Phi đội tuần tra Biển Đông của VN trang bị "bảo bối" gì?

(Kiến Thức) - Theo Đài tiếng nói nước Nga, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hình thành phi đội máy bay tuần tra biển đầu tiên, trang bị thủy phi cơ DHC-6.

Phi đội tuần tra Biển Đông của VN trang bị "bảo bối" gì?
Tham mưu trưởng Hải quân Nhân dân Việt Nam, Phó Đô đốc Phạm Ngọc Minh trong buổi lễ trọng thể tại Hải Phòng cho biết, việc hình thành phi đội máy bay tuần tra DHC-6, cũng như phi đội trực thăng EC-225 đầu tiên được thành lập vào năm 2011, là những mốc quan trọng trong kế hoạch xây dựng lực lượng hải quân hiện đại, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên các lãnh thổ biển và hải đảo.
Nhà cung cấp DHC-6, tập đoàn sản xuất máy bay Canada Viking Air và công ty thành viên Pacific Sky Aviation vào ngày 10/7/2013 đã hoàn thành ở Canada khóa đào tạo 8 phi công Việt Nam, những người sẽ điều khiển các máy bay Guardian 400.
Thủy phi cơ DHC-6 của Việt Nam thử nghiệm cất hạ cánh trên mặt nước.
 Thủy phi cơ DHC-6 của Việt Nam thử nghiệm cất hạ cánh trên mặt nước.
Viking Air đã nhận được hợp đồng từ Việt Nam sản xuất 6 máy bay Gurdian 400 vào tháng 5/2010. 3 trong số 6 chiếc này được thiết kế đặc biệt cho các nhiệm vụ tuần tra, giám sát trên biển và duyên hải, chuyên chở quân và hàng hóa, thực hiện các hoạt động tìm kiếm cứu nạn.
Máy bay DHC-6 được trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt PT6A-34 hoặc PT6A-35 cho phép đạt tốc độ tối đa 314km/h, tầm bay 1.480km (với lượng nhiên liệu lớn nhất), trần bay 8.138m. Tải trọng của máy bay khoảng 1,1 tấn hoặc chở 20 người.
Việc chuyển giao DHC-6 cho Việt Nam đã bắt đầu từ năm 2012. Ngoài những chiếc DHC-6 đầu tiên đã được bàn giao, Không quân Hải quân Việt Nam còn có một số máy bay trực thăng chống tàu ngầm Kamov Ka-28 và trực thăng vận tải đa năng hiện đại hàng đầu thế giới Eurocopter EC225 Super Puma.

Tận mắt máy bay DHC-6 sắp trang bị cho Hải quân VN

Tận mắt máy bay DHC-6 sắp trang bị cho Hải quân VN
Nhằm nâng cao năng lực tuần tra bảo vệ biển đảo, năm 2010, Việt Nam đã ký hợp đồng với công ty Viking Canada mua 6 thủy phi cơ DHC-6 Series 400 Twin Otter để trang bị cho Không quân Hải quân Việt Nam. Trong ảnh là một chiếc máy bay DHC-6 Twin Otter (ảnh minh họa nước ngoài).
Nhằm nâng cao năng lực tuần tra bảo vệ biển đảo, năm 2010, Việt Nam đã ký hợp đồng với công ty Viking Canada mua 6 thủy phi cơ DHC-6 Series 400 Twin Otter để trang bị cho Không quân Hải quân Việt Nam. Trong ảnh là một chiếc máy bay DHC-6 Twin Otter (ảnh minh họa nước ngoài). 

Trong 6 chiếc DHC-6 Series 400 trang bị cho Việt Nam gồm 3 chiếc có cấu hình cho nhiệm vụ chở khách và 3 chiếc cho vai trò tuần tra trên biển. Trong ảnh là một chiếc DHC-6 Series 400 sản xuất cho Việt Nam đang thử nghiệm tại Canada. Nguồn: Twin Otter Spotter.
Trong 6 chiếc DHC-6 Series 400 trang bị cho Việt Nam gồm 3 chiếc có cấu hình cho nhiệm vụ chở khách và 3 chiếc cho vai trò tuần tra trên biển. Trong ảnh là một chiếc DHC-6 Series 400 sản xuất cho Việt Nam đang thử nghiệm tại Canada. Nguồn: Twin Otter Spotter.

