Tôi ủng hộ cách ông Đinh La Thăng đang làm!

(Kiến Thức) - Đường dây nóng của Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng trong thời gian ngắn nhận được cả mấy chục nghìn cuộc gọi, chứng tỏ người dân còn nhiều bức xúc. 

Tôi ủng hộ cách ông Đinh La Thăng đang làm!
Theo ông Trần Quốc Thuận, việc đường dây nóng của Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng chỉ trong thời gian ngắn nhận được cả mấy chục nghìn cuộc gọi, chứng tỏ người dân còn nhiều bức xúc. Vấn đề là làm thế nào để tổng hợp các phản ánh thành từng mảng nội dung để giải quyết, chứ không phải chỉ thống kê cuộc gọi cho đẹp.
Nên nghe đường dây nóng bằng một tai
Tối 21/2, Văn phòng Thành ủy TPHCM cho biết trong vòng 43 giờ (từ 21h00 ngày 19/2 đến 16h ngày 21/2), có gần 1.200 cuộc gọi, hơn 800 tin nhắn từ người dân gửi vào số điện thoại (08) 88247247 của Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng. Đa số các cuộc gọi vào đường dây nóng có nội dung phản ánh về lĩnh vực quản lý đô thị (nhất là về ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường), an ninh trật tự, cải cách hành chính, khiếu nại tố cáo.
Ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. 
Đã có nhiều nơi thành lập đường dây nóng, nên đây không phải là sáng kiến đầu tiên. Trước đây cũng có những đường dây nóng để lại những dấu ấn. Việc Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng mở đường dây nóng khi vừa về nhậm chức là việc làm cần thiết, vì đây là địa bàn trọng điểm, dân số đông nhất nước, kinh tế lớn nhất nước, nhiều vấn đề phải giải quyết. Để rút ngắn thời gian nắm bắt tình hình thì tôi cho là lập đường dây nóng là cách để thu thập bức tranh chung. Đó là cách rút ngắn thời gian để tìm hiểu thực trạng thành phố.
Vậy là qua đường dây nóng là có thể biết mọi vấn đề cần giải quyết?
Thực ra không phải thế, nghe đường dây nóng thực chất chỉ là nghe một tai thôi, còn tai khác phải nghe kênh khác, rồi còn phải nhìn, phải xem, phải thấy, phải tiếp cận nữa chứ không phải qua đường dây nóng là nắm bắt được hết mọi vấn đề.
Để tìm đúng những vấn đề ưu tiên phải giải quyết trước thì dựa vào kênh nào ạ?
Mỗi địa phương có một đặc thù dễ thấy, ví dụ như ở TPHCM thì có những vấn đề nổi cộm như an ninh, tội phạm, triều cường bao nhiêu năm là nỗi trăn trở của người dân rồi... Nhiều vấn đề lắm.
Trong một thời gian ngắn mà có nhiều cuộc gọi phản ánh như vậy chứng tỏ là vấn đề người dân bức xúc rất nhiều?
Đúng là như thế, nhưng tôi mong là Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng sẽ cập nhật và công khai các vấn đề phản ánh một cách cụ thể, bao nhiêu phản ánh, người phản ánh là ai, có khách quan không, tiến độ giải quyết từng vấn đề thế nào... Để xem vấn đề nào được ưu tiên giải quyết và làm đến đâu.
Làm đi, đừng diễn!
Chắc hẳn là bộ phận tham mưu công việc này phải rất đông đảo?
Đúng thế, nhưng bộ phận này không chỉ làm công việc thống kê cuộc gọi mà phải tập hợp xử lý thông tin, biến nó thành chính sách... thì mới hiệu quả. Còn nếu cứ thống kê mấy chục nghìn cuộc gọi rồi để đấy thì cũng không để làm gì.
