Trái Đất trông như thế nào khi nhìn từ các hành tinh khác?

Các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời khi quan sát từ Trái Đất, cũng chỉ là những chấm sáng trên bầu trời không hơn không kém. Vậy còn Trái Đất khi nhìn từ các hành tinh khác thì như thế nào nhỉ.

Trái Đất và Mặt Trăng khi nhìn từ Sao Hỏa. Hình ảnh: NASA/JPL-Caltech/UA.

Sao Hỏa: Hình ảnh Trái Đất chụp từ sao Hỏa là hình ảnh chụp Trái Đất đầu tiên được thực hiện từ một hành tinh khác. Hình ảnh này được chụp bởi thiết bị chụp ảnh HiRISE được gắn trên tàu Thăm dò Quỹ đạo sao Hỏa (MRO) vào ngày 3 tháng 10 năm 2007 từ khoảng cách cách Trái Đất là 142 triệu km.

Trái Đất và Mặt Trăng trong hình ảnh này chỉ nhìn thấy sáng một nửa, đó là bởi góc pha là 98 độ. Phần được chiếu sáng của Trái Đất cho thấy bờ biển phía tây của Nam Mỹ.

Sao Thổ:Tàu vũ trụ Cassini của NASA đã kết thúc sứ mệnh kéo dài gần 20 năm của nó và lao vào sao Thổ để tự sát theo kế hoạch định trước vào ngày 15 tháng 9/2017. Trong cuộc hành trình của mình, tàu Cassini đã nhiều lần hướng mắt về Trái Đất để chụp hình ngôi nhà của nhân loại, và lần cuối cùng nó làm điều này là vào ngày 12/4/2017, khi ở khoảng cách 1,4 tỷ km so với Trái Đất.

Hình ảnh Trái Đất được chụp từ Sao Thổ. Hình ảnh: NASA/JPL-Caltech.

Trước đó, tàu Cassini cũng đã chụp nhiều hình ảnh về Trái Đất khác, mà nổi bật nhất chính là hình ảnh này. Hình ảnh được chụp vào ngày 19 tháng 7 năm 2013, là hình ảnh chụp Trái Đất thứ ba trong sứ mệnh.

Trái Đất là một chấm sáng màu xanh lam nhỏ bé và mờ nhạt, nằm bên dưới vành đai F, G và E là những vành đai chính của sao Thổ. Đây là hình ảnh chụp Trái Đất đầu tiên được lên kế hoạch từ trước, chúng ta biết được chính xác thời gian con tàu sẽ chụp hành tinh của chúng ta.

Trái Đất và Mặt Trăng khi nhìn từ Sao Thủy. Hình ảnh: NASA/Johns Hopkins UAPL.

Sao Thủy:Vào ngày 6 tháng 5 năm 2010, tàu Thăm dò Bề mặt, Môi trường Không gian, Địa hóa học sao Thủy (MESSENGER) đã chụp được hình ảnh Trái Đất và Mặt Trăng ở khoảng cách 183 triệu cây số so với Trái Đất.

Đốm xanh mờ nhạt, hình ảnh Trái Đất được chụp từ Sao Hải Vương. Hình ảnh: NASA/Voyager 1.

Sao Hải Vương:Hình ảnh mang tính biểu tượng này được gọi là "Đốm xanh mờ nhạt" (The Pale Blue Dot), là bức chân dung đầu tiên của cả Hệ Mặt Trời. Voyager 1 đã chụp tổng cộng 60 hình ảnh đơn để ghép lại bức ảnh này ở khoảng cách 6 tỷ km vào ngày 14 tháng 2 năm 1990.

Trái Đất trong hình ảnh này chỉ là một đốm xanh mờ nhạt, có kích thước chỉ bằng một điểm ảnh, đang nằm ở giữa vệt sáng bên phải cùng, vệt sáng này được tạo ra bởi ánh sáng Mặt Trời.

Voyager 1 hiện đang trên đường thoát ra khỏi Hệ Mặt Trời sau khi hoàn thành xong sứ mệnh nghiên cứu Hệ Mặt Trời của mình. Hình ảnh này được chụp là do NASA nhận được yêu cầu từ Carl Sagan - nhà vật lý thiên văn nổi tiếng người Mỹ: hãy cho con tàu chụp một bức ảnh để đời về hành trình mà nó đã đi qua. 

Những bí ẩn lớn nhất về Trái đất mãi chưa được giải mã

Trái đất là nơi sinh sống của hàng tỷ người. Theo các nhà nghiên cứu, hành tinh xanh ra đời cách đây khoảng 4,5 tỷ năm. Từ đó cho đến nay, nhiều bí ẩn về Trái đất đang được giới chuyên gia nỗ lực giải mã.

Nhung bi an lon nhat ve Trai dat mai chua duoc giai ma
Theo các nhà khoa học, các cực từ trên Trái đất có thể thay đổi. Cụ thể, các cực từ của hành tinh xanh có thể dịch chuyển, thậm chí đổi hướng hoàn toàn.  

10 sự thật bất ngờ về Trái Đất, đến chuyên gia cũng giật mình

Điều bí ẩn nhất về Trái Đất là hành tinh xanh mà chúng ta vẫn biết thực chất từng mang màu tím.

10 su that bat ngo ve Trai Dat, den chuyen gia cung giat minh
Thực ra, một năm không chỉ có 365 ngày mà con số chính xác được các nhà khoa học xác định là 365,2564 ngày. 0,2564 là cơ sở hình thành chu kỳ bốn năm nhuận một lần và cũng là lý do tháng hai có 29 ngày vào các năm nhuận.

Hút quá nhiều nước ngầm, con người đang làm lệch cực quay Trái Đất

Theo một nghiên cứu, con người đã bơm quá nhiều nước ngầm ra khỏi Trái đất đến nỗi chúng ta đã dịch chuyển cực quay của Trái đất.

Trong một bài báo đăng trên tạp chí Geophysical Research Letters, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cực quay xung quanh hành tinh của chúng ta đã trôi dạt khoảng 31 inch về phía đông từ năm 1993 đến năm 2010 do cạn kiệt nước ngầm. Đồng thời, điều này cũng dẫn đến mực nước biển dâng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.