Trị bệnh bằng cây bách bệnh

(Kiến Thức) - Cây mật nhân đã sao vàng hạ thổ ngâm rượu uống để trị bệnh khớp được không? Một ngày uống mấy lần, uống vào lúc nào, liều lượng bao nhiêu thì tốt?... 

Trị bệnh bằng cây bách bệnh
Chữa được nhiều chứng bệnh 
Cây bách bệnh, còn có tên bá bệnh, hậu phác nam, dân gian thường gọi là mật nhân, tên khoa học là Eurycoma longifolia Jack, thuộc họ thanh thất (Simaroubaceae). Đây là cây gỗ nhỡ, cao 4-8m, ít phân cành, thân non có lông màu nâu. Ở Việt Nam, cây này mọc rải rác trong rừng ở các tỉnh miền núi phía Bắc tới phía Nam, đặc biệt có nhiều ở Tây Nguyên và miền Trung. Toàn cây đều được dùng làm thuốc. 
Theo cách giải thích về tên gọi thì cây này có thể chữa trị được nhiều chứng bệnh nên mới có tên là bách bệnh.   
Cây bách bệnh.
Cây bách bệnh. 
Mỗi ngày dùng 20g
Nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng dược lý của cây bách bệnh đã được các nhà khoa học của Malaysia, Thái Lan và Mỹ công bố. Các tác giả đã đề cập đến tác dụng tăng cường khả năng sinh dục nam, do làm tăng lượng testosteron bị thiếu hụt ở tuổi trung niên trở lên. Rễ cây có tác dụng mạnh hơn. Các quassinoid từ rễ còn có tác dụng diệt ký sinh trùng rốt rét do Plasmodium falciparum ở người bệnh đã kháng thuốc chloroquin.
Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ cây bách bệnh dùng chữa chứng ăn không tiêu, tiêu chảy, kiết lỵ, lưng đau mỏi do thấp (ngày dùng 12-18g dưới dạng thuốc sắc). Quả cũng dùng chữa kiết lỵ. Nước sắc của lá dùng tắm ghẻ, trị lở ngứa. Ở Campuchia, rễ bách bệnh được dùng để trị giun, chữa ngộ độc và giải độc rượu. Ở Indonesia, nước sắc của lá hoặc vỏ thân bách bệnh được dùng để chữa bệnh sốt rét. Cây này không dùng cho phụ nữ mang thai.
Người ta thường chặt nhỏ rễ bách bệnh rồi phơi khô để dùng dần (không cần sao vàng hạ thổ). Ngày dùng khoảng 20g, cho vào 1 lít nước, sắc uống (nước rất đắng). Có thể sắc lại lần thứ hai, nếu lần đầu chưa chiết hết chất thuốc.
Đây là một cây thuốc quý, mọc trong tự nhiên, nhưng khả năng sinh trưởng chậm, cần chú ý bảo vệ và phát triển. Rễ bách bệnh đang bị săn lùng, thu gom để bán ra nước ngoài. Việc đào lấy rễ đang làm chết cây. Vì vậy, khi khai thác trong rừng phải bảo vệ cây non. Nếu cây có quả thì thu hái và trồng lại để có nguồn nguyên liệu sử dụng lâu dài. 

Những cây thuốc chữa nhiễm mỡ xơ mạch

Những cây thuốc chữa nhiễm mỡ xơ mạch
- Nhiễm mỡ xơ mạch là một bệnh mạn tính của động mạch do nhiễm mỡ và xơ hoá thành mạch, làm thành mạch dầy lên, xơ cứng, mất tính đàn hồi và hẹp lòng mạch, cản trở tuần hoàn. Các cây thuốc dưới đây có tác dụng chữa bệnh nhiễm mỡ xơ mạch có hiệu quả.
Hà thủ ô: Làm hạ mức cholesterol máu bởi làm giảm hấp thu cholesterol qua chế độ ăn kiêng. Lecithin của hà thủ ô phong bế sự hấp thu cholesterol từ máu vào gan, ngăn cản sự lắng đọng cholesterol vào các mảng ở thành mạch. Cây thuốc này hiện nay được dùng trong điều trị bệnh tăng cholesterol máu với hiệu quả 62 - 82% đã được báo cáo. Hằng ngày có thể dùng 6 - 12g sắc uống.
Hà thủ ô.
Hà thủ ô.