Theo Infonet, ngày 9/8/2012 tại TP. Hải Phòng diễn ra lễ ký hợp đồng huấn luyện phi công điều khiển máy bay DHC-6 giữa Quân chủng Hải quân với công ty Gaet và Viking Canada. Trong ảnh là lễ ký kết đào tạo phi công lái DHC-6 cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn: Infonet.
Theo Infonet, ngày 9/8/2012 tại TP. Hải Phòng diễn ra lễ ký hợp đồng huấn luyện phi công điều khiển máy bay DHC-6 giữa Quân chủng Hải quân với công ty Gaet và Viking Canada. Trong ảnh là lễ ký kết đào tạo phi công lái DHC-6 cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn: Infonet.

12 phi công Việt Nam sẽ trải qua thời gian huấn luyện ở Canada 17 tháng (3 tháng học tiếng Anh và 14 tháng huấn luyện bay DHC-6). Trong ảnh là lớp học viên phi công DHC-6 trong giờ học ngoại ngữ. Nguồn: Infonet.
 12 phi công Việt Nam sẽ trải qua thời gian huấn luyện ở Canada 17 tháng (3 tháng học tiếng Anh và 14 tháng huấn luyện bay DHC-6). Trong ảnh là lớp học viên phi công DHC-6 trong giờ học ngoại ngữ. Nguồn: Infonet.

DHC-6 Series 400 là biến thể mới nhất của dòng máy bay đa dụng cất hạ cánh ngắn DHC-6 Twin Otter do công ty Viking Canada chế tạo dành cho nhiệm vụ chở khách, tuần tra biển, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn (ảnh minh họa nước ngoài).
DHC-6 Series 400 là biến thể mới nhất của dòng máy bay đa dụng cất hạ cánh ngắn DHC-6 Twin Otter do công ty Viking Canada chế tạo dành cho nhiệm vụ chở khách, tuần tra biển, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn (ảnh minh họa nước ngoài).
DHC-6 Series 400 trang bị nhiều hệ thống điện tử hàng không tiên tiến. Trong ảnh là buồng lái tiện nghi với các màn hình tinh thể lỏng hiển thị thông số kỹ thuật bay (ảnh minh họa nước ngoài).
DHC-6 Series 400 trang bị nhiều hệ thống điện tử hàng không tiên tiến. Trong ảnh là buồng lái tiện nghi với các màn hình tinh thể lỏng hiển thị thông số kỹ thuật bay (ảnh minh họa nước ngoài). 

DHC-6 Series 400 dài 15,77m, sải cánh 19,8m, trọng lượng cất cánh tối đa 5,6 tấn, tải trọng 1,1 tấn hoặc chở 20 người. Trong ảnh là khoang hành khách trên máy bay DHC-6 (ảnh minh họa nước ngoài).
DHC-6 Series 400 dài 15,77m, sải cánh 19,8m, trọng lượng cất cánh tối đa 5,6 tấn, tải trọng 1,1 tấn hoặc chở 20 người. Trong ảnh là khoang hành khách trên máy bay DHC-6 (ảnh minh họa nước ngoài).

DHC-6 Series 400 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt PT6A-34 hoặc PT6A-35 cho phép đạt tốc độ tối đa 314km/h, tầm bay 1.480km (với lượng nhiên liệu lớn nhất), trần bay 8.138m. DHC-6 Series 400 có khả năng cất cánh đường băng rất ngắn (khi cất cánh chỉ cần đường băng dài 366m, hạ cánh cần 320m (ảnh minh họa nước ngoài).
DHC-6 Series 400 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt PT6A-34 hoặc PT6A-35 cho phép đạt tốc độ tối đa 314km/h, tầm bay 1.480km (với lượng nhiên liệu lớn nhất), trần bay 8.138m. DHC-6 Series 400 có khả năng cất cánh đường băng rất ngắn (khi cất cánh chỉ cần đường băng dài 366m, hạ cánh cần 320m (ảnh minh họa nước ngoài). 

