Tiến sĩ Lưu Lệ Hằng tin có sự sống ngoài trái đất

Tiến sĩ Lưu Lệ Hằng, nhà vật lý thiên văn nổi tiếng thế giới, tin có sự sống ngoài trái đất, chỉ là khó xác nhận sự tồn tại của chúng.

Tiến sĩ Lưu Lệ Hằng tin có sự sống ngoài trái đất
Sự sống có thể tồn tại ngoài trái đất không? Đây là câu hỏi thú vị nhưng hóc búa đối với giới khoa học trong nhiều thập kỷ qua. Ngày 23/7, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo kính thiên văn không gian Kepler phát hiện một hành tinh có kích thước và các điều kiện giống trái đất nhất từ trước tới nay. Kepler-452b, tên của hành tinh, cách chúng ta 1.400 năm ánh sáng và có đường kính lớn hơn đường kính của địa cầu khoảng 60%. Khoảng cách giữa nó và ngôi sao riêng xấp xỉ cự ly giữa trái đất và mặt trời, nghĩa là nước (chất rất cần thiết đối với sự sống) có thể tồn tại trên Kepler-452b ở dạng lỏng.
Nha thien van goc Viet tin su song ton tai ngoai dia cau
 Nhà thiên văn gốc Việt, Giáo sư, Tiến sĩ Lưu Lệ Hằng nói chuyện với sinh viên tại Đại học Bách Khoa Hà Nội hôm 24/7. Ảnh: Linh Phong
Giới truyền thông và giới yêu thiên văn tỏ ra phấn khởi trước thông báo của NASA, bởi tìm một ngôi nhà mới cho nhân loại vẫn luôn là ước mơ vĩ đại của chúng ta.
Đúng một ngày sau khi NASA công bố thông tin về Kepler-452b, Giáo sư, Tiến sĩ Lưu Lệ Hằng - người đang làm việc tại Phòng thí nghiệm Lincoln, Viện Công nghệ Massachusetts ở Mỹ - thực hiện buổi thuyết trình khoa học mang tên "Cách nhìn mới về hệ Mặt Trời" trước hàng trăm học giả và sinh viên tại Đại học Bách Khoa Hà Nội. Trong buổi thuyết trình, nữ giáo sư - người từng đoạt giải thưởng tương đương "Nobel Thiên văn" - đã chia sẻ quan điểm cá nhân về khả năng tìm thấy hành tinh có thể nuôi dưỡng sự sống ngoài trái đất, ngoài Thái Dương Hệ. Theo bà, vũ trụ rất bao la với hàng nghìn tỷ thiên hà. Chỉ riêng dải Ngân Hà đã có khoảng 100 tỷ hành tinh.
"Do số lượng hành tinh trong vũ trụ cực lớn nên khả năng loài người phát hiện hành tinh có thể nuôi dưỡng sự sống khá cao. Tuy nhiên, tôi chỉ không biết chúng ta có thể xác nhận sự tồn tại của những hành tinh đó bằng cách nào", cựu giảng viên Đại học Harvard lập luận.
Tiến sĩ Lưu Lệ Hằng chỉ là một trong số nhiều nhà thiên văn duy nhất tin vào sự tồn tại của hành tinh có khả năng nuôi dưỡng sự sống bên ngoài hệ Mặt Trời. Ông Charles Bolden, Giám đốc NASA, cũng tin rằng sự sống có thể tồn tại ngoài địa cầu. Khi nói chuyện với một số học sinh Anh trong chương trình Hotseat của Sky News hôm 18/6, ông dự đoán các nhà khoa học sẽ tìm ra sự sống trong vũ trụ.
“Tôi tin rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ phát hiện một dạng sống trong vũ trụ. Nếu dạng sống ấy không tồn tại trong hệ Mặt Trời, chúng có thể tồn tại trong các hệ sao khác. Hàng tỷ hệ sao đang tồn tại trong không gian”, ông nói.
Bolden nói thêm rằng, ngày nay, giới thiên văn phát hiện hàng nghìn, thậm chí hàng triệu, hành tinh bên ngoài Thái Dương Hệ. Nhiều hành tinh trong số chúng có kích thước, cấu tạo như trái đất. Vì thế, nhiều người tin rằng chúng ta sẽ tìm ra bằng chứng về sự tồn tại của sự sống ở đâu đó trong vũ trụ.

Những hiện tượng thiên nhiên bí ẩn thách thức khoa học

Mưa động vật, tiếng hát của cá voi hay vùng đất im lặng... là những hiện tượng thiên nhiên bí ẩn thách thức khoa học giải thích nhiều năm nay.

Những hiện tượng thiên nhiên bí ẩn thách thức khoa học
Nhung hien tuong thien nhien bi an thach thuc khoa hoc
Hàng triệu con sứa biến mất. Tọa lạc trên đảo Eil Malk ở Palau, hồ Sứa là một hồ nước biển kết nối với các đại dương thông qua một mạng lưới các vết nứt và đường hầm. Mỗi ngày có hàng triệu con sứa di chuyển vào trong hồ nhưng trong 2 năm1998 đến năm 2000, không thể tìm thấy bất kỳ một cá thể sứa nào ở đây, hiện tượng thiên nhiên bí ẩn này khiến các nhà khoa học đau đầu tìm hiểu.
Nhung hien tuong thien nhien bi an thach thuc khoa hoc-Hinh-2
Có rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân của hiện tượng kỳ lạ này, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra câu trả lời thỏa đáng.  
Nhung hien tuong thien nhien bi an thach thuc khoa hoc-Hinh-3
 Băng tròn. Đá tròn còn được gọi là đĩa băng hoặc chảo đá, là một hiện tượng tự nhiên hiếm xảy ra khi nước di chuyển chậm ở nhiệt độ đóng băng. Các nhà khoa học không biết chính xác cách thức hình thành những đĩa băng này nhưng có thể chúng hình thành trong các dòng xoáy nơi các mảng băng mỏng xoay tròn và dần dần kết dính lại với nhau. Đường kính của vòng tròn có thể thay đổi rất nhiều từ chỉ một vài feet đến 50 feet (hơn 15 mét).
Nhung hien tuong thien nhien bi an thach thuc khoa hoc-Hinh-4
Bão sao Thổ. Trong năm 2013, một cơn bão lớn đã được phát hiện trên bề mặt sao Thổ bởi tàu vũ trụ NASA đang bay quanh hành tinh này. Mắt của cơn bão đường kính khoảng 1.250 dặm (2.000 km) với tốc độ nhanh như đám mây 530 km mỗi giờ. Trên Trái đất, cơn bão hình thành bởi dòng hơi ấm bốc lên từ đại dương, tuy nhiên trên sao Thổ không hề có biển. Do đó, nguyên nhân tạo ra một cơn bão khổng lồ như trên không thể giải thích được. 
Nhung hien tuong thien nhien bi an thach thuc khoa hoc-Hinh-5
Mưa động vật. Đã có nhiều trường hợp kỳ lạ ghi nhận hiện tượng động vật rơi xuống từ trên trời. Mùa hè năm 2000 tại Ethiopia hàng triệu con cá cả sống lẫn đã chết trút xuống như một trận mưa gây khó chịu cho người dân bản địa. Hầu hết các "cơn mưa động vật" được cho là do lốc xoáy hoặc các trận bão lớn có khả năng hút nước từ các con sông kèm theo nạn nhân là những đàn cá lớn. Tuy nhiên giả thuyết này vẫn thách thức giới khoa học vì hầu hết mỗi trận mưa thế này chỉ độc nhất 1 loại động vật như cá chích, ếch hay chim. Có vẻ như hiện tượng này không phải do tự nhiên gây ra một cách ngẫu hứng. 
Nhung hien tuong thien nhien bi an thach thuc khoa hoc-Hinh-6
Vùng đất im lặng. Khu vực hoang mạc Bolson de Mapimi, Mexico mệnh  danh là vùng đất im lặng với nhiều hiện tượng bí ẩn liên quan tới sóng radio. Năm 1970, căn cứ quân sự Mỹ tại Utah đã phóng thử nghiệm tên lửa, nhưng nó ngay lập tức bị đi chệch hướng và đâm xuống sa mạc. Người ta nói rằng tên lửa này đã bị nhiễm phóng xạ. Người ta cho biết không một tín hiệu vô tuyến, TV, sóng ngắn, tín hiệu vệ tinh nào có thể lọt vào khu vực này. Người ta cũng cho biết có nhìn thấy nhiều sinh vật hình người màu vàng hoe xuất hiện trong khu vực.
Nhung hien tuong thien nhien bi an thach thuc khoa hoc-Hinh-7
Ánh sáng báo hiệu núi lửa. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng trước khi núi lửa phun trào thường xuất hiện những tia sáng báo hiệu trước. Giả thuyết cho rằng những phân tử tro tích điện dương được giải phóng ra bên ngoài đã được "nạp điện" cấp tốc nên đã phụt sáng bắn vào không trung. 
Nhung hien tuong thien nhien bi an thach thuc khoa hoc-Hinh-8
Tiếng mèo kêu được xếp hạng trong số những âm thanh bí ẩn nhất trên thế giới từng biết. Khoa học không thể tìm ra cách thức chúng sử dụng âm thanh này như thế nào vì mèo thường kêu “meo meo” bất kể chúng được vuốt ve, khi đói cũng như khi sợ hãi, nghỉ ngơi…, thậm chí cả lúc sinh nở. 
Nhung hien tuong thien nhien bi an thach thuc khoa hoc-Hinh-9
Bài hát của cá voi. Giống như loài mèo, tiếng hát của cá voi lưng gù vẫn được các nhà nghiên cứu tìm hiểu hàng nhiều năm nay mà chỉ có thể phán đoán rằng chúng hát để thu hút bạn tình trong mùa sinh sản. 
Nhung hien tuong thien nhien bi an thach thuc khoa hoc-Hinh-10
Nguồn gốc của vũ trụ. Trong thế giới hiện đại, lý thuyết Big Bang là mô hình hình thành vũ trụ giải thích sự ra đời của vũ trụ từ một điểm kỳ dị. Nó nói rằng tại một thời điểm khoảng 14 tỷ năm trước, không gian bị nén trong một điểm duy nhất sau đó vũ trụ được mở rộng với tốc độ ánh sáng. Tuy nhiên, lý thuyết này không cung cấp bất kỳ lời giải thích nào cho thời kỳ trước cả Big Bang, những gì tồn tại thuở ban đầu vẫn là câu hỏi bí ẩn nhất hiện nay. 
Nhung hien tuong thien nhien bi an thach thuc khoa hoc-Hinh-11
Những hòn đá tự di chuyển. Thung lũng Chết (Death Valley) là một thung lũng dài và hẹp thuộc khu vực phía Đông sa mạc Mojave, California. Đây là cũng là vùng đất có địa hình thấp nhất, khí hậu khô và nóng nhất tại Bắc Mỹ. Nổi bật tại nơi đây là một chiếc hồ khô, diện tích lớn với những hòn đá (có thể lên tới 320kg)có khả năng tự di chuyển và để lại phía sau nó những vệt dài trên nền đất nứt nẻ. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra để lý giải cho sự di chuyển của các hòn đá như do ảnh hưởng của từ trường, gió lốc, những lớp tảo trơn, lớp băng mỏng hay thậm chí là có sự nhúng tay của sinh vật ngoài Trái đất. Tuy nhiên, hiện tượng những hòn đá di chuyển tại khu vực thung lũng chết vẫn là một bài toán bí ẩn chưa có lời giải đáp trong suốt nhiều năm qua. 

Kỳ tích săn được 20.000 cá sấu trong 37 năm

(Kiến Thức) - Mick Pitman, một thợ săn cá sấu lão làng khiến nhiều người kinh ngạc vì đã săn được 20.000 con cá sấu trong 37 năm.

Kỳ tích săn được 20.000 cá sấu trong 37 năm
Ky tich san duoc 20.000 ca sau trong 37 nam
 Mick Pitman, hay còn được gọi là Crocodile Mick, là thợ săn cá sấu giỏi nhất thế giới. Trong suốt nghiệp thợ săn của mình, ông đã săn được 20.000 con. Từ rất lâu trước đó, khi đạt mốc 1000 con, Mick đã không còn đếm số cá sấu mình săn được nữa.

Sự thật giật mình về chính con người chúng ta (1)

(Kiến Thức) - Dường như mỗi bộ phận cơ thể người đã quá quen thuộc với chúng ta nhưng lại chứa những sự thật giật mình và bất ngờ đến khó tin.

Sự thật giật mình về chính con người chúng ta (1)
Su that giat minh ve chinh con nguoi chung ta (1)
Sự thật giật mình có lẽ ít ai biết đến là con người chúng ta cũng giống như đom đóm, cơ thể có thể phát sáng trong bóng tối nhưng ánh sáng chúng ta phát ra quá yếu nên mắt thường không thể nhìn thấy.

Đọc nhiều nhất

Phát hiện gây sững sờ ở tiểu hành tinh Psyche

Phát hiện gây sững sờ ở tiểu hành tinh Psyche

(Kiến Thức) - Bạn còn nhớ tiểu hành tinh Psyche? Đây là tiểu hành tinh lớn nhất được biết đến trong vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc. Nó gây chú ý vì có nhiều tính chất bất thường và NASA có kế hoạch tới Psyche vào năm 2022.

Tin mới

Sửng sốt siêu Trái đất quỹ đạo cực ngắn quay quanh sao

Sửng sốt siêu Trái đất quỹ đạo cực ngắn quay quanh sao

(Kiến Thức) - Sử dụng dữ liệu từ Vệ tinh Khảo sát ngoại hành tinh của NASA (TESS) và ba máy quang phổ trên mặt đất, các nhà thiên văn học phát hiện siêu Trái đất có thời gian quỹ đạo cực ngắn và một hành tinh có khối lượng sao Hải Vương.
Tò mò mạch khí nóng chảy ra từ một ngôi sao

Tò mò mạch khí nóng chảy ra từ một ngôi sao

(Kiến Thức) - Kính thiên văn vũ trụ Hubble của NASA / ESA chụp được hình ảnh mới của Herbig-Haro 110- một mạch khí nóng chảy ra từ một ngôi sao mới sinh, được cung cấp nhiên liệu bởi khí rơi xuống ngôi sao trẻ.
Sửng sốt tàn dư siêu tân tinh đẹp, sáng hơn sao Kim

Sửng sốt tàn dư siêu tân tinh đẹp, sáng hơn sao Kim

(Kiến Thức) - Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) gần đây chia sẻ hình ảnh tuyệt đẹp về vật thể được cho là tàn dư siêu tân tinh sáng nhất từng được phát hiện, cho thấy các bước sóng hồng ngoại khác nhau.