Hạt muồng: Các hoạt chất của cây hạt muồng có tác dụng làm hạ cholesterol máu và ngăn cản sự hình thành những mảng xơ cứng mạch trong thành động mạch, chống tăng huyết áp, chống nhiễm khuẩn và thư giãn. Nghiên cứu cho thấy, trong điều trị tăng cholesterol máu, có thể làm hạ cholesterol trở về bình thường tới 80% trường hợp, trong vòng 2 tuần sử dụng thuốc liên tục và điều trị kéo dài hơn thì hiệu quả có thể đạt tới 96%.

Chữa cholesterol cao, tăng huyết áp: Hạt muồng 15g sao đen, cho 500ml nước sắc kỹ uống 3 lần trong ngày.

Chữa huyết áp cao do tăng cholesterol, khó ngủ, hồi hộp: Hạt muồng sao 20g, mạch môn 15g, tâm sen sao 6g sắc uống 3 lần trong ngày.

Quả sơn tra (táo mèo): Có tác dụng làm giảm cholesterol máu do tăng chuyển hoá cholesterol. Nó làm cho bề mặt thành mạch vữa xơ co và nhẵn hơn, giúp cải thiện tuần hoàn mạch vành làm tăng lưu thông máu. Sơn tra làm giảm tiêu thụ oxy và bảo vệ chống sự thiếu máu cơ tim. Cách dùng: Có thể ngâm rượu, làm giấm hoặc sắc uống trực tiếp mỗi ngày 10 - 15g sơn tra khô.
Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam)

Nữ blogger ung thư thu hút hơn 100.000 độc giả

(Kiến Thức) - Laura Cannon, 23 tuổi, được chẩn đoán bị ung thư vú năm ngoái và cô đã đánh bại căn bệnh theo phong cách rất độc đáo của riêng mình.

Nữ blogger ung thư thu hút hơn 100.000 độc giả
Khi được chẩn đoán bị ung thư vú ở tuổi 22, cô gái người Anh này đã quyết định chiến đấu căn bệnh mà vẫn luôn giữ vẻ xinh đẹp của mình.
Khi được chẩn đoán bị ung thư vú ở tuổi 22, cô gái người Anh này đã quyết định chiến đấu căn bệnh mà vẫn luôn giữ vẻ xinh đẹp của mình.  
Laura là nghiên cứu sinh vật học của Đại học Bristol và tốt nghiệp năm 2011. Cô đã viết một cuốn nhật ký trực tuyến, được gọi là Laura Louise và căn bệnh nghịch ngợm. Tất cả quá trình điều trị được Laura Canon viết lên trang blog cá nhân và đã thu hút hơn 100.000 độc giả.
Laura là nghiên cứu sinh vật học của Đại học Bristol và tốt nghiệp năm 2011. Cô đã viết một cuốn nhật ký trực tuyến, được gọi là Laura Louise và căn bệnh nghịch ngợm. Tất cả quá trình điều trị được Laura Canon viết lên trang blog cá nhân và đã thu hút hơn 100.000 độc giả.

Mẹ ngủ, con chết cạnh không biết

Người phụ nữ này ngủ ngon đến nỗi con ngừng thở kế bên không hay biết.

Mẹ ngủ, con chết cạnh không biết

Người mẹ 21 tuổi đã bị cảnh sát bắt giữ vì bất cẩn gián tiếp gây ra cái chết của con trai 7 tháng tuổi của mình. 

Theo cảnh sát bang Tennessee - Mỹ, nơi gia đình nạn nhân sinh sống, bà mẹ trẻ tên Tori Alexandira Pease trước đó vào tối thứ Hai, đã đặt cậu con trai bé bỏng nằm ngủ trên một chiếc nệm nhỏ, còn chị nằm ở chiếc nệm kế bên.

Chị Tori Alexandira Pease
 Chị Tori Alexandira Pease

Tuy nhiên, đến khi thức dậy vào buổi sáng, chị Pease tá hỏa khi thấy con trai có dấu hiệu bất tỉnh và ngừng thở, bị kẹp giữa khoảng trống hai tấm nệm.

Thoạt sau, đứa trẻ được đưa đến bệnh viện Baptist Lauderdale, nơi các bác sĩ thông báo rằng em bé đã chết. Hiện cảnh sát địa phương đang tiếp tục điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Đọc nhiều nhất

Tin mới