DHC-6 Series 400 ngoài bộ càng bánh đáp tiêu chuẩn, còn có thể lắp thêm bộ càng phao để cất hạ cánh trên mặt nước (ảnh minh họa nước ngoài).
DHC-6 Series 400 ngoài bộ càng bánh đáp tiêu chuẩn, còn có thể lắp thêm bộ càng phao để cất hạ cánh trên mặt nước (ảnh minh họa nước ngoài). 

Thủy phi cơ DHC-6 Series 400 cất cánh trên mặt nước.
Thủy phi cơ DHC-6 Series 400 cất cánh trên mặt nước. 


Việt Nam nhận bao nhiêu vũ khí trong năm 2012?

Việt Nam nhận bao nhiêu vũ khí trong năm 2012?
Mới đây, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) đã công bố dữ liệu hợp đồng, chuyển giao vũ khí trang bị trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

“Soi” trang bị của Không quân Hải quân Việt Nam

“Soi” trang bị của Không quân Hải quân Việt Nam
Bộ Quốc phòng vừa tổ chức Lễ bàn giao Lữ đoàn Không quân 954 từ Quân chủng Phòng không – Không quân về Quân chủng Hải quân. Với sự kiện này, Hải quân Nhân dân Việt Nam chính thức có lực lượng không quân riêng biệt với trang bị riêng. Trong ảnh là lễ ký kết bàn giao Lữ đoàn 954 về Quân chủng Hải quân. Nguồn: QĐND
Bộ Quốc phòng vừa tổ chức Lễ bàn giao Lữ đoàn Không quân 954 từ Quân chủng Phòng không – Không quân về Quân chủng Hải quân. Với sự kiện này, Hải quân Nhân dân Việt Nam chính thức có lực lượng không quân riêng biệt với trang bị riêng. Trong ảnh là lễ ký kết bàn giao Lữ đoàn 954 về Quân chủng Hải quân. Nguồn: QĐND

Lữ đoàn Không quân Hải quân 954 sẽ thực hiện các nhiệm vụ gồm: tác chiến săn ngầm; vận tải quân sự; trinh sát, quan sát trên không, trên mặt đất, trên mặt nước; tìm kiếm cứu nạn trên biển, trên đất liền và cứu hộ, cứu nạn và phòng chống bão lụt. Về trang bị của lữ đoàn, bước đầu có thể đoán định được rằng, đơn vị này sẽ sử dụng trực thăng săn ngầm duy nhất của Việt Nam Kamov Ka-28. Nguồn: Tuổi Trẻ
Lữ đoàn Không quân Hải quân 954 sẽ thực hiện các nhiệm vụ gồm: tác chiến săn ngầm; vận tải quân sự; trinh sát, quan sát trên không, trên mặt đất, trên mặt nước; tìm kiếm cứu nạn trên biển, trên đất liền và cứu hộ, cứu nạn và phòng chống bão lụt. Về trang bị của lữ đoàn, bước đầu có thể đoán định được rằng, đơn vị này sẽ sử dụng trực thăng săn ngầm duy nhất của Việt Nam Kamov Ka-28.  Nguồn: Tuổi Trẻ

Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), Việt Nam hiện có 8 chiếc Ka-28 được Liên Xô viện trợ trong giai đoạn 1989-1990. Trong ảnh là tổ bay trực thăng Ka-28 thuộc Trung đoàn Không quân 954 (trước khi nâng lên cấp Lữ đoàn 954). Nguồn: Tuổi Trẻ
Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), Việt Nam hiện có 8 chiếc Ka-28 được Liên Xô viện trợ trong giai đoạn 1989-1990. Trong ảnh là tổ bay trực thăng Ka-28 thuộc Trung đoàn Không quân 954 (trước khi nâng lên cấp Lữ đoàn 954). Nguồn: Tuổi Trẻ

Trực thăng săn ngầm Ka-28 được trang bị hệ thống định vị thủy âm phát hiện tàu ngầm VGS, mang được ngư lôi chống ngầm, bom chìm. Ảnh minh họa nước ngoài
Trực thăng săn ngầm Ka-28 được trang bị hệ thống định vị thủy âm phát hiện tàu ngầm VGS, mang được ngư lôi chống ngầm, bom chìm. Ảnh minh họa nước ngoài

Ngoài 8 chiếc Ka-28, Không quân Hải quân Việt Nam còn có sự phục vụ của 4 chiếc trực thăng Ka-32T.
Ngoài 8 chiếc Ka-28, Không quân Hải quân Việt Nam còn có sự phục vụ của 4 chiếc trực thăng Ka-32T.

Ka-32T là biến thể cải tiến từ dòng Ka-27 chuyên dùng cho nhiệm vụ vận tải (hàng hóa, người) hoặc làm phương tiện cứu hộ. Ảnh minh họa nước ngoài.
Ka-32T là biến thể cải tiến từ dòng Ka-27 chuyên dùng cho nhiệm vụ vận tải (hàng hóa, người) hoặc làm phương tiện cứu hộ. Ảnh minh họa nước ngoài.

Ngoài dòng trực thăng Nga, Không quân Hải quân Việt Nam còn có sự góp mặt của 2 trực thăng đa dụng hiện đại Eurocopter EC225 Super Puma Mk II+ (Pháp chế tạo). Số máy bay này được Công ty Trực thăng miền Nam bàn giao lại.
Ngoài dòng trực thăng Nga, Không quân Hải quân Việt Nam còn có sự góp mặt của 2 trực thăng đa dụng hiện đại Eurocopter EC225 Super Puma Mk II+ (Pháp chế tạo). Số máy bay này được Công ty Trực thăng miền Nam bàn giao lại.

Theo nhà sản xuất, EC225 Super Puma MK II+ được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ bay biển. Nó được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, đạt tầm bay xa, có thể chở 19-24 người hoặc hàng hóa. Nhìn chung, EC225 sẽ tham gia chủ yếu vai trò vận tải, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trong Không quân Hải quân Việt Nam.
Theo nhà sản xuất, EC225 Super Puma MK II+ được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ bay biển. Nó được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, đạt tầm bay xa, có thể chở 19-24 người hoặc hàng hóa. Nhìn chung, EC225 sẽ tham gia chủ yếu vai trò vận tải, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trong Không quân Hải quân Việt Nam.

Trong nhiệm vụ bay trinh sát, tuần tra, Không quân Hải quân Việt Nam sẽ có sự phục vụ của 6 chiếc thủy phi cơ DHC-6 Series 400 Twin Otter do công ty Viking Canada sản xuất. Số máy bay này được ta ký hợp đồng mua năm 2010.
Trong nhiệm vụ bay trinh sát, tuần tra, Không quân Hải quân Việt Nam sẽ có sự phục vụ của 6 chiếc thủy phi cơ DHC-6 Series 400 Twin Otter do công ty Viking Canada sản xuất. Số máy bay này được ta ký hợp đồng mua năm 2010.

Trong 6 chiếc DHC-6 Series 400 trang bị cho Việt Nam gồm 3 chiếc có cấu hình cho nhiệm vụ chở khách và 3 chiếc cho vai trò tuần tra trên biển. Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt PT6A-34 hoặc PT6A-35 cho phép đạt tốc độ tối đa 314km/h, tầm bay 1.480km (với lượng nhiên liệu lớn nhất), trần bay 8.138m. Tải trọng của máy bay khoảng 1,1 tấn hoặc chở 20 người.
Trong 6 chiếc DHC-6 Series 400 trang bị cho Việt Nam gồm 3 chiếc có cấu hình cho nhiệm vụ chở khách và 3 chiếc cho vai trò tuần tra trên biển. Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt PT6A-34 hoặc PT6A-35 cho phép đạt tốc độ tối đa 314km/h, tầm bay 1.480km (với lượng nhiên liệu lớn nhất), trần bay 8.138m. Tải trọng của máy bay khoảng 1,1 tấn hoặc chở 20 người.

DHC-6 Series 400 còn được trang bị bộ càng phao cho phép cất hạ cánh dễ dàng trên mặt nước. Với đặc điểm này, DHC-6 có thể chở hàng hóa, người bay ra tiếp cận các đảo nhỏ thuộc Quần đảo Trường Sa. Trong ảnh là chiếc DHC-6 Việt Nam hạ cánh xuống mặt nước khi bay huấn luyện ở Canada.
DHC-6 Series 400 còn được trang bị bộ càng phao cho phép cất hạ cánh dễ dàng trên mặt nước. Với đặc điểm này, DHC-6 có thể chở hàng hóa, người bay ra tiếp cận các đảo nhỏ thuộc Quần đảo Trường Sa. Trong ảnh là chiếc DHC-6 Việt Nam hạ cánh xuống mặt nước khi bay huấn luyện ở Canada.

Ngoài những chiếc đã cơ cấu sẵn cho Không quân Hải quân Việt Nam, trong tương lại lực lượng này có thể tiếp nhận máy bay tuần tra biển PZL M-28 từ lực lượng không quân. Loại máy bay được trang bị hệ thống radar trinh sát ARS-400 có tầm quét tới 160km, theo dõi đồng thời 30 mục tiêu trên biển và đất liền. Đặc biệt, M-28 cũng là loại máy bay cánh bằng duy nhất của Việt Nam từng hạ cánh thành công trên sân bay ở đảo Trường Sa Lớn.
Ngoài những chiếc đã cơ cấu sẵn cho Không quân Hải quân Việt Nam, trong tương lại lực lượng này có thể tiếp nhận máy bay tuần tra biển PZL M-28 từ lực lượng không quân. Loại máy bay được trang bị hệ thống radar trinh sát ARS-400 có tầm quét tới 160km, theo dõi đồng thời 30 mục tiêu trên biển và đất liền. Đặc biệt, M-28 cũng là loại máy bay cánh bằng duy nhất của Việt Nam từng hạ cánh thành công trên sân bay ở đảo Trường Sa Lớn.

Và trong tương lai gần, Không quân Hải quân Việt Nam có thể được trang bị máy bay tuần tra/chống ngầm tầm xa P-3 Orion do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất. Theo Tạp chí Jane’s Defence, Việt Nam được cho là đang quan tâm tới việc mua 6 chiếc P-3 Orion đã qua sử dụng từ Mỹ.
Và trong tương lai gần, Không quân Hải quân Việt Nam có thể được trang bị máy bay tuần tra/chống ngầm tầm xa P-3 Orion do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất. Theo Tạp chí Jane’s Defence, Việt Nam được cho là đang quan tâm tới việc mua 6 chiếc P-3 Orion đã qua sử dụng từ Mỹ.

Tuy những chiếc P-3 mà Mỹ bán cho Việt Nam không được trang bị vũ khí nhưng tầm bay xa (hoạt động liên tục 16 tiếng), hệ thống trinh sát hiện đại sẽ tăng cường đáng kể khả năng tuần tra giám sát biển trong thời gian dài của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Đây là khả năng mà Không quân Hải quân còn đang thiếu và yếu khi các máy bay Ka-28, DHC-6, kể cả PZL M-28 chỉ đạt tầm bay hạn chế.
Tuy những chiếc P-3 mà Mỹ bán cho Việt Nam không được trang bị vũ khí nhưng tầm bay xa (hoạt động liên tục 16 tiếng), hệ thống trinh sát hiện đại sẽ tăng cường đáng kể khả năng tuần tra giám sát biển trong thời gian dài của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Đây là khả năng mà Không quân Hải quân còn đang thiếu và yếu khi các máy bay Ka-28, DHC-6, kể cả PZL M-28 chỉ đạt tầm bay hạn chế.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Theo truyền thông Nga, hiện tại, quân Nga đang tích cực các hoạt động chuẩn bị cho một cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine. Tiến sĩ Khoa học quân sự Konstantin Sivkov cho rằng, cuộc tấn công sẽ sớm bắt đầu vào mùa hè này.