qua đó giảm tiếng ồn và kích thước bề ngang máy bay. Ngoài ra, nó giúp cho trực thăng có độ cơ động và linh hoạt cao hơn. Và vì không có cánh quạt đuôi nên loại này không ngại gió thổi nang, có thể cất hạ cánh trong mọi điều kiện thời tiết. Ảnh minh họa
Việc dùng cơ cấu cánh này giúp loại bỏ hoàn toàn cánh quạt đuôi, qua đó giảm tiếng ồn và kích thước bề ngang máy bay. Ngoài ra, nó giúp cho trực thăng có độ cơ động và linh hoạt cao hơn. Và vì không có cánh quạt đuôi nên loại này không ngại gió thổi nang, có thể cất hạ cánh trong mọi điều kiện thời tiết. Ảnh minh họa

Kamov Ka-28 trang bị hệ thống radar trinh sát mặt nước, hệ thống định vị thủy âm để phát hiện tàu ngầm. Trong ảnh là buồng lái chiếc Ka-27PL – biến thể gốc của chiếc Ka-28 xuất khẩu. Ảnh minh họa
Kamov Ka-28 trang bị hệ thống radar trinh sát mặt nước, hệ thống định vị thủy âm để phát hiện tàu ngầm. Trong ảnh là buồng lái chiếc Ka-27PL – biến thể gốc của chiếc Ka-28 xuất khẩu. Ảnh minh họa

Ka-28 có khả năng mang được cái loại ngư lôi chống ngầm tầm ngắn và bom. Trong ảnh là 2 quả bom được treo ở giá bên ngoài trực thăng.
Ka-28 có khả năng mang được cái loại ngư lôi chống ngầm tầm ngắn và bom. Trong ảnh là 2 quả bom được treo ở giá bên ngoài trực thăng.

Hiện nay, 2 tàu hộ vệ tàng hình Gepard 3.9 Project 11661 của Hải quân Nhân dân Việt Nam có sân đáp đáp ứng yêu cầu cất hạ cánh của trực thăng Ka-28. Ka-28 sẽ như là “thợ săn tàu ngầm” bảo vệ tàu Gepard cũng như nhóm tàu chiến trong đội hình. Trong ảnh là sân đáp trực thăng ở đuôi tàu Gepard Việt Nam.
Hiện nay, 2 tàu hộ vệ tàng hình Gepard 3.9 Project 11661 của Hải quân Nhân dân Việt Nam có sân đáp đáp ứng yêu cầu cất hạ cánh của trực thăng Ka-28. Ka-28 sẽ như là “thợ săn tàu ngầm” bảo vệ tàu Gepard cũng như nhóm tàu chiến trong đội hình. Trong ảnh là sân đáp trực thăng ở đuôi tàu Gepard Việt Nam.

Ka-28 được trang bị 2 động cơ tuốc bin trục Isotov TV3-117V cho phép đạt tốc độ bay 270km/h, tầm bay tới 980km. Trong ảnh là chiếc Ka-27PL hạ cánh trên chiến hạm Hải quân Nga.
Ka-28 được trang bị 2 động cơ tuốc bin trục Isotov TV3-117V cho phép đạt tốc độ bay 270km/h, tầm bay tới 980km. Trong ảnh là chiếc Ka-27PL hạ cánh trên chiến hạm Hải quân Nga.

Phi đội tuần tra Biển Đông của VN trang bị "bảo bối" gì?

(Kiến Thức) - Theo Đài tiếng nói nước Nga, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hình thành phi đội máy bay tuần tra biển đầu tiên, trang bị thủy phi cơ DHC-6.

Phi đội tuần tra Biển Đông của VN trang bị "bảo bối" gì?

Thủy phi cơ săn ngầm Be-12 của Việt Nam mạnh cỡ nào?

(Kiến Thức) - Thủy phi cơ chống ngầm Be-12 từng hoạt động trong Không quân Nhân dân Việt Nam mang được 3-4 tấn vũ khí cùng các khí tài trinh sát tìm – diệt tàu ngầm địch.

Thủy phi cơ săn ngầm Be-12 của Việt Nam mạnh cỡ nào?

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 
Phát triển tàu ngầm mini: Sức mạnh mới của Việt Nam trên Biển Đông?

Phát triển tàu ngầm mini: Sức mạnh mới của Việt Nam trên Biển Đông?

(Kiến Thức) - Là lực lượng ưu tiên phòng thủ, bảo vệ chủ quyền trên biển, Việt Nam từ lâu luôn nhìn nhận đúng đắn khả năng của mình, có các điều kiện, khả năng để phù hợp với học thuyết tác chiến quân sự phi đối xứng... và việc phát triển tàu ngầm mini là một phương án bắt kịp xu thế này.

Tin mới

Ukraine thiệt hại nặng ở Kherson

Ukraine thiệt hại nặng ở Kherson

Quân đội Ukraine trên hướng Kherson chịu thiệt hại 2,5 nghìn người trong 6 ngày ở làng Vysokopolye vùng Kherson; một đại đội Ukraine chỉ còn chục tay súng chiến đấu.