Trẻ em cũng có thể bị xuất huyết não

(Kiến Thức) - Người cao tuổi thường được cho là hay bị tai biến mạch máu não với các chứng chảy máu não hoặc tắc mạch máu não. Tuy nhiên, thực tế, trẻ em cũng có thể bị tai biến xuất huyết não. 

Trẻ em cũng có thể bị xuất huyết não
Xuất huyết não ở trẻ em cũng nguy hiểm như ở người lớn.
Xuất huyết não ở trẻ em cũng nguy hiểm như ở người lớn. 
Xuất huyết não ở trẻ em có thể do chấn thương, cao huyết áp, rối loạn đông máu, dị dạng mạch máu. Trong dị dạng mạch máu lại có u máu mao mạch, phình mạch, dị dạng động tĩnh mạch.
Mới đây, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận một bệnh nhân nam (11 tuổi) nhập viện trong tình trạng hôn mê. Trước đó, bệnh nhân đang khoẻ mạnh tự dưng đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, sau đó choáng, sau 30 phút thì hôn mê... Ngay lập tức, bệnh nhân được người nhà đưa đến bệnh viện ở địa phương điều trị. Chụp CT cấp cứu cho thấy, hình ảnh xương sọ bình thường nhưng có xuất huyết não. Bệnh nhân được thở máy, điều trị 2 ngày ở bệnh viện địa phương với các thuốc an thần, chống phù não. Tuy nhiên, do xuất hiện nhiều cơn co giật nên bệnh nhân được chuyển đến Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai. 
Khi vào Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân vẫn trong cơn hôn mê, huyết áp chỉ 80/50 và xuất hiện nhiều cơn co giật toàn thân. Các bác sĩ Khoa Nhi tiếp tục điều trị bằng thuốc chống phù não, an thần, chống giật. Ngoài ra, bệnh nhân được dùng kháng sinh, thuốc bảo vệ não và vitamin K. Trong thời gian điều trị, bệnh nhân vẫn được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ bằng ăn qua đường truyền. Đến ngày thứ 8, bệnh nhân tỉnh táo, được rút nội khí quản. Tuy nhiên, khi chụp mạch não đã phát hiện hình ảnh ổ dị dạng vùng tiểu não, nói gọn lại là dị dạng động - tĩnh mạch. 
Dị dạng động - tĩnh mạch là hiện tượng dị dạng do máu ở động mạch đổ trực tiếp vào tĩnh mạch không qua lưới mao mạch. Dị dạng này có thể dẫn đến chảy máu não gây tử vong. Sau khi hội chẩn, bệnh nhân được chỉ định can thiệp mạch não. Sau can thiệp, bệnh nhân ổn định và ra viện sau 4 tháng, sức khoẻ bình thường, không đau đầu. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn phải tái khám định kỳ để kiểm tra sức khoẻ.
Xuất huyết não ở trẻ em cũng nguy hiểm như ở người lớn, có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, khi một đứa trẻ đang bình thường bỗng đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn... gia đình cần đưa đến bệnh viện cấp cứu để bác sĩ xử trí khẩn cấp, hạn chế trường hợp tử vong đáng tiếc.

Bị đột quỵ, người trẻ dễ xuất huyết não

(Kiến Thức) - Đột quỵ ở người trẻ bao gồm triệu chứng: tê, yếu nửa người, nói khó, nói ngọng, méo miệng, hôn mê... 

Bị đột quỵ, người trẻ dễ xuất huyết não
Thực tế, đột quỵ có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Đột quỵ ở những người dưới 45 tuổi được gọi là đột quỵ người trẻ. 
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Đột quỵ (ĐQ) thiếu máu não. Bệnh lí tim mạch (bệnh van tim, loạn nhịp tim, viêm nội tâm mạc...); bóc tách động mạch (tự phát hoặc do chấn thương); vữa xơ động mạch; huyết khối tĩnh mạch; nhiễm trùng; viêm mạch, loạn sản xơ sợi; bệnh moyamoya; các bệnh về máu như bệnh hồng cầu hình liềm; tình trạng tăng đông; dùng thuốc ngừa thai, migraine...

Phương pháp chăm sóc hình xăm hoàn hảo

(Kiến Thức) - Để có thể sở hữu một hình xăm ưng ý, bạn cũng cần học cách chăm sóc chu đáo cho nó. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng.

Phương pháp chăm sóc hình xăm hoàn hảo
Bôi kem chống nắng: tia cực tím (UV) từ mặt trời sẽ khiến các loại mực xăm ngày càng trở nên mờ nhạt. Để bảo vệ làn da cũng như hình xăm, bạn nên sử dụng các loại kem chống nắng. Khi bôi loại kem này, nó ngăn ngừa những tia có hại chiếu trực tiếp lên da ở một diện rộng. Để nâng cao hiệu quả, bạn nên bôi kem trước 20 phút mỗi khi đi ra ngoài.
Bôi kem chống nắng: tia cực tím (UV) từ mặt trời sẽ khiến các loại mực xăm ngày càng trở nên mờ nhạt. Để bảo vệ làn da cũng như hình xăm, bạn nên sử dụng các loại kem chống nắng. Khi bôi loại kem này, nó ngăn ngừa những tia có hại chiếu trực tiếp lên da ở một diện rộng. Để nâng cao hiệu quả, bạn nên bôi kem trước 20 phút mỗi khi đi ra ngoài.
Trong trường hợp xăm môi làm đẹp, bạn có thể lựa chọn sử dụng son dưỡng để chống lại tia UVA, UVB và SPF. Nếu xăm đường viền kẻ mắt, tốt nhất nên đội một chiếc mũ rộng vành.

Trong trường hợp xăm môi làm đẹp, bạn có thể lựa chọn sử dụng son dưỡng để chống lại tia UVA, UVB và SPF. Nếu xăm đường viền kẻ mắt, tốt nhất nên đội một chiếc mũ rộng vành.

Ký sinh trùng chu du dưới da, gây áp xe, xuất huyết não

(Kiến Thức) - Lâu nay ai cũng nghĩ sống ở thành phố thì ít bị các bệnh truyền nhiễm. Thế nhưng, ngày càng có nhiều người dân thành phố đến các trung tâm y tế để khám và điều trị bệnh ký sinh trùng.

Ký sinh trùng chu du dưới da, gây áp xe, xuất huyết não
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Chó, mèo là thú nuôi phổ biến ở nước ta, chúng thường bị nhiễm giun đũa, ở chó là giun đũa toxocara canis, còn mèo là giun đũa toxocara cati. Trứng giun đũa theo phân ra ngoài và dính lên lông chó mèo, sau đó sẽ dính lên giường chiếu, ghế sopha hoặc lây nhiễm ra đất, nền nhà. Người bị nhiễm khi vuốt ve chó mèo, trứng sẽ dính lên tay, sau đó dùng tay bốc thức ăn đưa vào miệng, trứng giun sẽ đi vào ống tiêu hóa của người, nở thành ấu trùng đi xuyên qua thành ruột, theo máu đến nhiều cơ quan. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới