Trẻ ốm nhiều, coi chừng bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh

Nếu trẻ cứ "ốm như cơm bữa", dễ lây đủ thứ bệnh dịch, cha mẹ nên nghĩ đến hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh và đưa đi khám.

Trẻ ốm nhiều, coi chừng bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh
Nhìn cậu bé 6 tuổi Nguyễn D.H. (ở Hải Phòng) đang chạy nhảy, nô đùa vui vẻ với các bạn, ít ai ngờ cháu đã trở thành “gương mặt thân quen” của buồng bệnh 403 khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp, Bệnh viện Nhi Trung ương. 
Cháu Nguyễn D.H khỏe mạnh nhờ được truyền chế phẩm miễn dịch đều đặn.
Cháu Nguyễn D.H khỏe mạnh nhờ được truyền
 chế phẩm miễn dịch đều đặn. 
Theo gia đình kể lại, từ lúc 14 tháng, H. đã ốm “như cơm bữa”, hết  thủy đậu, viêm phổi, viêm mũi họng lại viêm tai giữa. Đỉnh điểm là từ năm 2013 đến nay, bé đã 3 lần nhập viện vì viêm màng não mủ. Cha mẹ H. tá hỏa khi được các bác sĩ tại khoa giải thích bé mắc hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh, một căn bệnh hiếm “nghìn người có một” (tỉ lệ mắc 1/1200 trẻ sinh sống).
Cùng phòng với H. là bé Vũ N.M. (6 tuổi, ở Hà Nội), cũng đang dùng các thuốc hỗ trợ để điều trị suy giảm miễn dịch. Cách đây nửa năm, chị Bích, mẹ cháu M, hết sức bất ngờ khi biết con mình mắc căn bệnh này. Kể từ khi phát hiện bệnh, tháng nào chị cũng đưa con đến bệnh viện để truyền chế phẩm miễn dịch và mua thuốc uống.
Chị Bích tâm sự: “Trước đây, người khác mắc bệnh gì là cháu lại lây bệnh đó, gia đình vất vả vô cùng. Từ ngày được dùng thuốc đều đặn, sức khỏe cháu ổn định hơn nhiều”.

H. và M. chỉ là 2 trường hợp mắc bệnh thể nhẹ, có tiên lượng tốt trong gần 80 bệnh nhi được chẩn đoán mắc suy giảm miễn dịch tại BV Nhi Trung Ương. Theo TS Lê Thị Minh Hương, Trưởng khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp, suy giảm miễn dịch là một bệnh khiếm khuyết về di truyền khiến cơ thể bệnh nhi không có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Vì vậy, trẻ thường mắc các bệnh nhiễm trùng nặng, dai dẳng hoặc tái phát nhiều đợt. Tùy theo bản chất loại suy giảm miễn dịch, bệnh nhân sẽ mắc những bệnh nhiễm trùng khác nhau.

Suy giảm miễn dịch được chia thành 2 loại: dạng tiên phát bẩm sinh (do gene) và dạng thứ phát do mắc phải (nhiễm HIV, suy dinh dưỡng nặng, dùng thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị…). Hiện trên thế giới có hàng chục nghìn bệnh nhân đang phải sống “chung thân” với căn bệnh này. 

Chẩn đoán sớm quyết định tiên lượng bệnh

BS Lê Thị Minh Hương cho biết, để điều trị một số bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, hiện nay chỉ có 2 phương pháp hiệu quả nhất là ghép tủy và truyền chế phẩm miễn dịch.
Tại nhiều quốc gia trên thế giới như Hà Lan, Pháp… trẻ được phát hiện bệnh trước 6 tháng tuổi và tiến hành ghép tủy thì cơ hội khỏi có thể đạt tới 95%. Trẻ bị bệnh ở thể nhẹ, nếu được truyền chế phẩm miễn dịch đều đặn, vẫn có thể học tập, vui chơi và có cuộc sống bình thường như các bạn.  
Tuy nhiên, ở Việt Nam, do hiểu biết về căn bệnh này của các gia đình còn hạn chế, việc chẩn đoán sớm gặp rất nhiều khó khăn. Mới công tác tại Khoa Miễn dịch hơn 3 năm, bác sĩ Vân Anh đã chứng kiến nhiều trường hợp đau lòng về trẻ mắc bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Bác sĩ còn nhớ rõ trường hợp bé gái 11 tháng tuổi Tạ L.D. (Hoài Đức, Hà Nội), nhập viện cách đây 1 tháng. 
D. được gia đình đưa đến khoa trong tình trạng nguy kịch do viêm phổi tái phát nhiều lần, tiêu chảy kéo dài. Các bác sĩ đã tích cực cấp cứu bằng nhiều biện pháp như thở máy, truyền dịch, truyền chế phẩm tăng cường miễn dịch IVIG nhưng bé không đáp ứng với bất kỳ biện pháp can thiệp nào và đã tử vong.  

