Trẻ nhập viện, mất Tết vì bệnh sởi, sốt virus kéo dài

(Kiến Thức) - Kéo dài từ trước Tết tới tận những ngày đầu năm 2014, bệnh sởi và sốt virus ở trẻ nhỏ khiến các bậc phụ huynh rất lo lắng.

Trẻ nhập viện, mất Tết vì bệnh sởi, sốt virus kéo dài
Thay đổi thời tiết, sốt virus gia tăng
Đó là nhận định của các bác sĩ Khoa điều trị tự nguyện, Bệnh viện Nhi Trung ương. Theo các bác sĩ, nguyên nhân khiến nhiều trẻ nhỏ trong những ngày gần đây phải nhập viện do sốt virus chính là sự thay đổi thời tiết thất thường.
Theo ghi nhận của phóng viên Kiến Thức tại một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội như: Bệnh viện Nhi Trung ương, Khoa nhi (Bệnh viện Bạch Mai), Bệnh viện Xanh Pôn những ngày bệnh nhi nhập viện khám chữa bệnh chủ yếu là do nhiễm cúm hoặc sốt virus.
Bác Lanh và đồ đạc đưa cháu vào viện
 Bác Lanh và đồ đạc đưa cháu vào viện
Bác Ngô Thị Lanh (Bắc Giang), cho biết: “Cháu gái bị sốt vài hôm, cũng đã điều trị ở nhà nhưng chưa đỡ. Hôm nay, gia đình đưa cháu vào viện Trung ương khám, bác sĩ chẩn đoán cháu bị sốt virus, cần phải nhập viện theo dõi. Cũng may chúng tôi đã có sự chuẩn bị không có lại phải đi về nhiều lần nữa”.
Còn chị Bùi Thanh Hằng (Thành Công, Hà Nội) chia sẻ: “Trẻ nhỏ bị sốt virus thì cũng không quá lo lắng nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cháu nhà tôi cứ thay đổi thời tiết là bị. Cũng may là nhà gần bệnh viện nên cũng tiện”.
Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sốt virus thường xảy ra rải rác quanh năm. Hiện chưa có loại thuốc đặc trị sốt virus mà bệnh thường tự khỏi. Thông thường, có ba loại dịch được truyền phổ biến hiện nay khi bị sốt virus là: dung dịch đường, nước muối và dung dịch tổng hợp nhiều chất điện giải.
Tuy nhiên, cách tốt nhất là nên cho bé nghỉ ngơi, ăn uống tốt hơn để tăng sức đề kháng khi bị sốt. Đồng thời, phải theo dõi chặt, nếu trẻ có những dấu hiện lạ phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để tránh những biến chứng xấu xảy ra.
Nguy cơ bùng phát bệnh sởi trên diện rộng
Trong thời gian từ đầu năm 2014 đến nay, trên cả nước đã ghi nhận nhiều ca mắc bệnh sởi, thậm chí là đã xuất hiện tập trung ở một số địa phương. Theo cảnh báo của các chuyên gia y tế, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời rất có thể bệnh sẽ lây lan trên diện rộng.
Bệnh sởi có nguy cơ bùng phát
 Bệnh sởi có nguy cơ bùng phát
Theo ghi nhận của phóng viên, ngày 6/1, bệnh viện Nhi Trung ương và Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) là nơi tiếp nhận nhiều bệnh nhi bị sởi nhất. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, có những ngày Khoa Nhi tiếp nhận gần 20 trẻ bị sởi, phát ban dạng sởi đến khám, phần lớn là bệnh nhi sống ở Hà Nội. Nhiều trẻ mắc sởi do chưa được tiêm phòng vì bố mẹ lo ngại các tai biến sau tiêm vắc-xin xảy ra.
Còn tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong những ngày Tết đã xảy ra một trường hợp bé 7 tháng tuổi ở huyện Đông Anh, Hà Nội mắc sởi và tử vong do biến chứng của sởi gây ra. Ngoài ra, bệnh viện cũng tiếp nhận và điều trị nhiều trẻ khác đến khám bệnh sởi.
Theo thống kê từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), tính từ đầu năm 2014 đến nay, bệnh sởi đã xuất hiện ở một số địa phương như: Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Hà Nội và TP.HCM. Trong đó, riêng Lào Cai đã có 117 ca bệnh sởi, Yên Bái 99 ca, Sơn La 87 ca, Hà Nội phát hiện 98 trường hợp sốt phát ban nghi sởi trong đó đã có 30 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với sởi.Thơi

Hải Phòng: Mẹ con sản phụ tử vong trong quá trình chuyển dạ

(Kiến Thức) - Vừa qua, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Kiến Thuỵ (Hải Phỏng) đã xảy ra vụ việc 2 mẹ con sản phụ tử vong sau khi nhập viện khoảng 4 giờ.

Hải Phòng: Mẹ con sản phụ tử vong trong quá trình chuyển dạ
Thông tin từ gia đình nạn nhân cho biết, khoảng 18 giờ ngày 3/2 (tức ngày 4 Tết Giáp Ngọ), sản phụ Phạm Thị Trang, SN 1988, trú tại thôn Xuân La, xã Thanh Sơn chuyển dạ, được gia đình đưa đến nhập viện tại Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy trong tình trạng khỏe mạnh với thai kỳ 39 tuần tuổi, tiên lượng cuộc sinh tốt.
Tuy nhiên sau hơn 4 giờ nhập viện, tim chị Trang đột ngột ngừng đập khi đã vỡ ối và đang trên bàn sinh. Bé trai nặng gần 3kg trong bụng chị đã tử vong khi chưa kịp chào đời. Đến khoảng 22 giờ cùng ngày, chị Trang được chuyển lên Bệnh viện Kiến An (Hải Phòng) cấp cứu, tuy nhiên chị Trang cũng đã tử vong sau đó.

Cơ chế gây tử vong của cúm H5N1

(Kiến Thức) - H5N1 gây ra các triệu chứng tương tự như của các loại cúm khác như: sốt, ho, viêm đường hô hấp trên; khó thở... và cuối cùng có thể dẫn đến tử vong.

Cơ chế gây tử vong của cúm H5N1

H5N1 gây tử vong nhanh

H5N1 là một phân nhóm có khả năng gây nhiễm cao của virus cúm gia cầm. Chủng virus này lần đầu tiên được phát hiện xâm nhiễm trên người tại Hồng Kông năm 1997. Chính nhóm virus cũng là tác nhân gây dịch cúm trên gia cầm ở đất nước này lúc đó. Tên gọi phân nhóm H5N1 là liên quan đến loại protein kháng nguyên trên vỏ virus: protein hemagglutinin nhóm 5 (H5) và neuraminidase nhóm 1 (N1).

Tuyệt chiêu giảm giảm cân dễ dàng tại công sở

(Kiến Thức) - Bạn nên thử thực hiện một số điều chỉnh đơn giản, dễ làm để có thể giảm bớt cân nặng ngay trong khi làm việc.

Tuyệt chiêu giảm giảm cân dễ dàng tại công sở
Đừng bỏ bữa sáng. Nhiều người lựa chọn giải pháp nhịn bữa ăn sáng để hi vọng có thể khống chế cân nặng và giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên đây là cách giảm cân vô cùng phản khoa học, thậm chí còn là nguyên nhân gây tăng cân.
 Đừng bỏ bữa sáng. Nhiều người lựa chọn giải pháp nhịn bữa ăn sáng để hi vọng có thể khống chế cân nặng và giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên đây là cách giảm cân vô cùng phản khoa học, thậm chí còn là nguyên nhân gây tăng cân.

Đọc nhiều nhất

Tin mới