TP.HCM: “Bực bội” vì ATM “nhả” tiền mệnh giá thấp

Theo ghi nhận của Dân Việt, tính đến ngày 8/2 (ngày 23 tháng Chạp), tình hình rút tiền tại ATM ở TP HCM không quá căng thẳng.

Dạo một vòng quanh các KCX-KCN tại TP.HCM, chỉ “lác đác” có người đến rút tiền. Biết tôi muốn chụp ảnh tình hình kẹt ATM dịp tết, anh Nguyễn Văn Hùng, lái xe ôm ở trước KCX Tân Thuận (Q.7) cho hay, thời điểm hiện tại, tình hình rút tiền tại ATM không quá nhiều. Thông thường mọi năm phải chiều 26, 27 tết thì mới căng thẳng.
Tình hình rút tiền tại các cây ATM ngày 23 tháp Chạp chưa căng thẳng nhưng nhiều người khá khó chịu vì chỉ rút được toàn tiền lẻ. Ảnh: Quốc Hải.
 Tình hình rút tiền tại các cây ATM ngày 23 tháp Chạp chưa căng thẳng nhưng nhiều người khá khó chịu vì chỉ rút được toàn tiền lẻ. Ảnh: Quốc Hải.
“Nếu anh muốn chụp ảnh tình hình chen chúc ở các trạm ATM khu vực này thì có thể đến đây vào chiều thứ 7 tuần này hoặc thứ 2 tuần tới vì khi đó công nhân mới nghỉ Tết, có thể họ sẽ rút tiền nhiều để về quê ăn tết”, anh Hùng nói.
Trong khi đó, đại diện Ngân hàng Sacombank cho biết, tại các khu vực trọng điểm, khu đông dân cư và khu công nghiệp, Sacombank luôn có cán bộ thực hiện công tác bảo dưỡng, bảo trì, tránh để máy ATM bị trục trặc. Ngoài ra, lượng tiền bổ sung vào máy ATM cũng dự kiến tăng gấp 3 - 4 lần so với ngày thường.
Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán 2018 này, Sacombank cũng chủ động làm việc với các doanh nghiệp điều chỉnh thời gian trả lương hợp lý để giảm tải cho các ATM tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đồng thời cũng xây dựng phương án dự phòng chi trả trực tiếp bằng tiền mặt để đáp ứng kịp thời nhu cầu chi lương, thưởng dịp Tết tại các khu vực có ATM quá tải.
Tuy nhiên, theo phản ánh của một số người dân, trong vài ngày gần đây một số trạm ATM của Ngân hàng BIDV (đường Đào Duy Anh, Điện Biên Phủ, Hoàng Văn Thụ...), Ngân hàng Vietcombank (Phan Xích Long, Nơ Trang Long...), ... xảy ra tình trạng “bảo trì máy” hoặc trả tiền mệnh giá nhỏ khiến nhiều người dân cần tiền khá khó chịu. Chị Trần Thị Quý (Q.Tân Bình) cho biết, sau giờ tan tầm chị có ghé một trụ ATM trên đường Hoàng Văn Thụ, sau khi thực hiện các thao tác, màn hình hiện dòng chữ “Ngân hàng đang trong quá trình xử lý dữ liệu cuối ngày nên giao dịch không thực hiện được”.
Nhiều cây ATM trong sáng ngày 8.2 ở trong tình trạng như vầy. Ảnh Quốc Hải.
 Nhiều cây ATM trong sáng ngày 8.2 ở trong tình trạng như vầy. Ảnh Quốc Hải.
Tiếp tục di chuyển đến 1 cây ATM trên đường Phan Xích Long. Tại đây, chị Quý muốn rút khoảng 10 triệu đồng nhưng máy ATM lại chỉ “nhả” tiền mệnh giá 50.000 đồng. Do tối đa mỗi lần ATM chỉ trả 35 tờ tiền nên mỗi người phải thực hiện rất nhiều lần thao tác rút tiền để rút đủ số tiền cần thiết.
“Lúc đang vội mà phải thao tác gần 20 phút đồng hồ mới rút đủ tiền, nếu như vào lúc cao điểm chắc chờ mỏi mòn quá. Chưa kể, việc ‘nhả’ quá nhiều tiền mệnh giá nhỏ dẫn đến quá trình rút tiền tốn thêm phí khá nhiều”, chị Quý nói.

Hoàn thành dứt điểm bồi thường cho nhân dân 4 tỉnh miền Trung

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tại cuộc họp lần thứ IX Ban Chỉ đạo về các giải pháp ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho nhân dân 04 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường.

Liên quan tới việc bồi thường cho nhân dân 4 tỉnh miền Trung ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển, Dân Việt đưa tin:
Thông báo kết luận nêu rõ, qua 9 cuộc họp Ban Chỉ đạo, các cấp các ngành, đặc biệt là các địa phương liên quan đã tập trung chỉ đạo các giải pháp nhằm khôi phục sản xuất kinh doanh của nhân dân 4 tỉnh miền Trung để sớm ổn định đời sống. Cho đến nay, các công việc đã đi vào giai đoạn kết thúc. Đời sống nhân dân 4 tỉnh đã ổn định; môi trường biển đã sạch trở lại như thông báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường; du lịch tăng trưởng nhanh, các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân dân đã ổn định và hiệu quả. Tình hình an ninh trật tự được bảo đảm. Nhân dân tin tưởng vào chính sách, điều hành của cơ quan các cấp.

Lật bí ẩn của cây cầu đáng sợ nhất trên thế giới

(Kiến Thức) - Với độ dốc "không tưởng", cây cầu Eshima Ohashi ở Nhật Bản được mệnh danh là cây cầu đáng sợ nhất trên thế giới. 


Lat bi an cua cay cau dang so nhat tren the gioi
 Nhìn từ phía xa, cây cầu Eshima Ohashi trông giống như bao cây cầu khác, nhịp cầu trung tâm có cao, nhưng chỉ cao hơn một chút so với những nhịp cầu khác. Tuy vậy, đây lại là cây cầu được mệnh danh cây cầu nguy hiểm nhất thế giới. Vậy nguyên do tại đâu? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu. (Nguồn Boredomtherapy)

Đọc nhiều nhất

Tin mới