Thuốc từ cây chuối

(Kiến Thức) - Chuối là cây ăn quả rất quen thuộc, hữu ích, là nguồn bổ sung năng lượng cho cơ thể tương đối hoàn hảo, có giá trị chữa bệnh rất cao. 

Thuốc từ cây chuối
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Theo y học cổ truyền, chuối có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ tỳ, nhuận tràng, lợi tiểu, chỉ khát... 
Theo dược lý hiện đại, chuối giàu năng lượng, trong 100g quả chuối cung cấp cho cơ thể 103 Calori. Chuối chín có nhiều chất bột, chất đạm chất xơ, vitamin và chất khoáng, đặc biệt chuối có hàm lượng kali, canxi rất cao,  là chất rất tốt cho bệnh tim mạch. 
Nhiều nhà khoa học khuyến cáo, mỗi ngày nên ăn 2 - 3 quả chuối phòng trị huyết áp và một số chứng bệnh liên quan đến tim mạch rất tốt. Sau đây là một số phương thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả từ chuối.
* Lá chuối non khi còn cuốn tròn chưa bung ra đắp lên chỗ bị phỏng chống nhiễm trùng, da không bị dính, mau lành.
* Quả chuối hạt phơi khô ngâm rượu hoặc sắc nước uống trị đau lưng, sỏi tiết niệu. Hạt chuối, dứa dại, củ ráy trị đau khớp thống phong. Quả chuối tiêu còn xanh trên cây cắt đôi lấy nhựa bôi trực tiếp lên vùng da bị hắc lào, lang ben ngày 2 - 3 lần...
* Bắp chuối thái nhỏ, luộc chín, trộn với vừng hay đậu phụng rang, bổ dưỡng, chữa phụ nữ sau sinh ăn nhiều sữa. 
Chuối là cây đa dụng, giàu dinh dưỡng, có giá trị phòng chữa bệnh nâng cao sức khoẻ, mọi người nên trồng và sử dụng chuối. Tuy nhiên, chuối là trái nhiều chất bột, chất đạm, người tỳ vị yếu bụng đang bị khó tiêu, hoặc bị tiểu đường không nên dùng nhiều.

Bài thuốc trị đau lưng, loét dạ dày... từ chuối hột

Bài thuốc trị đau lưng, loét dạ dày... từ chuối hột
Xin giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh có dùng các vị từ cây chuối hột.
 
Trị hắc lào và một số chủng nấm ngoài da: quả chuối xanh, cắt ngang, chà xát mạnh vào chỗ bị bệnh, sau đó, có thể chấm dịch chiết của vỏ cây núc nác, sẽ rất hiệu quả.

Thuốc quý từ cây chuối hột

Thuốc quý từ cây chuối hột
Trong các loài chuối, chuối hột (chuối chát) có hương vị kém hơn cả, nhưng lại được dùng làm thuốc phổ biến từ lâu trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Tất cả các bộ phận của cây chuối hột đều có tác dụng chữa bệnh tốt.

Củ chuối hột đem cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt miếng, giã nát, ép lấy nước uống chữa cảm nóng, sốt cao, háo khát, mê sảng. Củ chuối hột phối hợp với tầm gửi cây dâu, rễ cỏ tranh, thài lài tía, mỗi thứ 12g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày, chữa ho ra máu; với củ sả, tầm gửi cây táo hoặc vỏ cây táo, mỗi thứ 4g, sao vàng, sắc uống chữa kiết lỵ ra máu.

Đồng bào Thái ở Tây Bắc lại dùng củ chuối hột sắc uống với củ chuối rừng và rễ cây móc, mỗi thứ 10-12g để làm thuốc an thai.

Thân chuối hột còn non, cắt đoạn, nướng chín rồi ép lấy nước, ngậm với ít muối chữa đau nhức răng. Lõi thân cây già thái và giã nát, vắt nước uống sẽ làm tiêu khát, phát hãn hoặc đắp để cầm máu.

Lá chuối hột phơi khô 10g, mốc cây cau 20g, tinh tre 20g. Tất cả đốt tồn tính, tán nhỏ, hòa với nước uống chữa băng huyết, nôn ra máu.

Hoa chuối hột thái nhỏ, luộc hoặc làm nộm ăn để tăng tiết sữa ở phụ nữ mới sinh con và chống táo bón ở người cao tuổi.
 

Quả chuối hột còn non, thái mỏng, trộn với các loại rau sống, ăn với nộm sứa, gỏi cá để giảm vị tanh và đề phòng tiêu chảy. Quả chuối xanh còn ở trên cây đem cắt đôi hứng lấy nhựa bôi chữa hắc lào hoặc đem quả phơi, sấy khô tán nhỏ, rây bột mịn, dùng uống hàng ngày chữa viêm loét dạ dày với kết quả tốt.

Để chữa sỏi bàng quang, lấy quả chuối hột xanh thái mỏng sấy khô, sao vàng, hạ thổ trong vài ngày, mỗi lần dùng 50-100g sắc với 400ml nước, uống làm 2 lần trong ngày vào lúc no. Có thể dùng dạng nước hãm như pha trà mà uống.
 

Hạt chuối hột 200g giã nát ngâm với rượu 40 độ (1.000ml) trong 10 ngày để càng lâu càng tốt, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml vào trước bữa ăn hay trước khi đi ngủ, có thể thêm đường cho dễ uống. Thuốc có tác dụng giảm đau, tiêu sưng, chữa đau lưng, chân tay nhức mỏi, thấp khớp.

Có người đã dùng hạt chuối hột để tống sỏi với kết quả rất tốt. Dùng hạt chuối hột rang giòn, giã nát, rây bột mịn. Mỗi ngày dùng 2 thìa canh bột cho vào ấm tích chế nước sôi pha trà uống. Trong thời gian uống thuốc thấy có chất lắng đục ở đáy dụng cụ đựng nước tiểu qua đêm. Uống liên tục trong 30 ngày, sỏi ra hết thành những viên nhỏ.

Vỏ quả chuối hột 40g, phơi khô, sao hơi vàng, tán bột; quế chi 4g; cam thảo 2g tán bột. Trộn đều hai bột, luyện với mật làm viên, uống 2-3 lần trong ngày với nước ấm chữa đau bụng kinh niên. Hoặc vỏ quả chuối hột, rễ gai tầm xọng, vỏ quả lựu, rễ tầm xuân, mỗi thứ 20g; búp ổi 10g, phơi khô, sắc uống chữa kiết lỵ.

Theo tài liệu nước ngoài, nước sắc thân và lá chuối hột có tác dụng lợi tiểu chữa phù thũng. Nước hãm củ chuối hột uống mát, tiêu khát, giải độc, kích thích tiêu hóa. Lá bắc (lá màu đỏ bao bọc buồng chuối) và hoa chuối hột sắc uống làm thuốc bổ, mát phổi, tiêu độc. Quả chuối hột có tác dụng chữa đái tháo đường, viêm thận, tăng huyết áp.           

(Theo Sức khỏe & Đời sống)

Tận mục cách thuốc lá tàn phá, gây ung thư gan

(Kiến Thức) - Bên cạnh các nguyên nhân như nhiễm vi rút viêm gan, uống rượu rượu, tiếp xúc với độc tố… hút thuốc lá cũng tiềm ẩn mối nguy ung thư gan. 

Tận mục cách thuốc lá tàn phá, gây ung thư gan
Nhiều người nhầm tưởng độc tố trong thuốc lá chỉ tấn công sức khỏe lá phổi, gây ra các vấn đề về tim mạch. Thực tế, những chất độc trong khói thuốc còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan.
 Nhiều người nhầm tưởng độc tố trong thuốc lá chỉ tấn công sức khỏe lá phổi, gây ra các vấn đề về tim mạch. Thực tế, những chất độc trong khói thuốc còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan.

Đọc nhiều nhất

Tin mới