Bản thân tôi thì tự hỏi, từng ngành, lĩnh vực đã có các cơ quan chức năng theo thẩm quyền giải quyết. Làm sao mà một người có thể tập hợp và giải quyết được tất cả các khúc mắc của người dân, trong khi lãnh đạo thì vốn nhiều việc, bận rộn?
Đúng là thế, nhưng cũng không hẳn thế, vì qua phản ánh của người dân, có những việc tưởng là nhỏ mà không nhỏ, để tồn đọng bao lâu mà không giải quyết, dù nó chỉ ở phường, ở quận nào đó. Nếu nó xuất hiện ở nhiều nơi thì đó là vấn đề của thành phố, bộ máy có vấn đề, thực hiện không hiệu quả. Thế nên chính người nghe điện thoại cũng phải có đầu óc để tập hợp, xử lý thông tin. Còn nếu nghe chỉ để mà nghe thôi thì không để làm gì cả mà chỉ là trò diễn thôi.
Nhưng để xử lý thông tin, giải quyết vấn đề đâu có dễ?
Đúng thế, đó không phải là vấn đề đơn giản, nhưng phải làm thế thì đường dây nóng mới phát huy hiệu quả, còn không thì nó chỉ là bộ đếm cuộc gọi mà thôi. Việc sửa đường, sửa nhà cho mẹ Việt Nam anh hùng thực ra cũng chỉ là chuyện nhỏ, chuyện vặt mà thôi. Chuyện lớn là tổ chức thành được những vấn đề lớn để giải quyết triệt để. Những vấn đề mà chỉ cần đụng vào nó là sẽ trở thành khâu đột phá.
Theo ông việc thiết lập đường dây nóng tương tự có khắc phục được tình trạng cán bộ công chức quan liêu, nhũng nhiễu?
Tôi nghĩ là những người đó sẽ hơi giật mình, hơi sợ. Nhưng vấn đề quan trọng là ghi nhận, tập hợp, tổng hợp, phân loại và xử lý vấn đề để đi vào chủ trương chính sách, đó mới là vấn đề quan trọng. Làm đi, đừng diễn!
Nhiều thử thách chờ ông Thăng
Là người dân TPHCM, ông kỳ vọng gì vào vị lãnh đạo mới?
Ông ấy từng là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải có nhiều quyết sách quan trọng, tạo ra chuyển biến của ngành. Người dám làm, quyết liệt như vậy thì chắc sẽ tạo ra nhiều chuyển biến. Tôi ủng hộ cách mà ông Đinh La Thăng đang làm. Tuy nhiên, TPHCM là địa bàn lớn, không đơn giản như quản lý ngành. Cả một bộ máy lớn vận hành đòi hỏi phải có năng lực thực sự mới điều hành được. Một quyết sách ảnh hưởng đến cả chục triệu con người.
Rõ ràng là thách thức đặt ra cho ông ấy cũng rất lớn?
Đúng thế, thách thức là rất lớn nhưng mà với tâm huyết, sự quyết đoán của ông ấy thì tôi ủng hộ.
Trước đây khi còn làm thì ông thu thập thông tin thế nào?
Thực ra tôi làm ở nhiều vị trí, từ thẩm phán tòa án nhân dân thành phố đến thường trực HĐND TPHCM rồi mới về Văn phòng Quốc hội, nhiệm vụ chức năng của các vị trí tôi làm chỉ là tham mưu, đề xuất chứ không có quyền quyết cái gì. Nhưng tôi lắng nghe bằng nhiều cách, tiếp cận vấn đề trực tiếp, tiếp xúc cử tri, lắng nghe sở, ngành, đặc biệt là kênh từ mặt trận và các đoàn thể. Thú vị nhất là nghe từ báo chí, từ đó mà giải quyết được nhiều vấn đề lớn.
Bởi thế mà ông không có đường dây nóng?
Đúng vậy, vì tính chất công việc nên tôi không làm. Sau này nhiều đường dây nóng được thành lập cũng đã phát huy hiệu quả, nhưng cũng có những đường dây nóng không phát huy được. Nếu quyết liệt, dám làm, làm đến nơi đến chốn thì đường dây nóng sẽ là kênh tốt. Còn nếu không, nó chỉ là công cụ để cán bộ “diễn” thôi. Làm thế nào để “tiêu hóa” những phản ánh của người dân? Bản thân tôi cũng đang chờ những kết quả sắp tới của tân Bí thư TPHCM Đinh La Thăng.
Trân trọng cảm ơn ông!

Thực hiện chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng, tối 19/2 Văn phòng Thành ủy TPHCM đã công bố đường dây nóng của Bí thư là (08) 88247247. Số điện thoại này hoạt động 24/24 và suốt 7 ngày trong tuần để tiếp nhận phản ánh của người dân trên địa bàn thành phố về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và dân sinh. Phương thức hoạt động của đường dây nóng là Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng trực tiếp sử dụng số điện thoại "nóng". Nếu Bí thư bận sẽ có người trực, tiếp nhận tất cả các phản ánh của người dân, sau đó tổng hợp và báo cáo cho Bí thư Thành ủy TPHCM. Người tiếp nhận thông tin phản ánh sẽ trao đổi cụ thể về thời gian phản hồi với người cung cấp thông tin, tùy theo từng trường hợp.

Mời quý độc giả xem video 1.500 tin nhắn gửi Bí thư Đinh La Thăng có ý nghĩa gì?

Dấu ấn tuần làm việc đầu tiên của Bí thư Đinh La Thăng

(Kiến Thức) - Ngay tuần làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết, tân Bí thư TP HCM Đinh La Thăng đã có những chỉ đạo thiết thực khiến người dân vô cùng phấn khởi.

Dấu ấn tuần làm việc đầu tiên của Bí thư Đinh La Thăng
Trong cuộc họp đầu tiên trên cương vị Bí thư Thành uỷ TP HCM, Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã chỉ đạo UBND thành phố yêu cầu lãnh đạo các đơn vị, địa phương chấm dứt ngay các hoạt động chúc tụng đầu năm.
Dau an tuan lam viec dau tien cua Bi thu Dinh La Thang
 Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP HCM Đinh La Thăng tại cuộc họp ngày 15/2. Ảnh TTO.
Bí thư TP HCM Đinh La Thăng chỉ đạo các cấp, các ngành phải tập trung vào công việc ngay từ những ngày đầu năm mới, không để người dân, doanh nghiệp chờ đợi, bởi nhiều mục tiêu, nhiệm vụ đang được khởi động đòi hỏi sự quyết tâm cao và những hành động quyết liệt, cụ thể.

Số ĐT “0888 247 247” gặp Bí thư Thăng ý nghĩa gì?

Số điện thoại "nóng" 088 247 247 mà Văn phòng thành ủy vừa công bố để gặp Bí thư Đinh La Thăng hoạt động liên tục 24/24 suốt 7 ngày trong tuần.

Số ĐT “0888 247 247” gặp Bí thư Thăng ý nghĩa gì?
Ngày 19/2, Văn phòng Thành ủy TP HCM đã công bố số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ảnh trực tiếp đến Bí thư Đinh La Thăng.

Bi kịch người vợ mất cả gia đình sau vụ tai nạn xe Camry

"Giờ tôi không đủ can đảm vào gặp con gái, bố chồng phút cuối", chị Thi, con dâu và mẹ của 2 nạn nhân vụ xe Camry gây tai nạn thảm khốc òa khóc nói.

Bi kịch người vợ mất cả gia đình sau vụ tai nạn xe Camry
Video vụ tai nạn:

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.
3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

Liên quan đến 3 cán bộ Sacombank vỡ nợ, các luật sư cho rằng, nếu 3 cán bộ này lợi dụng chức vụ và uy tín của ngân hàng, chiếm dụng tiền của khách hàng thì Sacombank phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.
"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

(Kiến Thức) - BV Bạch Mai có 5 trường hợp dương tính Covid-19 và đang có dấu hiệu lây chéo. Trong khi đó, lượng người ra vào viện mỗi ngày lên tới 6.000-8.000 vào khám bệnh, hiện nay khoảng 3.000-3.500 người. Dư luận cho rằng, cần có biện pháp mạnh để kiểm soát dịch bệnh, thậm chí phong tỏa bệnh viện để không gây bùng dịch.

Tin mới