Các chuyên gia y tế khuyến cáo chẩn đoán bệnh sớm là yếu tố quan trọng nhất giúp việc điều trị hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh đạt hiệu quả cao. Hãy đưa trẻ đến khám tại cơ sở chuyên khoa ngay khi thấy bé có một trong những dấu hiệu của bệnh lý suy giảm miễn dịch sau đây:  

- Mắc từ 4 đợt viêm tai trở lên trong vòng 1 năm

- Mắc từ 2 đợt viêm xoang nặng trở lên trong vòng 1 năm

- Mắc từ 2 đợt viêm phổi trở lên trong vòng 1 năm

- Sử dụng kháng sinh trong vòng 2 tháng trở lên nhưng không hiệu quả

- Trẻ chậm lớn, chậm tăng cân nhiều hơn bình thường

- Áp xe da hoặc nội tạng tái diễn

- Nấm miệng hoặc nấm da dai dẳng

- Phải truyền kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm trùng

- Mắc từ 2 đợt nhiễm khuẩn sâu hoặc nhiễm khuẩn huyết trở lên

- Gia đình có tiền sử suy giảm miễn dịch

Hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ tránh được những kết cục thương tâm, trả lại cho các bé và người thân cuộc sống yên bình.

Cách chữa viêm xoang “cực đỉnh” bằng cây giao

(Kiến Thức) - Khoảng trên 90% người bệnh bị viêm xoang mũi có thể khỏi nhờ xông thuốc từ cây giao. Ngoài ra, cây còn có thể trị được các bệnh khác như mụn cóc, viêm, cá đâm, rắn cắn...


Cách chữa viêm xoang “cực đỉnh” bằng cây giao

Cach chua viem xoang “cuc dinh” bang cay giao
Cây giao. 

Cây giao có nơi lại gọi là cây xương cá, cây nọc rắn, cây càng cua, cây càng tôm, cây xương khô, cây san hô xanh, thập nhị, cây quỳnh cành giao... tên khoa học là Euphorbia Tiricabira L. thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Cây mọc hoang nhiều nơi, ở thôn quê cây có thể dùng làm hàng rào. Công dụng chủ yếu là chữa chứng bệnh viêm xoang mũi. 

Bộ Y tế ban hành hướng dẫn sàng lọc trẻ trước khi tiêm chủng

(Kiến Thức) - Để hạn chế tới mức thấp nhất những tai biến khi tiêm chủng ở trẻ Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn sàng lọc trước khi tiêm chủng riêng biệt cho trẻ em và sơ sinh. 

Bộ Y tế ban hành hướng dẫn sàng lọc trẻ trước khi tiêm chủng
Lần đầu tiên Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn riêng về khám sàng lọc trước tiêm chủng và có các bảng kiểm tra trước tiêm chủng riêng biệt cho trẻ em và sơ sinh; có bảng kê cụ thể nhịp tim, nhịp thở của từng nhóm tuổi giúp cho việc khám sàng lọc trước tiêm vắc xin.
Hình minh họa
 Hình minh họa

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi

(Kiến Thức) - Bệnh sởi nguy hiểm bởi có những biến chứng rất nặng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi
Viêm mũi và họng: ban đầu viêm long ở mũi sau đó viêm mủ, loét ở lỗ mũi và môi trên. Hay gặp viêm họng đỏ hoặc có kèm giả mạc mủn. Cả hai biến chứng này có thể làm nổi hạch dưới hàm và cổ, ít khi hóa mủ hoặc gây viêm tai giữa.
 Viêm mũi và họng: ban đầu viêm long ở mũi sau đó viêm mủ, loét ở lỗ mũi và môi trên. Hay gặp viêm họng đỏ hoặc có kèm giả mạc mủn. Cả hai biến chứng này có thể làm nổi hạch dưới hàm và cổ, ít khi hóa mủ hoặc gây viêm tai giữa. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới