Thủ tướng: Phấn đấu chi 20% ngân sách nhà nước cho giáo dục

Báo cáo tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết sẽ phấn đấu bảo đảm 20% tổng chi ngân sách cho giáo dục; tập trung khắc phục bất cập của SGK, chương trình mới.

Thủ tướng: Phấn đấu chi 20% ngân sách nhà nước cho giáo dục
Đủ nguồn quỹ để cải cách tiền lương trong 3 năm
Báo cáo Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, sáng nay 23/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, việc thực hiện kế hoạch phát kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2023 diễn ra trong bối cảnh khó khăn, thách thức chồng chất.
Thu tuong: Phan dau chi 20% ngan sach nha nuoc cho giao duc
Thủ tướng Phạm Minh Chính báo cáo tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6.
Tình hình khu vực, thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, cạnh tranh, xung đột ngày càng gay gắt hơn; tăng trưởng kinh tế toàn cầu tiếp tục chậm lại; lạm phát vẫn ở mức cao; chính sách tiền tệ thắt chặt; tiêu dùng, thương mại, đầu tư suy yếu…
Tuy nhiên, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm. Tăng trưởng GDP quý III đạt 5,33%, tính chung 9 tháng đạt 4,24%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng 3,16%.
Thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt 75,5% dự toán, ước cả năm đạt và phấn đấu vượt dự toán được giao trong khi miễn, giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất khoảng 75 nghìn tỷ đồng.
Bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) và các chỉ tiêu về nợ công được kiểm soát thấp hơn giới hạn và ngưỡng cảnh báo theo Nghị quyết của Quốc hội.
Đáng chú ý, thúc đẩy tăng thu, tiết kiệm chi, trích lập quỹ tiền lương đến nay được khoảng 560 nghìn tỷ đồng bảo đảm đủ nguồn để cải cách tiền lương trong 3 năm 2024 - 2026 .
“Nhiều tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá cao kết quả và triển vọng của nền kinh tế nước ta và dự báo Việt Nam sẽ phục hồi nhanh trong thời gian tới. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 431 tỷ USD, tăng 1 bậc lên thứ 32/100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới”, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay.
Bảo đảm đời sống nhân dân, nhất là dịp Tết
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng Phạm Minh Chính thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, bất cập cần tiếp tục tập trung nỗ lực khắc phục. Tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra. Ổn định kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc do phải chịu nhiều áp lực từ bên ngoài. Sản xuất công nghiệp phục hồi chậm, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo.
Đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn; số lao động mất việc làm, giảm giờ làm, rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng cục bộ; lao động khu vực phi chính thức còn lớn; tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên còn cao . Tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế chưa được khắc phục triệt để.
Nguồn lực đầu tư cho giáo dục đào tạo còn hạn chế. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, cải cách sách giáo khoa chưa đáp ứng yêu cầu.
Từ những thực tế đó, nhiệm vụ, giải pháp trong những tháng cuối năm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay, sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Bảo đảm cung ứng các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là điện, xăng, dầu và ổn định thị trường, giá cả.
Nắm chắc tình hình, làm tốt công tác an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, bảo đảm đời sống cho người lao động, Nhân dân, nhất là trong dịp Tết.
Tập trung khắc phục những bất cập về chương trình, sách giáo khoa
Năm 2024, dự báo tình hình còn diễn biến phức tạp khó lường, nền kinh tế trong nước chịu “tác động tiêu cực kép” với thách thức nhiều hơn. Do đó, Chính phủ đặt ra mục tiêu cho năm 2024 là GDP tăng 6-6,5%; GDP bình quân đầu người đạt 4.700-4.730 USD; chỉ số CPI là 4-4,5%.
Giải pháp thực hiện mục tiêu là tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay; tập trung tín dụng cho các động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu)…
Thu tuong: Phan dau chi 20% ngan sach nha nuoc cho giao duc-Hinh-2
Quang cảnh phiên khai mạc. Ảnh: QH. 
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phong trào khởi nghiệp. Tiếp tục thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp.
Trong đó, tập trung khắc phục những hạn chế, bất cập về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, hoàn thiện phương pháp dạy và học, thi cử...; nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nhất là bậc đại học.
Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan tới tự chủ đối với mô hình tổ chức, hoạt động của các đại học; phấn đấu bảo đảm 20% tổng chi NSNN cho giáo dục, đào tạo.
Nhà nước tập trung đầu tư chiều sâu, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các trường đại học công lập ở một số lĩnh vực mang tầm cỡ khu vực và quốc tế; hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm.
Thủ tướng nhấn mạnh tới việc bảỏ đảm số lượng, chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Trình Quốc hội xem xét, ban hành Luật Nhà giáo; xây dựng Đề án phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao cho những ngành, lĩnh vực mới nổi, trong đó tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực chất lượng cao cho ngành sản xuất chip bán dẫn trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2030.

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, tỷ lệ dự toán chi thường xuyên NSNN cho GD&ĐT trong giai đoạn 2021-2023 được Quốc hội phê chuẩn đạt từ 13,81% đến 15,45%, giảm so với giai đoạn 2016-2020. Ngân sách trung ương chiếm 10,6% tổng chi NSNN cho giáo dục, do các Bộ, ngành trung ương trực tiếp quản lý, sử dụng. Trong đó, Bộ GD&ĐT chỉ trực tiếp quản lý 1,34 % tổng chi NSNN cho GDĐT, và chỉ đạt xấp xỉ 0,23% tổng chi ngân sách của cả nước.

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chuẩn bị bộ SGK của Nhà nước

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chuẩn bị nội dung một bộ sách giáo khoa của Nhà nước và khắc phục những hạn chế nêu tại Báo cáo giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chuẩn bị bộ SGK của Nhà nước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện ngày 16/8 yêu cầu các bộ liên quan và UBND các tỉnh, thành phố bảo đảm SGK và sách giáo viên kịp thời cho năm học 2023 – 2024.
Trong công điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT chỉ đạo, đôn đốc các nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK thực hiện rà soát, công tác biên soạn quy trình thực hiện và đấu thầu rộng rãi, công khai, minh bạch về việc in, phát hành SGK bảo đảm tăng chất lượng, giảm giá thành; thực hiện ngay kiểm tra, giám sát việc tổ chức biên soạn, đấu thầu, in và phát hành SGK.
Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chuẩn bị nội dung một bộ SGK của Nhà nước, khẩn trương có giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập nêu tại Báo cáo giám sát Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Trước đó, chiều 14/8, tại phiên thảo luận nội dung giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, dường như đang còn tồn tại những quan điểm khác nhau về bản chất và vai trò của SGK trong hoạt động dạy và học theo chương trình mới.
Theo ông Sơn, Nhà nước (Bộ GD&ĐT) nắm và trông coi chương trình thống nhất toàn quốc, đó là nội dung lõi của giáo dục, là pháp lệnh, còn SGK là học liệu, là công cụ, là cái hỗ trợ giáo viên để chuyển tải chương trình, thực hiện các yêu cầu môn học.
"Chương trình là duy nhất, thống nhất, học liệu là đa dạng và linh hoạt, vậy có cần một bộ SGK - tức một bộ học liệu của Nhà nước hay không?", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đặt câu hỏi.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đề nghị Đoàn giám sát cân nhắc, bỏ đề xuất của Đoàn giám sát Quốc hội với Chính phủ cuối tháng 7 về việc giao Bộ biên soạn một bộ sách giáo khoa của Nhà nước.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ không đồng tình quan điểm này. Theo Chủ tịch Quốc hội, cần phải tiếp tục xem xét, đánh giá kỹ vai trò của SGK, không chỉ là học liệu đơn thuần.
"Đương nhiên SGK có tốt đến mấy cũng không thể thay được cho người thầy, nhưng từ chương trình mới ra SGK... Bộ SGK quy định về nội dung, thể chế cái cốt lõi nhất của chương trình", ông Vương Đình Huệ cho hay.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị đánh giá kỹ hơn về chủ trương một chương trình nhiều bộ SGK, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn triển khai. 
Theo Chủ tịch Quốc hội, cần hiểu đúng về Nghị quyết 88 về đổi mới chương trình, SGK phổ thông. 
Theo tinh thần của Nghị quyết 88 của Quốc hội, Bộ GD&ĐT phải tổ chức biên soạn một bộ SGK đầy đủ (từ lớp 1 đến lớp 12, gồm 137 đầu sách). Các tổ chức, cá nhân khác được khuyến khích tham gia biên soạn SGK, một hoặc một số đầu sách theo khả năng, không nhất thiết phải biên soạn đầy đủ một bộ SGK.

Lộ trình thay sách giáo khoa được thực hiện từ năm 2020, bắt đầu với lớp 1. Năm học 2023-2024, ở cấp tiểu học, việc thay sách đã đến lớp 4, cấp THCS đến lớp 8, cấp THPT đến lớp 11. Việc thay sách sẽ hoàn tất vào năm 2025. Hiện có 3 bộ SGK của hai nhà xuất bản. Việc lựa chọn SGK sẽ do các trường quyết định.

>>> Mời quý độc giả xem video: "Hiểu đúng về sách giáo khoa trong chương trình mới":

(Nguồn: VTV24)

TS Nguyễn Thị Ngọc Minh: Cởi bỏ “vòng kim cô” sách giáo khoa

TS Nguyễn Thị Ngọc Minh, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, nếu quay trở lại một chương trình một bộ sách giáo khoa duy nhất sẽ khiến giáo dục tiếp tục luẩn quẩn trong “vòng kim cô”, có nguy cơ "đẽo cày giữa đường"..

TS Nguyễn Thị Ngọc Minh: Cởi bỏ “vòng kim cô” sách giáo khoa
Vừa qua, Đoàn giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông nhận định cần biên soạn một bộ sách giáo khoa của Nhà nước (do Bộ Giáo dục & Đào tạo chủ trì). Nhiều phụ huynh cho rằng, cần một bộ sách chuẩn thay vì nhiều bộ sách như hiện nay. Điều này đã làm dấy lên luồng tranh luận, về việc có nên quay trở lại chỉ có một bộ sách giáo khoa chuẩn như trước hay không.
Sách giáo khoa không còn là “vòng kim cô”

Bộ GD-ĐT đề nghị điều tra việc xuyên tạc ngữ liệu sách giáo khoa

Bộ GD-ĐT mới đây đã đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức đăng tải nội dung xuyên tạc về ngữ liệu trong sách giáo khoa.

Bộ GD-ĐT đề nghị điều tra việc xuyên tạc ngữ liệu sách giáo khoa
Thời gian qua, trên mạng xã hội lan truyền nhiều thông tin một số nội dung được cho là ngữ liệu trong sách giáo khoa như: “Giã gạo thổi cơm”, “Bắn Tung Tóe”, “Bạn An dũng cảm”, “Bé xách đỡ mẹ”, “Vẽ gì khó”,...

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.